Bánh dày – lễ vật trong cưới hỏi của người Tày
Tại Việt Nam, nghi thức cưới hỏi ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những nét riêng, mang bản sắc văn hóa độc đáo. Đối với người Tày, ngoài trầu cau, trà nước, rượu, xôi, gà… thì bánh dày luôn là lễ vật bắt buộc trong mỗi lễ cưới.
Khóc thét trước những món đồ kỳ lạ được “hoàng thượng” tha về cho chủ “Đầm lầy cầu vồng” đẹp như chốn thần tiên chỉ người may mắn mới bắt gặp Ngỡ ngàng trước bản làng người Dao, thích hợp cho chuyến trải nghiệm du lịch ộng đồng
Ngay từ xa xưa, tư tưởng về dựng vợ gả chồng của người Tày đã khá tiến bộ khi hầu hết các chàng trai, cô gái Tày đều có thể tự do tìm hiểu trước khi xin phép cha mẹ hai bên về “chung một nhà”.
Khi đó, gia đình chàng trai sẽ cử người sang nhà gái xin được “xem duyên số” của đôi trẻ bằng cách mang họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người con gái nhờ thầy Tào giúp đỡ, chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ ăn hỏi, sau đó là đám cưới. Ngày ăn hỏi, nhà trai phải chuẩn bị lễ sang nhà gái. Hai bên sẽ cùng bàn bạc, thống nhất việc tổ chức đám cưới cho đôi trẻ, trong đó có việc thỏa thuận các lễ vật nhà trai phải đem sang nhà gái.
Bánh dày được nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái trước lễ cưới.
Video đang HOT
Bà Nông Tuyết Loan (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) cho biết xưa đồ lễ thường chỉ là lợn, gà, xôi nếp, tiền mặt… nhưng bây giờ có thêm cả thuốc lá, bia, nước ngọt. Nhưng thời nào thì đồ lễ cũng không thể thiếu bánh dày. Số lượng bánh dày dùng làm sính lễ trong đám cưới phụ thuộc vào số lượng họ hàng nhiều hay ít, do nhà gái và nhà trai tự thỏa thuận.
“Theo tục lệ ở địa phương tôi thì thường nhà gái sẽ yêu cầu nhà trai lấy tiền mặt, 120 cái bánh dày nhỏ, mâm lễ cúng bàn thờ tổ tiên gồm có 2 con gà luộc, 2 chai rượu có dán giấy đỏ ở cổ chai. Nếu trong gia đình có các em của cô dâu chưa dựng vợ gả chồng thì nhà trai phải có cây hoa lì xì cho các em. Riêng bánh dày thì có quy định rồi, đó là quà của gia đình chú rể cho anh em, họ hàng thân thích bên nhà gái, mỗi gia đình một cặp, rồi đến khi cặp vợ chồng trẻ sinh em bé, những người được phát bánh họ sẽ đem 1 cái chân giò hoặc một con gà sống và 12 bơ gạo nếp đến thăm trong thời gian cháu gái mình ở cữ” – bà Nông Tuyết Loan nói.
Khách mời là họ hàng thân thích đến dự đám cưới, mỗi người sẽ được chia một cặp bánh mang về.
Vài hôm trước ngày cưới, không khí chuẩn bị tại nhà chú rể sẽ hết sức náo nhiệt. Gia chủ sẽ nhờ những người phụ nữ trong dòng họ, những người trong làng đến để giã bánh dày. Ai cũng vui vẻ đến giúp gia đình vì đây là dịp để mọi người trong họ, trong làng bày tỏ niềm vui, chúc phúc cho con cháu mình.
Gạo được chọn để giã bánh dày là gạo nếp ngon, sau khi gạo được đồ chín sẽ cho vào những chiếc cối bằng gỗ để giã nhuyễn rồi đem ra nặn. Theo bà Nông Thị Khiến (xã Chu Trinh, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng), đối với bánh loại nhỏ, nhân bánh là vừng đen giã mịn trộn với đường mật hoặc nhân đỗ xanh. Riêng cặp bánh to nhất, còn gọi là cặp “bánh mẹ” (péng me) không có nhân. Bù lại, sẽ lấy mực từ nước quả mồng tơi chín nhuộm một mặt để có màu đỏ tím, mặt còn lại viết lên chữ “phúc” hoặc chữ “hỷ”.
Bà Nông Thị Khiến cho biết, tục lấy bánh dày làm lễ cưới của người Tày có từ xa xưa rồi, nhưng bây giờ không nặng nề như ngày xưa nữa. Tùy vào từng nhà, có nhà thì yêu cầu lấy 100 cái bánh để phát họ, còn một số gia đình chỉ yêu cầu nhà trai lấy bánh để cúng bàn thờ tổ tiên. Bánh đặt lên bàn thờ thì được làm to hơn, gọi là bánh mẹ và chỉ yêu cầu lấy 1 đôi, còn bánh phát họ thì to bằng cái bát con, phát cho mỗi gia đình 1 đôi. Có gia đình thì yêu cầu nhà trai đem bánh dày sang từ hôm ăn hỏi để phát họ, nhưng cũng có nhiều gia đình chỉ yêu cầu gói gọn trong ngày cưới để phát cho những người đã mời đến lễ ăn hỏi.
Trước lễ cưới một ngày, nhà trai sẽ mang bánh dày sang nhà gái và phần lớn số bánh dày này sẽ được chia cho khách mời đến dự đám cưới, mỗi người một cặp. Cụ Nguyễn Thị Lụy (xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) cho biết, riêng người Tày ở xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, đồ lễ được mang sang nhà gái trước hôm cưới một ngày (trước hôm đón dâu gọi là “Đam lệ”). Hôm đó bên nhà gái chờ họ hàng sang rồi mang bánh ra ăn cùng nhau, chỉ để lại 2 cái bánh cốm, 2 cái bánh dày và 2 cái bánh chưng để hôm đón dâu cúng tổ tiên. Tất cả đồ lễ thịt lợn, gà, bánh trái đều được nhà trai mang sang nhà gái từ ngày “Đam lệ”.
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, có thời điểm ở một số vùng đồng bào Tày, Nùng việc “đòi lễ” là bánh dày được coi là không cần thiết và gây phiền phức. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với xu hướng tìm về những giá trị truyền thống của dân tộc như trang phục, ẩm thực, nhiều gia đình cũng quay trở lại với tục lệ chia quà cho khách dự cưới là bánh dày. Tùy điều kiện, thời gian của nhà trai, số lượng bánh có thể chỉ mang tính tượng trưng nhưng nhất thiết phải có cặp “bánh mẹ” (péng me) để dành dâng cúng trên bàn thờ tổ tiên, cầu mong may mắn, sức khỏe cho đôi vợ chồng trẻ; mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm cho bản, cho làng.
Bánh dày - Đặc sản của người Mông ở Điện Biên
Tết của đồng bào Mông không thể bỏ qua đặc sản bánh dày: món quà thiên nhiên ban tặng, tượng trưng cho trái đất tròn, môi trường sinh thái trong lành.
Thưởng thức hương vị thơm ngon, thuần khiết của bánh dày nhưng ít ai nghĩ làm bánh dày của người Mông kỳ công ra sao, kén chọn chất liệu làm bánh như thế nào?
Tết của đồng bào Mông đúng dịp vùng cao thu hoạch mùa màng xong: lúa đã vào bồ; ngô, lạc, đậu tương chất đầy góc nhà... Không khí xuân tràn ngập núi rừng: lộc xuân biếc xanh từng đầu cành, hoa đào nở thắm các sườn núi, hoa mận trắng vườn và các nam nữ thanh niên Mông trong những bộ trang phục đẹp nhất du xuân, tìm hiểu bạn đời. Bà con các bản xa có dịp thăm hỏi nhau, mổ lợn, gà ăn Tết vui xuân kéo dài cả tháng và qua cả Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc.
Thưởng thức hương vị thơm ngon, thuần khiết của bánh dày nhưng ít ai nghĩ làm bánh dày của người Mông kỳ công ra sao, kén chọn chất liệu làm bánh như thế nào?
Nguyên liệu làm bánh dày hoàn toàn là quà tặng từ thiên nhiên: Thóc nếp nương được chọn phải là nếp gien gốc vùng cao, dẻo, thơm, không được pha tạp. Gạo đồ cơm làm bánh dày được giã thủ công, nên khi phơi sấy cũng phải đủ nhiệt độ; nghĩa là không quá nắng để hạt gạo không gẫy nát, thơm ngon, vẫn còn lớp màng mịn bám ngoài hạt gạo tăng hương thơm cho bánh.
Nếp được đồ chín, hơi cơm tỏa thơm khắp bản (mỗi mẻ giã bánh dày tùy theo người làm song thường là 10 kg nên phải đồ cùng lúc 2 chõ xôi). Chõ xôi được đổ cả vào cối giã nhuyễn khi hơi cơm vẫn nghi ngút bốc, hương thơm cơm mới quyến rũ lan tỏa. Cối giã bánh dày được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột như thuyền độc mộc. Chày giã bánh dày có 2 đầu, cán ở giữa, quá trình giã được xoa mỡ chống dính. Những thanh niên khỏe mạnh, trai tráng được chọn giã bánh dày, còn phụ nữ chuẩn bị lá gói bánh.
Những tàu lá giong rừng xanh đậm, được rửa sạch bằng nước suối đầu nguồn, lau khô bằng khăn sạch. Quá trình giã, các thanh niên khéo léo dùng chày đẩy dồn cuộn cơm dẻo về một phía sau đó giã lại theo chiều "cuốn chiếu" để cơm nhuyễn đều.
Cơm càng giã kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn, dính quyện lấy nhau. Lúc này các thanh niên nam gác chày, nhường công đoạn gói bánh cho phụ nữ. Những cuộn xôi được giã mịn màng, trắng ngần, còn nóng hổi được vo tròn, xếp vào lá giong. Màu trắng mịn như bột lọc, nổi bật giữa nền xanh của lá tạo màu sắc hấp dẫn.
Bánh dày để được rất lâu, có thể nướng trên bếp than củi hồng chấm cùng mật ong hoặc cắt thành miếng rán giòn, miếng bánh phồng to nhìn rất hấp dẫn, thưởng thức có hương vị đặc biệt. Ngày xuân, thưởng thức bánh dày dân tộc Mông vừa không ngán, vừa giữ được bản sắc văn hóa của món ăn cổ truyền của dân tộc.
Cách nấu canh bánh dày ozoni Nhật Bản thơm ngon, hấp dẫn Canh bánh dày Ozoni tỏa khói nghi ngút trong bếp trở thành tập quán ẩm thực vào ngày đầu tiên của năm mới tại Nhật Bản như một nghi lễ đón chào mùa xuân. Cùng đồng hành với Bếp 360 để khám phá cách nấu canh bánh dày Ozoni thơm ngon, hấp dẫn cực đơn giản tại nhà nhé! Nguyên liệu *Nguyên liệu...