Bánh Ngải – đặc sản độc đáo của đồng bào Tày
Bánh ngải được đồng bào Tày chế biến từ xa xưa, vào mỗi dịp quan trọng trong năm người Tày sẽ chế biến bánh ngải để gia đình cùng ăn và thiết đãi khách quý.
Bánh được bọc trong lá chuối đem hấp cách thủy sơ qua rồi mới thưởng thức. (Ảnh: meibunnyhouse)
Để chế biến được món bánh ngải, đồng bào Tày dùng hai nguyên liệu chính là gạo nếp nương dẻo thơm và rau ngải. Ngải vốn là loại rau được người Tày trồng nhiều trong vườn nhà hoặc mọc hoang nhiều ở ven suối nên lúc nào cũng sẵn có. Người Tày thường lựa loại gạo nếp trồng trên nương rẫy, dẻo, trắng và thơm ngon để làm bánh.
Công đoạn chế biến bánh ngải khá cầu kỳ. Rau ngải sẽ là nguyên liệu quyết định làm nên món bánh ngải. Người Tày hái ngọn non của rau ngải, rửa sạch, cho vào nồi đun với nước tro khoảng một giờ.
Sở dĩ ninh lá ngải với tro của cây nứa hoặc vỏ đỗ xanh vì như thế lá ngải sẽ nhanh nhừ, giữ được màu xanh tươi chứ không bị vàng úa. Sau khi ninh, lá ngải được vớt ra, rửa sạch với nước lã cho sạch tro rồi giã nhuyễn, vo thành từng viên lá ngải màu xanh đậm.
Đối với gạo, phải vo sạch, ngâm nước ấm từ 4-8 giờ, sau đó đem đi đồ xôi. Khi đồ xong, cho xôi vào cối giã cùng lá ngải đã giã nhuyễn trước đó. Cần lưu ý là sau khi được xôi phải đem giã ngay thì mới cho mẻ bánh mềm, mịn và dẻo. Khi bánh đã nhuyễn, chuyển sang màu xanh sẫm khá bắt mắt, người ta dùng tay nặn thành từng chiếc bánh tròn. Muốn bánh không dính tay, người nặn bánh sẽ thoa ít dầu ăn lên lòng bàn tay.
Bánh ngải có nhân. (Ảnh: meibunnyhouse)
Bánh ngải của người Tày có hương vị rất đặc biệt tưởng chừng như khó ăn mà thực sự không phải như vậy. Đó là sự kết hợp giữa thơm dẻo của bột nếp, vị mát, hơi tê tê không hề đắng của ngải cứu, dễ ăn và không ngấy; nhân đường và vừng ngọt đậm đà. Vị hăng hăng, thơm thơm rất lạ của lá ngải dung hòa cái dẻo, ngọt, thơm của nếp đường.
Video đang HOT
Miếng bánh làm ta liên tưởng đến sự tươi non của đồi nương, sự hoang dã của núi rừng, như gói cả mùa xuân mát trong. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể nào quên mùi vị của loại bánh dân dã này.
Trước đây, loại bánh này chỉ được người Tày làm trong những dịp lễ tết quan trọng, nay với sự ưa thích của thực khách trong nước, đặc biệt là khách du lịch, món bánh này đã được làm phổ biến, trở thành quà tặng rất có ý nghĩa.
Bánh ngải được chia làm 2 loại, loại có nhân và loại không nhân. Nếu làm bánh có nhân thì việc chuẩn bị nhân bánh có tính quyết định. Nhân bánh ngải thường được làm từ đỗ xanh hay lạc. Trộn đều đỗ xanh với đường phèn, sau đó đồ cho chín đỗ. Còn nếu dùng lạc thì sẽ băm nhỏ lạc rồi chưng cùng với đường, vừng để phần nhân thêm đậm đà và cuốn hút. Cũng có nơi, nhân bánh ngải được làm từ hạt vừng rang giã nhỏ trộn lẫn đường phên, sau đó đảo qua lửa cho đường chảy ra rồi để nguội để có độ sánh đặc.
Đắm mình vào "thiên đường" đồ ăn quận Hoàn Kiếm
Không chỉ sở hữu nhiều điểm đến lý tưởng để vui chơi dành cho giới trẻ, quận Hoàn Kiếm còn "chiếm lĩnh" không ít món ăn ngon mà bạn nhất định phải thử.
Đã là "tín đồ" của ẩm thực thì chắc hẳn bạn đều biết rằng mỗi quận huyện đều có một vài món ăn ngon được xem là "đặc sản". Vậy quận Hoàn Kiếm đang "nắm trong tay" những "siêu phẩm" nào mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua khi ghé nơi đây?
Quận Hoàn Kiếm đang sở hữu vô vàn món ăn ngon "trứ danh". (Ảnh: Intagram)
Cháo sườn Lý Quốc Sư
Nằm ngay gần Nhà Thờ Lớn, ngoài những quán trà chanh nổi đình nổi đám ở đây thì bạn nhất định phải thử món cháo sườn trứ danh trên con phố Lý Quốc Sư đấy nhé.
Cháo ở đây được nấu vô cùng sánh mịn, thơn ngon, sườn sụn ninh nhừ, ăn một miếng như tan ngay trong miệng. Dù trời hè có chút nóng nực hay mùa đông se lạnh thì một bát cháo sườn, thêm chút quẩy giòn, rắc thêm tiêu ớt và thưởng thức thì còn gì hấp dẫn hơn.
Món cháo sườn nổi tiếng phố Lý Quốc Sư. (Ảnh: Intagram)
Giá thành rẻ, món ăn lại hấp dẫn như thế này thì tại sao lại không thử nhỉ. (Ảnh: Intagram)
Giá khoảng 20.000 đồng/bát
Phở Thìn
Nhắc tới Hà Nội thì chắc chắn người ta phải nhắc tới phở, thậm chí bạn bè thế giới còn ghi nhận, phở là món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt. Và quán phở Thìn có tuổi đời 67 năm, nép mình trong ngõ nhỏ trên phố Đinh Tiên Hoàng chính là "đặc sản" mà ai ghé qua đây cũng nên một lần thử thưởng thức.
Phở ở đây được đầu bếp chế biến với nước dùng ngọt trong, thơm vị bò vô cùng đặc trưng. Phần thịt bò tái được dần mềm, tẩm ướp với mắm, gừng, tiêu nên vô cùng đậm đà. Bát phở nóng hổi, thơm lừng bốc lên nghi ngút khỏi, thêm vào đó chút dấm tỏi, tương ớt thôi là trọn vị Hà Thành rồi đấy.
Phở Thìn nằm trong con ngõ nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng. (Ảnh: Intagram)
Tô phở thơm lừng gia truyền qua ba đời nhà chủ quán. (Ảnh: Intagram)
Giá khoảng 40.000 - 70.000 đồng/bát
Bò nầm nướng Mã Mây
Nếu bạn đang băn khoăn không biết tối đến sẽ ăn gì tại quận Hoàn Kiếm thì tại sao không lựa chọn món bò nầm nướng trên phố Mã Mây nhỉ? Nằm trên đoạn đường khá đông đúc và nhiều quán ăn nhưng bò nầm nướng tại Mã Mây vẫn thu hút một lượng khách cực lớn đến với mình dù là mùa hè hay đông.
Đồ ăn tại đây được phục vụ khá đa dạng, từ nầm, thịt bò, ba chỉ heo, sụn, lòng, dạ dày...tùy theo ý thích của khách hàng lựa chọn. Món ăn được nhà hàng tẩm ướp vừa vặn, nướng trên chảo găng, ăn kèm rau củ, bánh mì. Đây được đánh giá là món ăn phù hợp cho những ngày tiết trời mát mẻ.
Món bò nầm nướng hấp dẫn được bao người yêu thích. (Ảnh: Intagram)
Ngồi nghe tiếng xì xèo của đồ nướng, mùi thơm bốc lên nghi ngút, nghĩ thôi đã muốn ăn ngay rồi. (Ảnh: Intagram)
Giá khoảng 100.000 - 150.000 đồng/người
Bún thang ngõ Hàng Chỉ
Nhiều người ví von rằng món bún thang giống như con người Hà Nội, thanh tao nhưng lại vô cùng cầu kì và tỉ mỉ. Quả thực cũng chẳng sai chút nào, nếu như bạn từng thưởng thức món bún thang một lần thì sẽ nhớ mãi hương vị nhẹ nhàng, thanh thanh nhưng đầy tinh tế và tỉ mẩn trong từng thực phẩm ở tô bún này.
Nước dùng của món bún thang được dùng từ nước luộc gà, tôm he. Kèm với đó là giò lụa, trứng tráng thái nhỏ như sợi chỉ, nấm hương, củ cải, thịt gà cũng được cắt và xé sợi, thêm vào chút hành lá, rau răm thì mới đủ vị. Tất cả đều được bày biện đẹp mắt trên tô rồi chan nước dùng nóng hổi, mọi thứ hòa quyện vào nhau và cùng tạo nên hương vị đầy tinh tế.
Bún thang được xem là món ăn tinh hoa của Hà thành. (Ảnh: CTV)
Đây được xem như thứ đồ ăn trang nhã, thanh tao nhất Thủ đô. (Ảnh: Intagram)
Giá khoảng từ 30.000 đồng/bát
Đây chỉ là một vài món ăn đặc trưng nổi tiếng tại quận Hoàn Kiếm mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Bên cạnh đó thì còn vô vàn món ngon từ mặn tới ngọt được đông đảo du khách và tín đồ ẩm thực yêu thích. Hãy cùng theo dõi YAN mỗi ngày để cập nhật những món ngon khắp mọi miền đất nước nhé!
Cá lác ngoách đặc sản của vùng biển Kim Sơn Cá lác ngoách ở vùng quê xứ biển Kim Sơn Ninh Bình đã trở thành đặc sản quý hiếm bởi nó chỉ có ở những bữa cơm của người dân vùng biển mà chưa từng được bước chân lên thành phố. Cá lác ngoách đặc sản của vùng biển Kim Sơn Cá lác ngoách Kim Sơn Ninh Bình: Cá lác ngoách ở Kim...