Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử

Theo dõi VGT trên

“Do nhu cầu cấp thiết, bệnh nhân cần thở oxy quá nhiều nên chúng tôi tìm cách chế ra nhiều ống thở cho một bình oxy. Sáng chế này xuất phát từ việc chia oxy cho hồ nuôi cá tại nhà”, bác sĩ Hiếu nói.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 1

Theo bác sĩ Phan Trung Hiếu ( Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM) đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến số 6, việc chế ra hệ thống cung cấp oxy cùng lúc cho nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 không phải vì bệnh viện thiếu oxy mà chỉ thiếu đồng hồ chia oxy. Mỗi bình oxy chỉ dùng cho 1 bệnh nhân, nhưng các bác sĩ chế ra một bình dùng từ 5 đến 6 bệnh nhân.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 2

“Ban đầu chúng tôi gặp nhiều khó khăn do sử dụng đầu chia oxy bằng nhựa, các đầu nối với ống thở hở khiến oxy bị xì. Sau đó, chúng tôi lên mạng tìm hiểu và mua các đầu chia oxy bằng inox, có van đóng mở, nên công việc gặp rất nhiều thuận lợi”, bác sĩ Hiếu cho biết.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 3

Để đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ oxy cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến, hàng ngày các chuyến xe chở hàng trăm bình oxy tập kết ngay lối đi phía sau của bệnh viện, mỗi bình oxy có trọng lượng khoảng 60 kg (trong đó là 10 kg khí oxy).

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 4

Các bình oxy sau khi vận chuyển đến bệnh viện dã chiến được lực lượng hậu cần đưa lên từng phòng để kịp thời cung cấp cho bệnh nhân. Sau khi vận chuyển lên các phòng bệnh, lực lượng nhân viên hậu cần được phun khử khuẩn cẩn thận để tránh lây lan dịch bệnh.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 5

“Thuận lợi của việc chia nhiều đầu dẫn thở oxy là giải quyết nhu cầu cấp thiết của bệnh nhân, bệnh nhân cần oxy là có thở liền. Nếu không chế ra như thế thì mỗi bệnh nhân phải dùng 1 bình, phòng 6 bệnh nhân thì dùng 6 bình, như thế sẽ mất nhiều nguồn nhân lực, mất thời gian và các bình oxy sẽ chiếm diện tích phòng của bệnh nhân”, bác sĩ Hiếu chia sẻ.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 6

Bác sĩ Hiếu dùng bộ đàm thường xuyên nhắc nhở các nhân viên phòng điều hành kiểm tra và cung cấp đầy đủ bình oxy để phục vụ kịp thời bệnh nhân.

Tại Bệnh viện dã chiến số 6, không riêng bác sĩ Hiếu mà hầu hết các y, bác sĩ khác ngoài nhiệm vụ chăm sóc và điều trị cho hàng nghìn F0, họ còn làm tất cả các việc như: bưng bê giường bệnh, sửa điện, nước… lo cho bệnh nhân từng miếng ăn đến giấc ngủ.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 7

“Đối với các bệnh nhân nặng, bệnh nhân có triệu chứng thì oxy là vấn đề cực kỳ quan trọng, cấp thiết cho quá trình điều trị. Bệnh nhân không có oxy là rất khó, oxy được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Nên khi có sự cố, chúng ta phải nhanh, không được chậm trễ”, bác sĩ Hiếu đang trong phòng điều hành nhưng nhận được sự cố oxy cung cấp cho bệnh nhân, bác sĩ Hiếu tay cầm mỏ lết vội vã chạy lên tầng 4 khắc phục.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 8

Bác sĩ Hiếu hướng dẫn các bạn điều dưỡng khắc phục những sự cố cơ bản trong quá trình cung cấp oxy cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Hiếu, oxy chính là biện pháp đầu tay để giành giật sự sống cho bệnh nhân mắc Covid-19, không cung cấp oxy kịp thời người bệnh sẽ trở nặng và điều trị không đúng cơ chế bệnh nhân sẽ trở nên nguy kịch, dẫn đến t.ử v.ong cao.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 9

Bác sĩ Hiếu lấy ống cung cấp oxy cho vào nước để ước lượng oxy đến mũi bệnh nhân khoảng bao nhiêu lít trong một phút. Qua đó, canh chỉnh phù hợp oxy cho bệnh nhân. “Oxy quý như vàng, chúng tôi phải canh chỉnh lại cho phù hợp với từng bệnh nhân, không để oxy thất thoát trong quá trình điều trị”, bác sĩ Hiếu chia sẻ.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 10

Trước cửa phòng điều trị bệnh nhân F0, bác sĩ Hiếu ghi chú đầy đủ các lỗi cần lưu ý khi cung cấp oxy cho bệnh nhân, anh nhắc nhở các điều dưỡng phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi cẩn thận các bình oxy.

Video đang HOT

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 11

Một bình oxy, một đồng hồ áp lực dùng cho một bệnh nhân là tiêu chuẩn bình thường. Tuy nhiên, với số lượng bệnh nhân đông, cơ sở vật chất không đáp ứng kịp, nên các bác sĩ đã có những giải pháp tình thế, đó là dùng 1 bình oxy và 1 đồng hồ áp lực để chia ra nhiều đầu oxy cho các bệnh nhân cùng chia sẻ.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 12

“Từ 1 bình oxy có thể thở được 5 đến 6 bệnh nhân, trước mắt là có thể duy trì sự sống cho bệnh nhân, có oxy kịp thời nên nhiều bệnh nhân từ nặng chuyển thành nhẹ, hoặc có nhiều bệnh nhân tuy chưa cải thiện, thậm chí tình trạng nặng hơn là do bệnh lý của họ chứ không phải do họ thiếu oxy, những trường hợp này chúng tôi đã chuyển xuống hồi sức cấp cứu để các bác sĩ tiếp tục điều trị và đã có một số bệnh nhân tiến triển tốt. Chưa có bệnh nhân nào cần oxy mà chúng tôi không cung cấp kịp thời”, bác sĩ Võ Nguyên Bảo – (Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM), người cùng bác sĩ Hiếu sáng chế thành công hệ thống cung cấp oxy cùng lúc cho nhiều bệnh nhân Covid-19.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 13

Theo bác sĩ Bảo, trong tình hình dã chiến chúng ta không nên đòi hỏi, những điều kiện tối ưu bình thường được thành ra khi có quá nhiều bệnh nhân, yêu cầu của bệnh nhân nhiều hơn cơ sở vật chất hiện tại thì chúng ta phải tìm ra phương pháp để đáp ứng, xoay sở cho bệnh viện dã chiến.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 14

“Sáng bệnh nhân gặp mình, họ khỏe, họ vui vẻ, có thể đi tới đi lui được nếu thời điểm đó mình đo oxy có thể ở ngưỡng giữa bình thường và bất thường. Cho nên mình phải cực kỳ cảnh giác, chỉ cần đến chiều họ than mệt, hụt hơi, khó thở chứng tỏa oxy tuột xuống rất thấp, chỉ số SpO2 giảm. Nên chúng tôi dùng dụng cụ đo oxy, lâu lâu cặp SpO2 cho bệnh nhân, khi bệnh nhân có triệu chứng suy hô hấp thì đưa xuống phòng thở oxy, kích hoạt phát đồ điều trị Covid-19 cho bệnh nhân”, bác sĩ Bảo nói.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 15

Theo bác sĩ Bảo, việc thông khí và thiếu m.áu nó bất tương hợp dẫn đến việc oxy trong m.áu giảm. Đặc biệt, đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì tình trạng giảm oxy thầm lặng, thậm chí khi oxy giảm khá nhiều nhưng nhìn bề ngoài bệnh nhân chỉ có cảm giác hơi mệt nhẹ, hụt hơi nhưng thực sự oxy m.áu họ đã giảm khá nhiều. Trong giai đoạn đó nếu chúng ta cung cấp oxy kịp thời mới có cơ hội cứu mạng bệnh nhân.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 16

“Vấn đề oxy là biện pháp đầu tay, sống còn nên việc đầu tiên là phải cho bệnh nhân thở oxy, để cải thiện hô hấp. Vì cơ chế của bệnh nhân mắc Covid-19 gây ra phản ứng viêm làm tổn thương màn phế nang mao mạch khiến cho việc trao đổi khí giảm dẫn đến giảm oxy trong m.áu. Nên hầu hết các phòng cấp cứu, những nơi điều trị, bình oxy luôn túc trực bệnh cạnh bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2″, bác sĩ Võ Nguyên Bảo chia sẻ.

Bác sĩ sáng chế bình oxy đặc biệt giúp hàng trăm F0 vượt cửa tử - Hình 17

Ông Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng- Điều trị bệnh nghề nghiệp, phụ trách Bệnh viện Dã chiến số 6 (TP Thủ Đức), cho biết, Bệnh viện dã chiến số 6 từ tầng 1 được nâng lên tầng 3 (có khả năng tiếp nhận và điều trị những bệnh lý nhẹ và trung bình) làm giảm số lượng F0 quá nhiều ở các bệnh viện tuyến quận, huyện và làm giảm tải các bệnh viện tầng tháp cao.

“Không phải bệnh viện thiếu oxy mà là thay vì 10 người mang 10 bình oxy thì cần nhiều nhân lực, sau sáng chế bệnh viện chỉ cần mang 1 bình oxy có thể phục vụ từ 5 đến 10 người. Trong môi trường khó khăn và hạn chế trang thiết bị nhưng các bác sĩ luôn tìm tòi và sáng tạo những phương pháp tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19″, ông Hoàng nói.

3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu và "nhật ký vượt cạn" của sản phụ F0

7h tối, dãy hành lang dẫn đến phòng mổ, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vang lên tiếng lọc cọc của xe đẩy cấp cứu và những bước chân rất gấp của các y bác sĩ.

"Sản phụ diễn biến xấu rất nhanh, có dấu hiệu suy thai, cần phải mổ cấp cứu gấp", một bác sĩ nhận định tình hình.

Nằm trên xe đẩy, sản phụ L.T.K. lả dần đi, chút sức lực còn lại chị dành hết cho việc hít thở thật sâu, nhưng lạ thay gắng sức đến mấy cơ thể cũng dường như không nhận thêm chút dưỡng khí nào. Thế nhưng trong tình huống "ngàn cân treo sợi tóc này", điều mà chị nghĩ đến không phải sự an nguy của bản thân, mà là cô con gái đang mang trong bụng.

Thời điểm này, mẹ con sản phụ K. đã bước vào cuộc hành trình đối đầu với căn bệnh Covid-19 được hơn 10 ngày. Thế nhưng, cuộc chiến ác liệt nhất của chị và con gái vẫn còn ở phía trước.

Bước vào cuộc chiến với Covid-19

Chị K. là một cô giáo tiểu học ở bản Tân Lập, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Vừa tháng 8 năm trước, gia đình chị đón niềm vui lớn khi chị mang thai sau 11 năm chạy chữa hiếm muộn.

Càng gần ngày dự sinh, hy vọng và niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ lại càng lớn dần lên. Thế nhưng điều không ai ngờ lại xảy đến ở tuần thai thứ 34.

3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu và nhật ký vượt cạn của sản phụ F0 - Hình 1

Chị L.V.K. (trái) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

"Đó là một buổi sáng đầu tháng 5, tôi nhận được thông báo 1-2 giờ nữa sẽ được đưa vào khu cách ly vì một cô giáo trong trường đã có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Hành trang lên đường cũng chẳng có gì nhiều ngoài tư trang, mấy bộ quần áo, vì tôi và cả nhà đều nghĩ chỉ vào cách ly xong 14 ngày rồi ra", chị K. mở đầu câu chuyện, "Ai ngờ đi biền biệt cả mấy tháng trời!".

10 giờ tối cùng ngày, nhận kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 từ một cán bộ y tế kèm theo lời nhắn "Chuẩn bị lên đường xuống bệnh viện thành phố", mặt chị biến sắc, sự lạc quan ban sáng bị thay thế hoàn toàn bằng nỗi sợ.

Thứ cảm xúc tiêu cực này lại tăng lên gấp bội khi ngay ngày hôm sau, người sản phụ trẻ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

"Thức dậy sau giấc ngủ trưa, tôi cảm thấy người mệt mỏi bất thường, cổ họng hơi rát. Lúc đó rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến con", chị nhớ lại.

Cảm thấy bản thân mất phương hướng, chị bấm máy gọi ngay về nhà. Thế nhưng những lời động viên từ xa lúc này của chồng cũng không giúp vơi đi nỗi lo nặng trĩu trong lòng người mẹ trẻ là bao.

3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu và nhật ký vượt cạn của sản phụ F0 - Hình 2

Ca mổ đẻ cấp cứu được tiến hành khi tình trạng của sản phụ L.V.K. diễn tiến xấu nhanh.

Ngày thứ tư điều trị tại Điện Biên, tình trạng của chị K. tiếp tục nặng hơn, dấu hiệu lá phổi bị tổn thương cũng ngày một hiện rõ thông qua nhịp thở gấp.

Đ.ánh giá tiên lượng không tích cực, cộng với việc ngày dự sinh của sản phụ này cũng đang đến gần, các bác sĩ quyết định chuyển chị sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Chuyến xe xuất phát lúc 3h chiều ngày 18/5, đưa mẹ con sản phụ K. rời thành phố Điện Biên thẳng tiến về Hà Nội. Suốt hành trình kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ, chị chẳng thể nào chợp mắt, phần vì say xe, phần vì đường về nhà của hai mẹ con lại xa thêm một đoạn.

"Tâm trạng của tôi lúc đó rất hỗn độn. Tôi lo lắng vì biết tình trạng của mình đã nặng hơn, nhưng ngược lại cũng có những ý nghĩ tích cực khi được chuyển lên bệnh viện tuyến đầu, nơi hai mẹ con sẽ được điều trị tốt hơn", chị K. kể.

Cuộc đua với Covid-19 trong phòng mổ cấp cứu

"Bệnh nhân suy hô hấp, đã mang thai 35 tuần và có dấu hiệu suy thai", đó là chẩn đoán bước đầu của hội đồng chuyên môn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về tình trạng của sản phụ K. thời điểm vừa nhập viện.

Là ca bệnh đặc biệt, các phương án điều trị cho sản phụ K. nhanh chóng được xây dựng để có thể dự phòng cho mọi tình huống. Một ca mổ đẻ cấp cứu có thể phải thực hiện trong nay mai cũng là kịch bản được tính đến.

3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu và nhật ký vượt cạn của sản phụ F0 - Hình 3

Xuyên suốt ca mổ, các y bác sĩ phải bóp bóng để hỗ trợ hô hấp cho sản phụ K.

Mỗi ngày trôi qua, tình trạng của chị nặng lên thấy rõ. Người mẹ trẻ lại càng thêm suy sụp khi cảm nhận thấy từng cái đạp của con cũng ngày một yếu hơn.

"Từ hôm chuyển viện tới trước ca phẫu thuật, tôi gần như không thể ngủ. Lòng tôi như có lửa đốt vì lo cho con, bởi cháu là tất cả với vợ chồng tôi", giọng người phụ nữ bỗng nghẹn lại.

Kịch bản xấu nhất cuối cùng cũng đã xảy ra, đêm 21/5, chị K. suy hô hấp nặng. Sự sống của thai nhi bị đe dọa trực tiếp vì người mẹ thiếu oxy. Các bác sĩ lập tức hội chẩn, chỉ định mổ cấp cứu để giữ an toàn cho cả mẹ và con.

"Những bóng áo bảo hộ màu trắng, màu cam thấp thoáng sau ánh đèn mổ sáng lóa", đó là những hình ảnh cuối cùng mà chị còn nhớ về lần vượt cạn đầu tiên của mình.

3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu và nhật ký vượt cạn của sản phụ F0 - Hình 4

Em bé chào đời khỏe mạnh sau ca mổ dài một giờ đồng hồ.

Thời khắc sản phụ chìm vào "giấc ngủ dài", cũng là lúc cả ê-kíp mổ gồm các y bác sĩ từ Khoa Cấp cứu, Sản, Nhi, Gây mê bước vào một cuộc đua sinh tử với Covid-19.

Theo lời kể của người trong cuộc, tính khẩn cấp của ca mổ này không phải tính bằng giờ, mà là bằng phút, bởi cả thai nhi và sản phụ đều đang yếu dần.

Qua lớp kính bảo hộ đã mờ đi phần nào vì hấp hơi, các y bác sĩ Khoa Sản tập trung cao độ để thực hiện ca mổ vừa nhanh, vừa chính xác. Trong khi đó, 2 thành viên khác của ê-kíp liên tục bóp bóng hỗ trợ hô hấp cho sản phụ K.

3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu và nhật ký vượt cạn của sản phụ F0 - Hình 5

B.é g.ái chào đời nặng khoảng 2,8 kg.

Sau hơn một giờ đồng hồ, vị bác sĩ sản khoa đóng mũi chỉ cuối cùng. Ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. B.é g.ái nặng gần 2,8 kg cất tiếng khóc chào đời ngay trên tuyến đầu chống dịch, mang lại niềm hạnh phúc vỡ òa cho các blouse trắng. Tuy nhiên, cuộc chiến chưa phải là đã kết thúc.

Với tình trạng suy hô hấp nặng, sản phụ K. được chuyển ngay sang Khoa Hồi sức tích cực để can thiệp thở máy. Trong khi đó, con gái chị được đưa đến Khoa Nhi bằng lồng ấp để chăm sóc đặc biệt.

3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu cứu sống người mẹ trẻ

Tỉnh dậy giữa khu điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, chị K. nửa tỉnh, nửa mê vì tác dụng của t.huốc a.n t.hần, ký ức gần như trống rỗng. Thấy có người đi lại gần chị muốn ra hiệu nhưng cơ thể lại không nghe theo sự điều khiển của mình.

3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu và nhật ký vượt cạn của sản phụ F0 - Hình 6

Sau khi ca mổ thành công, b.é g.ái được đưa xuống Khoa Nhi chăm sóc còn sản phụ K. được chuyển Khoa Hồi sức tích cực.

Vài ngày sau, khi sức khỏe đã tiến triển rõ rệt và cai được máy thở, các y bác sĩ bắt đầu kể cho chị nghe những câu chuyện về hành trình đặc biệt của hai mẹ con, mà chị đã "bỏ lỡ" suốt thời gian hôn mê.

Đó là hơn 3 tuần liền thở máy xâm nhập, 9 lần lọc m.áu với sự giám sát 24/24h của các y bác sĩ để giúp chị thoát nguy kịch; đó là câu chuyện 2 nữ điều dưỡng Khoa Nhi đã vắt sữa của mình, thay chị nuôi con trong những ngày đầu đời; và quan trọng nhất là tin con chị hoàn toàn khỏe mạnh, đã được đưa về Điện Biên cho ông bà chăm sóc.

3 tuần thở máy, 9 lần lọc m.áu và nhật ký vượt cạn của sản phụ F0 - Hình 7

Gói sữa 2 điều dưỡng Khoa Nhi dành tặng con sản phụ K.

Chị chia sẻ: "Cuộc gọi đầu tiên để gặp con, cổ tôi nghẹn lại không nói được gì, nước mắt cứ thế chảy ra, tay thì mân mê màn hình điện thoại để như được chạm vào cháu".

Hành trình như một giấc mơ!

Cuộc phỏng vấn tạm gián đoạn vì tiếng khóc của trẻ con.

"Ngoan, mẹ thương!", chị K. nhẹ nhàng dỗ con rồi tiếp tục mạch chuyện: "Điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xong, tôi lại về Điện Biên cách ly thêm 21 ngày nữa, tính ra chỉ vừa về nhà với cháu chưa tròn một tuần. Trộm vía, cháu ăn ngoan bây giờ đã được hơn 5 kg. Đôi lúc ngẫm lại cả hành trình cứ như một giấc mơ".

"Cháu tên là Lường Hạ Vy. "Hạ" là mùa cháu được sinh ra, từ "Vy" để kỷ niệm cuộc chiến với Covid-19, mà hai mẹ con đã cùng nhau vượt qua. Hy vọng rằng, thử thách đầu đời này sẽ giúp con kiên cường hơn khi trưởng thành", chị cười nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 triệu chứng cảnh báo gan nhiễm mở ở phụ nữ
12:16:01 27/05/2024
Nguy hiểm tính mạng vì món ăn tưởng chừng vô hại
10:04:38 28/05/2024
Các phương pháp điều trị thalassemia
22:26:12 27/05/2024
Các lựa chọn tốt nhất nhằm thay thế protein dạng bột sau khi tập luyện
14:14:44 28/05/2024
Liệu pháp tế bào: Đột phá mới trong điều trị bệnh tiểu đường
22:13:38 27/05/2024
Hạt hồng xiêm mắc kẹt trong phổi nữ bệnh nhân suốt 20 năm
12:12:00 27/05/2024
Ăn thực phẩm chứa chất nhũ hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
13:35:35 27/05/2024
6 giờ cân não cứu ca bệnh dập nát chân
22:10:28 27/05/2024

Tin đang nóng

Phương Thanh tự đăng ảnh con gái 19 t.uổi xinh đẹp, vóc dáng từ xa chẳng thua người mẫu
23:03:36 28/05/2024
Công an TP.HCM đã làm việc về vụ O Sen Ngọc Mai
21:40:10 28/05/2024
Cặp sao Việt chênh lệch 15 t.uổi vẫn quá đẹp đôi, nhà trai hack t.uổi cực đỉnh bao năm không chịu già
22:57:38 28/05/2024
Ban tổ chức tang lễ từ chối tiết lộ lý do mẹ Đức Tiến không thể sang Mỹ nhìn con trai lần cuối
23:52:24 28/05/2024
Bị cư dân mạng liên tục nghi vấn đang mang thai, Tóc Tiên đăng đàn gây chú ý
23:11:22 28/05/2024
Thủy Tiên bị đào lại ồn ào, chuyện gì đây?
23:00:50 28/05/2024
Mai Davika được khen gu thời trang tạo xu hướng, át vía Hồ Ngọc Hà, Thư Kỳ
21:45:58 28/05/2024
2 lần cưới một chồng vẫn đổ vỡ vì ham việc, bà nội U50 'lên tivi' tìm bạn đời
22:40:38 28/05/2024

Tin mới nhất

Cấp cứu thành công b.é t.rai bị sốc phản vệ do bọ cạp cắn

22:19:17 28/05/2024
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị bọ cạp hay côn trùng có nọc độc cắn, sau khi sát trùng vết thương, phụ huynh lưu ý đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Người bị đau dạ dày nên ăn gì?

21:28:01 28/05/2024
Đối với người bị đau dạ dày, việc ăn uống thường trở nên khó khăn hơn. Do đó, chế độ ăn uống, các thực phẩm được khuyến khích để giúp giảm bớt tình trạng đau dạ dày là điều ưu tiên.

Nghiện ăn rau muống sống, người đàn ông mang ổ sán lớn ở gan

17:56:38 28/05/2024
Nghiện món rau muống sống cuốn với cá nướng, người đàn ông 39 t.uổi (Phú Yên) xuất hiện ho đờm đục, đau tức ngực, sốt, siêu âm ổ bụng phát hiện áp xe gan.

Vitamin A tự ý uống có thể gây ngộ độc, làm sao để nhận biết?

10:02:00 28/05/2024
Mới đây, 2 người bị ngộ độc vitamin A tại nhà được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) trong tình trạng nôn, đau đầu, khó thở, co quắp tay chân.

TP.HCM phát hiện 2 trẻ mắc bệnh sởi, đều chưa tiêm vaccine

09:59:01 28/05/2024
Kết quả điều tra dịch tễ ban đầu chưa phát hiện mối liên quan giữa 2 trường hợp này, chưa phát hiện thêm ca bệnh mới tại nơi trẻ sinh sống và đi học.

Mận đang vào mùa, nên ăn bao nhiêu quả mỗi ngày thì tốt?

09:54:47 28/05/2024
Mận có tính axit cao vì vậy nếu ăn quá nhiều có thể làm mòn men răng, đặc biệt là ở t.rẻ e.m. Axit trong mận phá hủy lớp men răng bảo vệ, khiến răng dễ bị sâu, nhạy cảm và ố vàng.

Thế nào là một khẩu phần ăn cân đối?

09:34:04 28/05/2024
Người dân cũng cần uống nước lọc đầy đủ, không nên dùng nhiều loại thức uống có đường (một nguồn cung cấp calori lớn nhưng ít có giá trị dinh dưỡng). Việc tập thể dục cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng.

Kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y

22:23:30 27/05/2024
Nhìn chung phần lớn các loại thuốc, sau khi cho thuốc vào nồi hoặc vào ấm, có thể đổ một lượng nước sao cho nước ngập trên mặt thuốc khoảng 2-5 cm. Lượng nước chắt ra sau khi sắc xong lại phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian sắc.

Ăn hành tây nhiều nhưng bạn đã biết 10 công dụng của loại củ này chưa?

22:19:37 27/05/2024
Hành tây có các chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm cao nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

B.é t.rai sốc n.hiễm t.rùng sau khi ăn cơm sườn

22:07:00 27/05/2024
Do đó, các loại thực phẩm đều có thể là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt với những thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao như thịt, cá, trứng, sữa hoặc không được làm sạch (quá trình sản xuất, vận chuyển bị ô nhiễm).

Ăn món giàu chất này, giảm 28% nguy cơ mắc tiểu đường

22:00:28 27/05/2024
Tuy vậy, một số yếu tố nguy cơ của căn bệnh này có thể thay đổi được thông qua chế độ ăn uống. Trong đó, chế độ ăn với lượng thực vật cao hơn được biết đến là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

T.iền Giang: Số trường hợp mắc bệnh bệnh tay chân miệng giảm

21:48:45 27/05/2024
Dấu hiệu nhận biết bệnh là bệnh nhân sốt và xuất hiện của các nốt mụn nước, điển hình ở lòng bàn chân, tay và vòm miệng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi.

Có thể bạn quan tâm

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui từ Đặng Văn Lâm

Sao thể thao

06:55:27 29/05/2024
Mới đây thông tin Đặng Văn Lâm gặp chấn thương nhẹ sát thềm đội tuyển Việt Nam hội quân khiến nhiều người lo lắng.

Bình Dương: Truy nã đặc biệt nữ giám đốc Công ty Việt Tâm Đức

Pháp luật

06:50:04 29/05/2024
Ngày 28.5, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Kim Loan (60 t.uổi, ngụ Bình Dương) để điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; đồng thời ra quyết định truy nã đặc biệt đối với bị can nà...

Thái Lan làm sâu sắc quan hệ láng giềng

Thế giới

06:48:22 29/05/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa sẽ thăm chính thức Lào vào ngày 30/5, theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Saleumxay Kommasith.

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng

Thời trang

06:47:25 29/05/2024
Với người Mông đen ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An (Cao Bằng), trang phục truyền thống của họ không rực rỡ nhiều sắc màu như các nhánh Mông khác nhưng lại toát lên sự tinh tế trong hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

HYBE phủ nhận cáo buộc hạn chế MV NewJeans tại 14 quốc gia

Nhạc quốc tế

06:29:24 29/05/2024
NewJeans mới đây đã cho ra mắt MVHow Sweetgiữa hàng loạt lùm xùm HYBE và Ador. Tuy nhiên, MV gây ngạc nhiên khi bị hạn chế độ t.uổi tại 14 quốc gia khác nhau.

DTCL 14.11: Bản cập nhật TFT mới nhất

Mọt game

06:27:16 29/05/2024
DTCL 14.11 là bản cập nhật mới nhất của tựa game Đấu Trường Chân Lý. Trong phiên bản này, Riot Games sẽ tiến hành cân bằng sức mạnh của hai tộc hệ U Linh và Xạ Thuật Sư.

Vợ Đức Tiến òa khóc khi biết giá đất chôn chồng mình là 41 ngàn đô, t.iền làm mộ 17 ngàn đô

Sao việt

06:26:08 29/05/2024
Tôi tiếp tục ngã ngửa khi biết rằng phải mất thêm 17 ngàn đô nữa. Trong đó, 10 ngàn đô làm bia mộ và 7 ngàn đô để trả cho dịch vụ đào huyệt - vợ cũ Bằng Kiều nói.

Nữ chính vướng "tin đồn gà cưng" với một trong Tứ hoàng streamer tâm sự chuyện đời tư

Netizen

06:23:48 29/05/2024
Có dịp giao lưu, lắng nghe gái xinh sinh năm 2006 tâm sự, chúng mình được chính cô nàng hé lộ nhiều câu chuyện thú vị cũng như hành trình có được hàng trăm nghìn người theo dõi ở thời điểm hiện tại.

Sao nhí quốc dân dậy thì xuất sắc sau 20 năm, nhan sắc thế nào mà bị netizen cấm dao kéo?

Hậu trường phim

06:15:02 29/05/2024
Hiện tại, Dương Hiểu Lệ đang tập trung cho công việc học tập và nghiên cứu. Cô hy vọng trong tương lai sẽ có thể quay trở lại màn ảnh và cống hiến cho khán giả những tác phẩm nghệ thuật chất lượng.

Trạm Cứu Hộ Trái Tim mãi mới có tập hay, netizen tấm tắc "xem mà hồi hộp toát mồ hôi"

Phim việt

06:12:07 29/05/2024
Tập mới nhất trong Trạm Cứu Hộ Trái Tim được nhiều khán giả khen ngợi khi phe nữ chính dần tìm ra cách để trừng trị kẻ phản diện đáng ghét.

Sườn xào chua ngọt cực đưa cơm nhưng ít ai biết kiểu miền Bắc và miền Nam khác nhau thế này

Ẩm thực

05:58:15 29/05/2024
Trong văn hoá ẩm thực Việt Nam, sườn chua ngọt đã trở thành một món ăn truyền thống được ưa chuộng với sự hòa quyện giữa vị chua thanh và ngọt dịu của nước xốt.