Bánh giậm đen: Lạ mà quen
Những chiếc bánh có vị béo ngậy của thịt mỡ, mằn mặn của nhân lạc, vị ngọt mặn mà của đường đỗ, và đặc biệt bánh có màu đen huyền của bánh gai, dậy mùi thơm của lúa nếp mới trổ bông tạo nên hương vị vừa lạ lại vừa dân dã khó quên…
Những chiếc bánh có vị béo ngậy của thịt mỡ, mằn mặn của nhân lạc, vị ngọt mặn mà của đường đỗ, và đặc biệt bánh có màu đen huyền của bánh gai, dậy mùi thơm của lúa nếp mới trổ bông tạo nên hương vị vừa lạ lại vừa dân dã khó quên…
Cứ đến độ cuối thu, cả cánh đồng tràn ngập một màu vàng tươi thì lúc đó người dân quê tôi lại bước vào vụ thu hoạch lúa. Những bông lúa căng mẩy gặt xong được phơi khô và cất vào kho, còn rơm của cây lúa nếp bó lại thành từng bó nhỏ, để khô và cất dự trữ, đợi đến ngày rằm tháng 10 thì tổ chức ăn mừng lúa mới.
Trong những ngày này người dân quê tôi thường làm bánh giậm đen, thứ bánh đặc trưng chỉ có ở vùng cao Xứ Lạng.
Để làm được bánh ngon, phải rất kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu tạo màu, nhân và cách gói bánh.
Video đang HOT
Sau mỗi vụ gặt, mẹ thường chọn những khóm lúa nếp mọc ở gần bờ vì cây cao và tốt hơn hẳn đám lúa trong ruộng, sau đó phơi khô để đến khi làm bánh thì đốt rơm lấy tro. Tro làm bánh được đốt trong một chiếc chậu sắt sạch sẽ, đốt xong thì lọc lấy phần mịn nhất và đem đun sôi khoảng 10 phút, sau đó bắc ra để nguội.
Bột để làm bánh là bột gạo nếp mới, đem ra nhào thật nhuyễn với nước tro rồi nặn thành từng chiếc bánh nhỏ, để ra mâm cho săn lại, sau đó cho nhân vào.
Bánh giậm ngon nhất là được hấp bằng hơi nước trên than hồng. Nhân thường là nhân thịt ba chỉ thái mỏng, hoặc nhân lạc, nhân đỗ xanh nấu vừa cạn nước, sau đó bắc xuống hấp cho đến khi chín, đảo thấy tơi là được, phi thêm ít hành khô để đến lúc gói thì trộn đều với nhân.
Lá để gói bánh phải là lá chuối xanh hái lúc trời sáng còn đọng hơi sương hoặc hái khi chiều tối, lúc đó lá chuối tươi và vẫn còn giữ được lớp phấn bạc trên lá, đem về tước ra thành những phần bằng nhau, mỗi phần vừa đủ cuốn hai chiếc bánh. Trước khi gói, bánh được lăn qua lớp mỡ lợn chín, vừa để tạo độ bóng vừa để bánh không bị dính vào lá. Công đoạn gói bánh phải thật khéo, gói sao cho khít nếu không hơi nước sẽ đọng lại trong lá làm bánh bị nhạt màu.
Bánh giậm chỉ được hấp bằng hơi nước chứ không thể luộc, khi hấp phải căn đủ thời gian cho bánh vừa chín tới thì bắc ra để nguội chứ không được để lâu vì bánh sẽ bị nhão, ăn không ngon. Khi chín, bánh chuyển sang màu đen huyền như màu bánh gai nhưng vẫn giữ được mùi thơm của tro lúa nếp, khác hẳn với những loại bánh khác.
Người Tày vùng cao chỉ làm bánh vào các dịp lễ và khi có khách quý tới nhà, nếu bạn đến mà được mời ăn bánh này thì điều đó chứng tỏ lòng hiếu khách của chủ nhà.
Trong tiết trời se lạnh cuối thu, còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức những chiếc bánh có vị béo ngậy của thịt mỡ, mằn mặn của nhân lạc, vị ngọt mặn mà của đường đỗ, và đặc biệt bánh có màu đen huyền của bánh gai, nhưng lại dậy mùi thơm của lúa nếp lúc mới trổ bông tạo nên một hương vị thật đậm đà, khó quên…
Giòn thơm bánh xíu páo Nam Định
Những sáng sớm mùa đông, được cầm trên tay chiếc bánh xíu páo nóng hổi, vàng ươm để thưởng thức, lớp vỏ giòn rụm, mềm mại và lớp nhân thơm nức béo ngậy bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị và khó có thể quên được hương vị vừa lạ vừa quen của loại bánh này.
Bánh xíu páo hay xíu báo là một quà vặt có nguồn gốc Trung Hoa, theo chân cộng đồng Hoa kiều khá đông đảo sống ở phố Khách, Nam Định (nay thuộc phố Hoàng Văn Thụ và phố Lê Hồng Phong, TP Nam Định) đã từ rất lâu và dần được xem là món quà vặt dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn với du khách khi tới thăm mảnh đất này.
Thoạt nhìn, bánh xíu páo có hình dáng bên ngoài như bánh bao chiên. Vỏ bánh vàng ươm, có thể bóc ra từng lớp mỏng có phần giống với vỏ bánh pía của Sóc Trăng. Nhân bánh là nhân thập cẩm rất thơm và ngậy, gần giống như nhân bánh nướng vào dịp rằm Trung thu.
Nguyên liệu làm bánh xíu páo chỉ là những nguyên liệu đơn giản, thân quen, gồm bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn cùng một số gia vị đặc trưng như tiêu, dầu hào, ngũ vị hương, mật ong... Tuy nhiên, để làm nên bánh xíu páo đúng điệu còn tùy thuộc vào bí quyết của mỗi gia đình.
Vỏ xíu páo được làm từ bột mì. Công đoạn làm vỏ bánh đòi hỏi sự cầu kỳ, khéo léo và kỹ thuật cao của người nhào bột và nặn vỏ bánh.
Vỏ bánh đạt tiêu chuẩn là sau khi nướng xong phải đảm bảo vừa có độ giòn mà không bị vỡ nát, các lớp mỏng xếp chồng lên nhau tạo độ mềm cho bánh. Trước khi nướng, người làm bánh còn quét lên bề mặt vỏ bánh một lớp dầu và lòng đỏ trứng đã đánh tan để bánh chín đều, tạo màu vàng hấp dẫn cho bánh.
Nhân bánh được làm từ thịt xá xíu xắt hạt lựu, mỡ lợn, mộc nhĩ, trứng gà luộc và các gia vị. Bằng cách ướp thịt lợn thăn với tỏi băm nhỏ, dầu hào, ngũ vị hương cùng mật ong rồi rán lên cho tới khi hỗn hợp chuyển sang màu nâu sậm người làm bánh sẽ có món thịt xá xíu.
Thịt này được xắt hạt lựu, trộn với mộc nhĩ, mỡ lợn thái hạt lựu và hạt tiêu. Mỗi chiếc xíu páo sẽ được cho thêm nửa quả trứng gà luộc.
Mùi thơm nức, giòn giòn, dai dai của thịt xá xíu đậm đà, vị béo ngậy của mỡ lợn, vị ấm nồng của hạt tiêu và vị bùi bùi của trứng gà quyện với vỏ bánh vừa giòn vừa mềm khiến ai một lần thưởng thức cũng khó mà quên được dư vị ấy.
Xíu páo càng ngon hơn khi thưởng thức lúc còn nóng. Đặc biệt, vào những ngày đông lạnh giá, được ngồi bên bạn bè, người thân, nhâm nhi chiếc xíu páo thơm ngậy thì còn gì tuyệt vời bằng.
Vịt quay mắc mật - Món ăn gây "thương nhớ" nơi biên ải Với vị thơm ngon đặc trưng, cộng thêm cảm giác giòn rụm, béo ngậy khó cưỡng, vịt quay mắc mật là món ăn gây "thương nhớ" bất cứ thực khách nào. Đặc sản trứ danh Ẩm thực Việt Nam vốn rất đa dạng, mang nhiều nét đặc trưng vùng miền. Ở bất cứ nơi đâu trên dải đất hình chữ S này đều...