Bánh tét mùng 3, bánh ít lăn dẻo thơm
Để bánh có màu xanh lá tự nhiên thì cứ vô tư nấu, nửa chừng chặt một tàu cau non bỏ vô nồi…
Theo thông lệ, quy ước không thành văn, bắc nồi bỏ bánh tét vô nấu là từ 10 giờ sáng ba mươi tháng Chạp. Còn nếu ba mươi bận làm việc khác thì sáng mùng 2, mùng 3 mới gói bánh, gọi là “bánh tét mùng 3″ thì cũng nấu từ 10 giờ sáng.
Để cho nhừ, giữ được lâu thì phải nấu tới mức, tức tới 11, 12 giờ đêm. Vớt ra phải ngâm qua nước lạnh, nguội rồi mới treo lên cây đòn tầm vông cho ráo nước. Bảo đảm không thiu, không mốc, xơi tới rằm tháng Giêng. Đòn nào, khoanh nào hơi trở thì đem phơi khô, chiên lên là xơi ngon lành…
Nguyên liệu làm bánh tét. Ảnh tư liệu
Để có đòn bánh tét ngon, ngoại tôi truyền bí kíp: Ngâm gạo nếp, đãi đậu xanh sao cho vừa mức. Nhà quen gói nhân sống. Mỡ thì phải chọn mấy miếng tươi ngon, mỗi miếng dài khoảng tấc rưỡi, 2 tấc, đem phơi một, hai nắng thấy trong trong là được.
Quyết định là lá gói. Chiều 28, 29 đã lấy sào móc giật mấy tàu lá chuối hột, rọc ra đem phơi cho dôn dốt. Gói với lá này, bảo đảm không thâm, không ảnh hưởng đến nếp, đậu bên trong. Cuối cùng là tay nghề gói chặt gói lõng, tém đầu bánh sao cho khéo, nhìn đòn bánh suôn từ trên xuống dưới. Không thôi mấy nhà hàng xóm họ thấy họ cười.
Giai đoạn cột dây lạt tước từ cọng chuối thì có tôi và mấy người phụ. (Giờ thấy mấy đòn bánh cột bằng dây nilon là tôi thấy dị ứng vô cùng!)
Để bánh có màu xanh lá tự nhiên thì cứ vô tư nấu, nửa chừng chặt một tàu cau non bỏ vô nồi…
Còn bánh ít, phải công phu hơn. Ngâm gạo nếp một ngày một đêm rồi chở hai thùng thiếc lên chỗ xay bột. (Ngày trước còn phải mang qua nhà ông cậu mượn cối đá quay tay để xay!). Xong đem về bỏ vô bao vải gọi là “bồng” bột, lấy thớt dằn đè cho ráo. Sau đó ngắt từng cục từng cục đem đi phơi trên cái xàng, cái nia. Bột như vậy mới là bột sạch, bột ngon.
Ngoại có nghề gói bánh ít lăn, tức có người lấy bột, vò xung quanh nhưn rồi bỏ vô lá gói, xong túm cho bánh nhọn cao. Trong tay tất nhiên có chút dầu ăn cho trơn láng…
Ngoại nói mấy người vụng hơn thì gói bánh ít theo kiểu “chằn hầu” hoặc túm đại…
Bánh ít không nấu mà hấp. Ngoại canh rất hay, bánh cái nào cái nấy trong xửng hấp lấy ra đều ráo, thơm, dẽo…
Củi đâu? Một, hai tháng trước nhà đã đi đốn cây về chất thành cự củi. Rồi bao nhiêu tàu lá dừa khô rụng cũng được gom lại chờ nấu bánh tét, bánh ít cuối năm…
Luộc bánh tét kinh nghiệm là phải đào lò, khoét sâu xuống dưới chỗ đặt nồi khoảng 2 tấc. Ảnh tư liệu
Để giữ lửa lúc nào cũng nóng hừng hực, tiết kiệm củi, kinh nghiệm tôi học được là phải đào lò, khoét sâu xuống dưới chỗ đặt nồi khoảng 2 tấc. Lửa âm từ dưới lên mới là lửa mạnh. Sau này thấy mấy nhà kê ba cục gạch, đặt lên cà ràng để nấu nồi bánh cỡ 10 – 12 tiếng mà thấy tiếc. Bánh không nhừ nó bời rời, không dẽo, không để được lâu…
Video đang HOT
Sau này, nhà không gói bánh nữa. Cực bà cố! Gần Tết, cứ đặt hàng người quen 1-2 cặp bánh tét, chục – hai chục bánh ít, đủ để cúng ông bà 3 ngày Tết.
Thời hiện đại, chuyển đổi số, quá nhiều tiện ích, dịch vụ lên ngôi. Công dân toàn cầu phải biến hóa, thích nghi, thích ứng theo thời thế thôi nhưng, mãi nhớ, cái thời lọc lá, vuốt nếp, gói gói cột cột thưở nào…
Mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết tươi lâu an toàn cho gia đình
Ngày Tết nhà nào cũng dự trữ rất nhiều thực phẩm, từ đồ sống đến đồ nấu chín và thường để chung trong tủ lạnh rất dễ gây hại cho người dùng.
Chính vì thế hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH sẽ mách bạn một vài mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết tươi lâu và an toàn hơn nhé!
1 Bánh chưng, bánh tét
Vào những ngày tết bánh chưng hay bánh tét thường được mọi nhà bảo quản trong tủ lạnh, tuy nhiên khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh bánh chưng, bánh tét sẽ dễ bị "lại gạo" nên chúng ta nên bảo quản ở nơi thoáng mát. Để bảo quản bánh tốt bạn có thể làm những điều dưới đây sau khi luộc xong.
Đầu tiên là bạn cần vớt bánh ra và rửa sạch lớp lá ngoài bằng nước lạnh cho hết nhựa rồi để ráo. Sau đó, xếp bánh thành nhiều lớp rồi dùng mâm hoặc vật nặng đè lên và ép cho nước ra bớt, sẽ giúp bánh chắc và mặt bánh bằng phẳng hơn.
Cuối cùng treo bánh chỗ khô thoáng, không bụi bặm, không ẩm ướt. Nếu lỡ cắt mà dùng không hết bạn cho vào hộp kín bỏ tủ lạnh, khi ăn đem chiên, hấp lại là được.
2 Lạp xưởng
Lạp xưởng khô không nên bảo quản trong tủ lạnh vì mỡ trong lạp xưởng sẽ dễ đông lại và ăn không ngon. Bạn nên bảo quản lạp xưởng trong thùng gạo hoặc bỏ trong hộp, rổ... và đặt một chén rượu vào giữa, mùi rượu sẽ đuổi ruồi kiến mà vẫn giữ được lạp xưởng tươi ngon.
Lạp xưởng tươi thì nên bỏ ngăn mát tủ lạnh, còn nếu muốn để lâu bạn có thể để ngăn đông dùng được tới 1 tháng đấy nhé!
Mỗi lần ăn bạn chỉ nên lấy ra 1 lượng vừa đủ rồi đem chế biến trong ngày, không nên bỏ lại tủ lạnh sau khi đã chế biến sẽ làm lạp xưởng bị khô, mất mùi thơm.
3 Các loại mứt hoặc trái cây khô
Các loại mứt hay trái cây khô là món ngọt không thể thiếu ở mọi nhà vào dịp tết, tuy nhiên chúng thường dễ chảy nước và mồi ngon của kiến. Và nhiều người nghĩ rằng bảo quản mứt trong tủ lạnh sẽ tốt hơn nhưng độ ẩm trong tủ sẽ làm mứt dễ bị mốc hơn.
Để bảo quản tốt mứt và trái cây khô bạn cho chúng vào hũ thủy tinh và đậy kín, dùng bao nhiêu thì lấy ra bấy nhiêu và tuyệt đối không bỏ lại hũ khi dùng không hết.
4 Dưa hành, củ kiệu
Dưa hành, củ kiệu là món ăn kèm trong ngày tết rất ngon, giúp bạn không có cảm giác ngán và để giữ lâu để dùng bạn thực hiện như sau.
Khi cắt gốc, bạn nên tránh cắt vào phần củ và sau khi rửa sạch phải để thật ráo, nếu ẩm sẽ dễ bị hư khi ngâm. Nên đun sôi nước để ngâm củ hành, củ kiệu, lưu ý là pha muối lượng vừa đủ, không quá mặn hoặc quá nhạt. Khi ngâm bạn có thể phơi nắng hũ củ hành hay củ kiệu để nó giòn hơn và có thời gian bảo quản lâu hơn.
Bạn để hũ dưa hành, dưa kiệu tầm khoảng 2 ngày cho đến khi hành kiệu thấm gia vị, đủ độ chua ngọt vừa ăn bạn có thể cho cả hũ dưa (nếu hũ nhỏ) hoặc vớt hành kiệu ra cho vào hộp đậy kín vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách này vừa giúp hành kiệu không quá chua mà ăn được lâu lại tăng thêm độ giòn giòn cho món dưa này.
5 Giò chả
Giò chả là thực phẩm dễ ôi thiu nhất, bạn có thể bảo quản được 5 - 7 ngày trong ngăn mát, ngăn cấp đông mềm của tủ lạnh, khi dùng chỉ cần cắt ra ăn trực tiếp.
Ngoài ra, bạn cũng cho được chả vào ngăn đông sẽ bảo quản được lâu hơn (nửa tháng đến 1 tháng), tuy nhiên sau khi rã đông nên luộc, hấp, chiên, rán lại trước khi ăn để giò chả đảm bảo được độ dai, giòn như ban đầu.
Nếu không bạn có thể bảo quản nơi khô thoáng, bạn bỏ lớp vỏ ngoài và đậy bằng rổ thoáng, tránh gió. Cách này chỉ nên sử dụng trong vòng 1-2 ngày (tùy vào thời tiết nắng nóng hay lạnh).
6 Thực phẩm nấu chín
Đối với thực phẩm nấu chín như thịt kho, cá kho, canh khổ qua... bạn để nguội và cho vào hộp đậy kín, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Đồ ăn chín được đậy kín sẽ không bị khô, bị lẫn mùi hoặc lây nhiễm vi sinh gây hư hại sang thực phẩm khác.
Cách bảo quản thực phẩm đã chế biến trong những ngày Tết Ngày Tết những bữa ăn truyền thống phải đầy đủ, ngon miệng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia mách cách bảo quản thực phẩm ngày Tết. Theo BS Phương, đối với ngày Tết, người dân thường mua nhiều thực phẩm để sử dụng từ trước và bảo quản trong tủ lạnh....