Bánh Tài Lồng Ệp Đặc sản nổi tiếng của Hạ Long
Đối với những ai đã có dịp tham quan thành phố Hạ Long xinh đẹp và khám phá ẩm thực Hạ Long, ắt hẳn đã nghe nói đến món đặc sản độc đáo tại đây – bánh tài lồng ệp (hay còn gọi là bánh tài lộc).
Món bánh dân dã, chân chất như chính người dân nơi đây đã gây ấn tượng không chỉ cái tên mà còn cả hương vị hấp dẫn, chiếm trọn trái tim không ít du khách có dịp nếm thử.
Đối với những ai đã có dịp tham quan thành phố Hạ Long xinh đẹp và khám phá ẩm thực Hạ Long, ắt hẳn đã nghe nói đến món đặc sản độc đáo tại đây – bánh tài lồng ệp (hay còn gọi là bánh tài lộc). Món bánh dân dã, chân chất như chính người dân nơi đây đã gây ấn tượng không chỉ cái tên mà còn cả hương vị hấp dẫn, chiếm trọn trái tim không ít du khách có dịp nếm thử.
Được thiên nhiêu ưu đãi cho nhiều thắng cảnh tươi đẹp như kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, những hòn đảo mang vẻ hoang sơ quyến rũ như Cô Tô, Quan Lạn… Quảng Ninh là một điểm đến lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên nếu du khách chỉ đến để tham quan cảnh đẹp mà quên đi thưởng thức những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của vùng đất này thì thật đáng tiếc. Một trong số các món ăn vừa gây ấn tượng ngay từ cái tên vừa có hương vị hấp dẫn là bánh tài lồng ệp.
Bánh tài lồng ệp có thể gọi bằng nhiều tên khác nhau như “tày nồng ệp”, “tài nồng ệp”, “bánh tổ”, “bánh cấu” hay “xì lồng cấu”, cũng có người gọi rất hay là bánh tài lộc. Đây là một món ăn được xem như đặc sản của người Sán Dìu ở Quảng Ninh. Dân tộc Sán Dìu sinh sống chủ yếu ở thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn… và rải rác một số tỉnh miền núi phía Bắc. Bánh tài lồng ệp cũng như các món ăn khác của người Sán Dìu, chúng được yêu thích cũng vì rất dân dã, dễ ăn và ngon miệng.
Nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản nhưng cách thức làm món bánh có cái tên lạ tai này lại khá cầu kỳ và phải qua nhiều công đoạn. Trước đây người ta thường làm bánh bằng cách đong đếm 7 phần nếp 3 phần tẻ nữa, thay vào đó họ dùng bột nếp cùng đường phèn hoặc mật mía. Cứ một kg bột là dùng nửa kg đường, cạo mỏng, đường nấu chảy với một ít nước gừng giã dập rồi nhào bột với nước đường gừng vừa nấu.
Công đoạn nhào khá mất thời gian, người làm bánh phải nhào đến khi thấy bột dẻo quánh không còn dính tay mới thôi. Sau đó dàn bánh lên lớp lá chuối, rắc lạc, vừng rang lên mặt bánh và thêm một lớp lá chuối khác, cuối cùng là cho bánh vào hấp. Bánh hấp tốn từ 6 tiếng đến 8 tiếng với bánh mỏng, và khoảng 12 tiếng với bánh dày. Chỉ cần xiên thử đũa qua bột bánh để thử, nếu bột dính vào đũa là chưa chín. Khi thành phẩm đã được đem ra khỏi nồi hơi nước, trong làn khói là thoang thoảng mùi hương vừa thơm vừa ngọt của gừng và đường phèn. Bánh tài lồng ệp có màu vàng nâu, trên mặt là lớp vừng lạc được rắc đều đặn trông rất ngon mắt.
Video đang HOT
Bánh tài lồng ệp hiện nay được bán rải rác ở nhiều nơi ở Quảng Ninh, nhưng địa điểm phải kể đến các hàng quán dọc con đường đi lên đền thờ Trần Quốc Nghiễn (hay đền Cửa Ông) thành phố Cẩm Phả. Trong đời sống người Quảng Ninh và đặc biệt là Sán Dìu, món bánh thơm dẻo này không chỉ là một thức quà ăn vặt, ăn chơi mà còn là thứ bánh để cúng những dịp lễ tết. Sau ngày lễ, ngán ngẩm với đủ các thể loại món ăn, người ta mới thèm miếng bánh tài lồng ệp mà hạ bánh trên bàn thờ xuống cắt ra thành miếng đem nướng hoặc rán. Khách đến nhà thăm hỏi, bánh tài lồng ệp còn đóng vai trò như thức quà vừa sang vừa nhã khi đưa đẩy được câu chuyện cùng với việc nhâm nhi cốc chè xanh.
"Thổ địa" ăn đặc sản Hạ Long ở những quán nào?
Nhắc tới đặc sản Hạ Long thì chẳng thể bỏ qua bánh cuốn chả mực, sữa chua trân châu... Nhưng ăn ở đâu ngon và chất thì chỉ "thổ địa" mới biết!
Bánh cuốn chả mực
Bánh cuốn nóng hổi thưởng thức cùng chả mực giã tay thơm nức là đặc sản Hạ Long rất được lòng thực khách gần xa. Ảnh: Review Quảng Ninh
Không giống bánh cuốn Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá, người Hạ Long ăn bánh cuốn với chả mực. Chả mực vừa chiên thơm nức, cắn vào nhưng giòn dai. Vị mực tươi ngập tràn khoang miệng. Thế mà mix cùng bánh cuốn mềm mướt, nước chấm chua ngọt... lại "cuốn" tới bất ngờ. Chính bởi thế, bánh cuốn chả mực đã trở thành đặc sản danh bất hư truyền ở đất mỏ.
Ở Hạ Long, chắc chẳng khó để tìm được một quán bánh cuốn chả mực nhưng nổi tiếng và hút khách nhất vẫn là quán gốc bàng hay bà Ngân, bà Yến...
Bún bề bề
Một bát bún bề bề nóng hổi, nước thanh ngọt, bề bề chắc nịch... sẽ xua tan mỏi mệt mỏi trên chặng đường từ xa về Hạ Long. Ảnh: Foody
Bề bề có nơi gọi là tôm tích, tôm thuyền... Phần thịt bề bề rất thơm, chắc ngọt nên không chỉ Hạ Long - Quảng Ninh mà Hải Phòng, Thanh Hoá... cũng có nhiều món ngon từ bề bề. Nhưng do thổ nhưỡng mỗi vùng một khác, bề bề mỗi nơi cũng có hương vị rất riêng.
Món bún bề bề đặc sản Hạ Long có nước dùng trong, vị ngọt thanh, thường được ăn kèm rau cần hoặc rau cải. Người Hạ Long sành điệu hay ăn bún bề bề tại các quán như Đông Bắc (khu phố Hải Phượng, Hồng Hải), Khánh Tuyền (Giếng Đáy), quán Loan Thúy (Nguyễn Văn Cừ)...
Sam
Con sam không phải vùng biển nào cũng có hay người dân đều biết chế biến thành món ngon. Ở Hạ Long - Quảng Ninh, sam là đặc sản với các món như chả sam, chân sam, trứng sam, nộm sam, sam xào sả ớt, chân sam xào, sam xào dứa...
Nhà hàng hải sản nào ở Hạ Long cũng có thực đơn các món sam nhưng "đình đám" nhất có lẽ là sies quán "chuyên dụng" như sam chợ Hạ Long hay sam Hùng Mít, sam bà Tỵ...
Bánh patiso và cháo trai
Đây là hai món ăn vặt mà "thổ địa" Hạ Long thường giới thiệu với những vị khách khôn miệng nhưng lại thích lê la quán xá vỉa hè. Bánh patiso khá giống với bánh gối ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc khác. Vỏ bánh giòn, nhân làm từ thịt bằm, miến, giá, tôm... và ăn cùng nước mắm chua ngọt. Thêm dăm ba cọng rau sống, các bạn sẽ thấy "bon mồm", đỡ ngán hơn.
Quán hàng ở Hạ Long hay bán patiso cùng cháo trai. Sát biển nên trai làm nhân cháo rất giòn và đậm vị, đáng để thử ngay 1 bát dù du lịch Hạ Long trong mùa hè nắng nóng! Các bạn cứ ghé chợ Hạ Long 1 và chợ Hạ Long 2 (hay còn gọi là chợ Loong Toòng) - "thiên đường quà vặt" của Hạ Long để thưởng thức những món ăn đường phố này.
Sữa chua trân châu
Sữa chua trân châu đã trở thành món ăn "đại diện" Hạ Long, được "xuất khẩu" tới nhiều tỉnh thành. Ảnh: toplist.
Những năm gần đây, món sữa chua này bỗng dưng trở thành đặc sản Hạ Long và được "xuất khẩu" tới nhiều tỉnh thành nhờ các chuỗi franchise lớn nhỏ. Nhưng ở thành phố biển, dân sành ăn chỉ chọn một vài quán điển hình, đã "chung thuỷ" với món giải khát này hàng chục năm như Tuấn Liên, cô Nghi, cô Dung, Nhất Long, cô Cương...
Sữa chua chân trâu Hạ Long "chính hãng" có vị chua dịu, thơm và dẻo. Người ta chỉ ăn kèm với những hạt chân trâu dẻo dai, rưới thêm chút cốt dừa béo ngậy... chứ không mix các vị hoa quả như các nơi khác.
Bánh coóc mò - thức bánh giản dị đại diện cho tinh hoa ẩm thực của người Tày Món bánh dân dã, dẻo thơm của người Tày khiến du khách thêm nặng lòng sau những chuyến du lịch về Thái Nguyên. Bánh coóc mò thường xuất hiện trong tiệc thôi nôi của trẻ con người Tày ở Thái Nguyên. Bánh được đặt trong bàn tay của trẻ nhỏ với lời chúc hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, mạnh khỏe. Trong...