Bánh sắn Phú Thọ – Một thời để nhớ
Mỗi khi nhắc đến bánh sắn, trong trái tim người con Phú Thọ lại trào dâng một cảm xúc khó tả, bởi đó là cả một ký ức tuổi thơ, cả một trời thương nhớ về những năm tháng vất vả đã qua.
Thời đó, chỉ có món bánh sắn nhân đũa. Gọi là bánh sắn nhân đũa bởi thời khó khăn bánh làm gì có nhân. Để cho bánh chín nhanh, chín đều thì lấy chiếc đũa trọc một lỗ giữa bánh nên gọi là bánh sắn nhân đũa. Giờ thì không còn bánh sắn nhân đũa nữa, thay vào đó là nhân đậu xanh, nhân thịt, hành và mộc nhĩ băm nhỏ nên mùi vị thơm ngon, béo ngậy.
Bánh sắn Phú Thọ không còn là món ăn nhà nghèo
Bánh sắn Phú Thọ có cả bánh sắn ngọt và bánh sắn mặn. Bánh sắn mặn thì thường cầu kỳ hơn bánh sắn ngọt một chút. Bánh nhân ngọt nguyên liệu là: đỗ xanh dừa, nhân đậu đen, đậu đỏ, nhân chuối, nhân lạc vừng,…Còn bánh sắn nhân mặn nguyên liệu chủ yếu là: thịt, đậu xanh; nhân thịt, mộc nhĩ; nhân trứng kiến,…
Bánh sắn ngon phải chọn được nguyên liệu tốt
Để làm ra những chiếc bánh ngon, trước tiên phải chọn được nguyên liệu tốt đó là loại sắn nếp củ trắng, thân mập có nhiều bột, vị ngọt thơm, khi luộc sắn bở tung trắng xốp. Cách làm loại bánh này khá đơn giản: Sắn bóc vỏ, rửa sạch, lọc bỏ xơ dùng bàn mài sắn thành bột đánh nhuyễn. Vắt lấy bã còn nước để lắng gạn lấy tinh bột rồi nhào bã cùng tinh bột cho mịn nhuyễn, nắn thành từng chiếc bánh nhỏ xinh.
Vỏ bánh phải chọn từ củ sắn ngon có nhiều bột khi luộc lên bở tung trắng xốp
Video đang HOT
Để làm được bánh sắn ngon, cũng cần có những bí quyết riêng: Từ khâu nhào bột người làm bánh cũng phải thật tinh tế, nước sôi đun sẵn sẽ được dội từ từ vào chậu bột khô, vừa dội nước vừa dùng đũa đảo nhanh tay để bột hòa vào với nước. Sau khi nước và bột quyện lại với nhau, nhào thật kỹ đến khi bột thật dẻo. Càng nhào kỹ bánh sẽ càng dẻo và ngon.
Phần nhân bánh cũng chiếm vai trò quan trọng tạo nên độ ngon của bánh. Nhân bánh gồm: Thịt mỡ, hành tươi, đỗ xanh bỏ vỏ nấu chín. Phi hành mỡ thơm cùng đỗ xanh, thịt mỡ nêm gia vị cho vừa để làm nhân bánh. Bột sắn nặn thành những chiếc bánh xinh xinh hình tròn hoặc khum dẹt, dùng lá chuối bọc bên ngoài từng chiếc bánh để khi xôi bánh không bị dính vào nhau.
Bánh sắn nhân thịt với mộc nhĩ
Lần lượt xếp bánh vào nồi đồ xôi. Đun nồi xôi nhỏ vừa để bánh chín đều. Sau 40 phút bánh sẽ lên mùi thơm ngậy của sắn nếp và nhân đậu thịt. Khi bóc chiếc bánh, bên ngoài có màu xanh nhạt từ màu xanh của lá chuối, bên trong bánh có màu trắng và ở giữa là nhân.
Bánh sắn nặn xong được cuốn bên ngoài bằng lá chuối hơ qua lửa
Rồi cho vào nồi hấp khoảng 30′ là chín
Bánh sắn không phải cao lương mỹ vị, không dành cho các dịp lễ đặc biệt mà chỉ là một món ăn hết sức bình dân, quê kiểng. Nhưng giữa thời mà ẩm thực bung nở vô vàn món từ Âu đến Á như hiện nay thì hình như bánh sắn hơi khó tìm, mà tìm được bánh sắn ngon rồi thì sẽ khó quên được hương vị của nó.
Bánh sắn tuổi thơ
Chiếc bánh có màu nâu đỏ, phần bột dẻo và ngọt, phần nhân đậu đỏ bùi bùi là một phần ký ức tuổi thơ "giàu có" của đám trẻ con chúng tôi.
Bánh sắn có màu nâu đỏ, phần bột dẻo và ngọt, phần nhân đậu đỏ bùi bùi
Ngày xưa, xóm nghèo nhà tôi là xóm chuyên làm bột lọc để bán khắp chợ. Nhà nào cũng có nương để trồng sắn, loại sắn ba trăng củ nhỏ nhưng nấu ăn rất ngon hoặc loại sắn Ấn Độ củ to nhưng hơi đắng, ăn dễ say nhưng cho rất nhiều bột.
Tuổi thơ tôi lớn lên bên đống sắn trước sân nhà và những thau bột bên giếng nước. Nhiệm vụ của mấy đứa con nít là cạo vỏ sắn. Chúng tôi được trang bị một cái dao cạo bằng thanh tre. Cứ vậy, từ củ sắn này đến củ sắn khác màu nâu sì được cạo trắng bóc.
Trong những năm tháng tuổi thơ đó, sau những buổi ngồi cạo vỏ sắn đến "rục cùi thúi cuống", chúng tôi thường được mệ hoặc mẹ thưởng cho những chiếc bánh sắn ngọt ngào. Đó là món vô cùng yêu thích mà chúng tôi được ăn ngày còn thơ ấu.
Để làm món bánh sắn, mẹ tôi thường chọn củ sắn ba trăng. Dễ thôi, chỉ cần ra vườn nhổ một bụi là đã đủ. Rồi mẹ lột vỏ và bắt đầu mài. Dụng cụ mài sắn là một tấm tôn được đập phẳng và đục lỗ. Phải khéo léo để mài những củ sắn vào "tấm tôn" này, nếu sơ hở dễ bị đứt tay chảy máu.
Sau khi mài sắn xong, mẹ vắt bớt nước bột, chỉ lấy phần xác sắn, đường bánh đã được giã mịn rồi mẹ cho vào sắn trộn đều.
Phần nhân là nắm đậu đỏ, mẹ bắt lên bếp hầm trước cho mềm và khô lại, sau khi đậu mềm mẹ cũng trộn vào xíu muối và đường.
Mấy đứa chúng tôi ra vườn lấy lá chuối vào hơ trên bếp lửa cho lá được mềm, không bị rách khi gói rồi rọc lá và xé vừa đủ một chiếc bánh.
Sau khi đã chuẩn bị đâu vào đó, mẹ bắt đầu gói bánh bằng cách cho phần xác sắn đã trộn đường vào lá, rồi múc một muỗng đậu cho vào làm nhân và gói như bánh lọc. Mấy đứa chúng tôi phụ mẹ bằng cách cột hai cái bánh vào nhau để khỏi bung lá.
Gói xong, mẹ sắp bánh vào cái rá, rồi bỏ vào nồi và bắt đầu đặt lên bếp hấp. Nhiệm vụ của mấy đứa chúng tôi là ngồi canh lửa cho đến khi bánh chín.
Có lần, mẹ hào phóng còn cho cả dừa xắt sợi vào trộn với bột. Những lần như vậy khá hiếm hoi, nhưng bánh sắn có trộn thêm dừa ăn ngon hơn nhiều.
Bánh chín, lấy ra để nguội để bánh được cứng hơn rồi mẹ mới đem chia cho mỗi đứa vài cái như là phần thưởng. Còn chúng tôi, mỗi đứa mỗi phần nhưng cứ ăn nhin nhín vì sợ hết.
Năm tháng qua đi, xóm nghèo giờ không còn ai làm nghề mài sắn, mùi nước chua hay mùi thum thủm của sắn thúi không còn nữa, chỉ còn trong ký ức những chiếc bánh sắn và mùi vị của ngày xưa là chạm đến vị giác mỗi lần nhớ về, để hôm nào đó về quê, nhìn thấy trong chợ quê mẹt bánh sắn mà nhớ tuổi thơ với phần thưởng ngọt ngào.
Nhớ món canh tôm rau đắng Giữa phố đông người, tình cờ nghe bài hát "Còn thương rau đắng mọc sau hè" của cố nhạc sĩ Bắc Sơn, bao nhiêu ký ức tuổi thơ ùa về trong tôi. Nhớ bàn tay ân cần của mẹ nấu bát canh rau đắng với tôm, nhớ mỗi lần bị cảm sốt mẹ vội tìm rau đắng nấu với lá xông hay gội...