11 giờ đồng hồ cho cuộc đại phẫu bóc tác khối u nền sọ
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái vừa thực hiện thành công ca mổ kéo dài 11 giờ đồng hồ, để đưa khối u rất to vùng nền sọ ra khỏi cơ thể bệnh nhân Hoàng Văn Q. (41 tuổi, Văn Yên).
Bệnh nhân nhập viện ngày 10/6 do đau đầu, ngủ gà, thị lực giảm, mắt phải còn 5/10, mắt trái 1/10, thính lực trái mất hoàn toàn, dấu hiệu rối loạn thăng bằng.
Qua chụp CT sọ não, các bác sĩ phát hiện khối u vùng nền sọ rất to gây giãn não thất.
Bệnh nhân cũng được chụp cộng hưởng từ sọ não, phát hiện khối u kích thước to từ tầng trước của nền sọ đến hố sọ sau.
Đồng thời, mặt trong của u dính một phần vào thân não và mặt trước u sát động mạch cảnh trong bên trái.
Vị trí u rất khó lấy bỏ vì ở trong sâu khó tiếp cận; xung quanh có nhiều thành phần quan trọng của não như thân não, dây thần kinh sọ, động mạch cảnh trong, dẫn tới nguy cơ rủi ro trong mổ rất cao.
Video đang HOT
Tiến hành lấy khối u ra khỏi cơ thể bệnh nhân.
Với ca bệnh này, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội chẩn quốc tế với Bệnh viện Yokosuka và Bệnh viện Bạch Mai.
Các chuyên gia xác định, đây là một trường hợp mổ rất khó, thời gian mổ dự kiến kéo dài 11 giờ. Để bệnh nhân có được cuộc sống bình thường chỉ sau một lần mổ, sau hội chẩn, lãnh đạo bệnh viện và các chuyên gia đã quyết định phẫu thuật.
Ê kíp mổ đang thực hiện ca phẫu thuật.
Trước khi mổ 3 tuần, các bác sĩ đã phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng làm giảm áp lực nội sọ cho bệnh nhân. Sau đó, ca mổ thực tế đã diễn ra trong thời gian 11 giờ đồng hồ, bắt đầu vào lúc 10 giờ ngày 4/7.
Sau mổ, bệnh nhân được hồi sức tích cực, 1 ngày sau mổ bệnh nhân đã tỉnh, thị lực 2 mắt đã cải thiện rõ rệt, không có biểu hiện liệt tổn thương thần kinh.
Theo các chuyên gia, với ca bệnh này, nếu không mổ sẽ dẫn tới tử vong do u chèn ép vào những thành phần quan trọng của não. Trọng lượng khối khối u là 50g.
Đây là ca mổ rất khó, lần đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, không chỉ đem lại niềm vui gia đình bệnh nhân mà còn khẳng định chuyên môn cao của các bác sĩ trong chữa trị những ca bệnh khó.
Bé chào đời nặng gần bằng em bé hai tháng tuổi
Bé trai chào đời nặng 5,2 kg tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, khỏe mạnh, tương đương trọng lượng em bé khoảng hai tháng tuổi.
Bác sĩ Trần Vạn Nhiệm, Trưởng Khoa Sản, cho biết sản phụ 33 tuổi nhập viện, trưa 11/7. Các bác sĩ đánh giá thai nhi to, trọng lượng lớn hơn bình thường nên chỉ định sinh mổ.
Theo bác sĩ Nhiệm, đây là em bé sơ sinh có cân nặng lớn nhất từ trước tới nay tại bệnh viện. Hiện, sức khỏe sản phụ và bé trai đều ổn định.
"Thông thường, người mẹ bị đái tháo đường, lớn tuổi, dung nạp quá nhiều tinh bột, nặng cân, dễ sinh ra con nặng cân", bác sĩ Nhiệm phân tích. Sản phụ này không mắc bệnh nền, thể trạng trước khi mang thai tầm 65 kg, có thể lý giải được một phần sự hấp thụ dinh dưỡng tốt từ mẹ sang bé, theo bác sĩ.
Bé trai chào đời nặng 5,2 kg. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Theo bác sĩ Nhiệm, cân nặng của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 2,8-3,5 kg nếu sinh đủ tháng. Bé nặng hơn 4 kg được gọi là thai to. Trẻ sơ sinh nặng cân cần được theo dõi sát sao, nguy cơ cao hạ đường huyết vì nhu cầu năng lượng nhiều hơn.
Bác sĩ không khuyến khích các trường hợp thai lớn. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên khám thai định kỳ, thực hiện các tầm soát trước và trong thai kỳ để kiểm soát cân nặng của thai nhi.
Trẻ sơ sinh cân nặng lớn thì bố mẹ cần phải theo dõi thường xuyên. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe thì cần cho bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.
Bé sơ sinh nặng nhất Việt Nam đến nay là em bé sinh ở Vĩnh Phúc tháng 10/2017, nặng 7,1 kg.
Bé chào đời nặng gần 6 kg 26 Thần tốc mổ bắt con cứu bà bầu nguy kịch 43
Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai Bên trong phòng mổ luôn sáng đèn, nơi cứu sống hàng nghìn bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai Phẫu thuật viên phải là những người có "trái tim ấm" để thấu hiểu nổi đau của người bệnh, có "cái đầu lạnh" để luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống và giữ cho đôi tay không run rẩy trước khó khăn. Ánh...