Bác sĩ nói gì về “quan hệ tình dục giúp chống virus corona”?
Trước thông tin được chia sẻ mạnh trên mạng cho rằng ‘tăng cường quan hệ tình dục để phòng ngừa corona’, bác sĩ nam học và hiếm muộn cho rằng quan hệ ở mức độ nào là tùy sức khỏe, ngoài ra chưa có căn cứ khoa học ‘quan hệ tình dục để phòng corona’.
Những ngày qua dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona chưa có dấu hiệu dừng lại khi số người chết ngày một tăng lên, tại Việt Nam ghi nhận 7 trường hợp mắc thì mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng “quan hệ tình dục giúp phòng ngừa cúm”.
Theo đó, các tài khoản mạng xã hội chia sẻ lại link bài viết đăng trên một tờ báo năm 2018 cho biết, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Wilkes của Mỹ cho thấy việc quan hệ tình dục giúp hệ miễn dịch phòng ngừa cúm tốt hơn. Thậm chí nhiều tài khoản còn cho rằng đó như là “thần dược” giúp các cặp vợ chồng chống chọi lại dịch Corona đang hoàng hành.
Chia sẻ với Infonet, một bác sĩ chuyên khoa nam học cho rằng chưa đọc và chưa tìm hiểu về việc quan hệ tình dục đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa cúm.
Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân, vị chuyên gia tình dục học này cho rằng, nếu hôm nào “yêu” lâu hơn bình thường đặc biệt trong mùa đông rét mướt như ở Việt Nam với cơ thể chưa đủ no (sau một bữa ăn đủ dưỡng chất) thì người ta rất dễ bị cảm lạnh. Và chuyện hắt hơi, sổ mũi ngày hôm sau hoàn toàn có thể xảy ra.
Tương tự, BS. CKII Nguyễn Khắc Lợi (Giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cũng khẳng định, vi rút Corona là biến thể của một chủng vi rút mới, nó lây lan qua đường không khí – lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm…
Do đó, BS Nguyễn Khắc Lợi khẳng định, thông tin đang chia sẻ trên mạng cho rằng “tăng cường quan hệ tình dục để phòng ngừa corona” thì “không có lý thuyết nào và chưa có căn cứ khoa học” để khẳng định. Còn người khỏe mạnh không mang vi rút corona thì không thể bị lây bệnh qua quan hệ tình dục.
Vậy việc quan hệ tình dục đều đặn có tăng cường được hệ miễn dịch hay không? Trả lời câu hỏi này, BS Nguyễn Khắc Lợi cho rằng tần suất quan hệ tình dục phải căn cứ vào nhiều yếu tố: lứa tuổi, sức khỏe và cách quan hệ… của các cặp đôi.
“Còn nếu quan hệ nhiều quá thì sẽ bị suy giảm nội tiết tố dẫn đến suy sinh dục. Mà ở những người tuổi cao thì bị mãn dục ngay. Do đó không thể nói quan hệ tình dục giúp tăng cường hệ miễn dịch được”, bác sĩ Lợi khẳng định.
Video đang HOT
Theo vị bác sĩ chuyên khoa nam học, muốn khẳng định điều này, ông cho rằng phải có những hội thảo khoa học với sự tham gia của nhiều nhà khoa học nước ngoài cùng các công trình nghiên cứu được thực nghiệm trên thực tế.
Trên thực tế hiện nay, không có cơ sở khoa học để chứng minh rằng quan hệ tình dục chữa cảm cúm, corona… “Đặc biệt, quan hệ tình dục nhiều tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch ngừa cảm cúm thì cũng chưa thấy ai nói”, BS CKII Nguyễn Khắc Lợi nói.
Bài báo cho biết, khi quan hệ tình dục, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng cường nhờ việc sản sinh ra nhiều kháng thể Immunoglobulin A (IgA) hơn. Theo đó, loại kháng thể này do các tế bào lympho B và các tương bào (Plasma – biệt hóa từ lympho B) tiết ra, giúp hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn, từ đó giúp cơ thể hạn chế nhiễm bệnh.
Bài báo cũng đưa ra dẫn chứng, các nhà khoa học phát hiện những cặp đôi quan hệ tình dục hai lần mỗi tuần có lượng kháng thể IgA nhiều hơn 30% so với những người không quan hệ. Nghiên cứu này nhằm góp phần ngăn ngừa những hậu quả nặng nề do đại dịch cúm Aussie (còn gọi là H3N2) nói riêng và các loại cúm khác nói chung mang lại. Dịch cúm này ảnh hưởng đến nhiều quốc gia Âu – Mỹ trong mùa đông, mà nặng nề nhất là tại nước Anh.
Ngoài tình dục, những biện pháp khác cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch bao gồm tập thể dục, ngủ đủ giấc và đọc sách để kích thích trí não.
Theo infonet
Ngành Y tế đang nỗ lực cao nhất để kiểm soát dịch corona
Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona (nCoV), phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona về những nỗ lực ứng phó của ngành Y tế Việt Nam với dịch bệnh này.
Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona.
Thưa ông, trước nguy cơ dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona có thể bùng phát tại Việt Nam, ngành Y tế đã có sự chuẩn bị ứng phó ra sao?
- Theo kịch bản hiện nay, tình huống dịch corona ở Việt Nam đang ở cấp độ 1 là có ca bệnh xâm nhập. Ngành Y tế đã rất sẵn sàng với cấp độ 2 là có ca bệnh lây nhiễm tại chỗ và đã có phương án để ứng phó với cấp độ 3 theo quy chuẩn ASEAN là có trên 20 ca nhiễm bệnh.
Để kiểm soát dịch, Bộ Y tế đã chính thức kích hoạt Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng; báo cáo tình hình dịch hàng ngày; chỉ đạo các địa phương giám sát chặt, thu dung, điều trị các trường hợp có biểu hiện nghi nhiễm.
Bộ Y tế cũng thành lập đội cơ động thường trực phòng, chống bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona mới tại các bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối để sẵn sàng hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến dưới theo lệnh điều động của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Bộ cũng có nhiều văn bản gửi các cơ quan liên quan tăng cường việc giám sát dịch bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng thông qua hệ thống giám sát thường xuyên và giám sát dựa vào sự kiện (EBS), đặc biệt tổ chức giám sát chặt chẽ thân nhiệt khách nhập cảnh bằng máy đo thân nhiệt từ xa và quan sát tình trạng sức khỏe tất cả các hành khách nhập cảnh về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc; phát hiện sớm, cách ly và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Về công tác phối hợp với quốc tế, Ngành đã được thực hiện ra sao để giảm sự bùng phát dịch bệnh, thưa ông?
- Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam thường xuyên cập nhật thông tin kịp thời từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, mạng lưới văn phòng đáp ứng khẩn cấp khu vực ASEAN để xác minh, cập nhật cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh.
Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona với ba tình huống diễn biến dịch bệnh. Bộ cũng duy trì hoạt động của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng tại Bộ Y tế và các viện khu vực, tổ chức đánh giá nguy cơ dịch bệnh lây truyền vào Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế (WHO, US-CDC, FAO) và các đơn vị liên quan để kịp thời đề xuất các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp.
Với sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng và chủ động thời gian qua, liệu chúng ta có thể kỳ vọng dịch sẽ được kiểm soát tốt không, thưa ông?
- Từ những ngày đầu khi dịch nguy cơ xâm nhập nước ta, Bộ Y tế đã vào cuộc kịp thời với các cuộc họp khẩn liên tiếp để ứng phó với dịch. Bộ Y tế đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra công tác chống dịch tại các sân bay, cửa khẩu quốc tế lớn tại Đà Nẵng, Nội Bài và Lạng Sơn.
Trưa 30 Tết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp cùng Bộ Y tế để chủ động phòng chống. Sau đó là những chuyến công tác, thị sát của Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo Bộ Y tế để chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa bàn trọng điểm cũng như tại bệnh viện tiếp nhận ca mắc và nghi ngờ mắc corona.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã có hướng dẫn phác đồ điều trị tới 63 tỉnh, thành trên cả nước. Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẵn sàng ứng phó tiếp nhận, thu dung, điều trị và quản lý người nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của vi rút corona, đặc biệt lưu ý khi có yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày.
Khi người bệnh có diễn biến nặng hoặc được xác định dương tính với chủng vi rút corona mới sẽ được chuyển tới bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến điều trị. Cụ thể, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng của bệnh viện này, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên); Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM.
Với cộng đồng, hiện đang có tâm lý hoang mang, lo lắng với dịch, Thứ trưởng có đưa ra khuyến cáo cụ thể nào?
- Ngành Y tế đã, đang và sẽ làm hết sức để phối hợp với tổ chức quốc tế, các cơ quan liên quan kiểm soát dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona gây ra một cách tốt nhất. Về phía người dân, Bộ đã ban hành nhiều văn bản các loại, đưa ra các khuyến cáo tới người dân, tránh tình trạng hoang mang.
Trong công tác phòng dịch quan trọng nhất là thái độ và sự hợp tác của người dân, do vậy Bộ đã tiến hành tăng cường truyền thông tới cộng đồng để cung cấp các kiến thức phòng bệnh cần thiết.
Các khuyến cáo mà Bộ Y tế liên tục nhắc tới là người dân cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Người dân cần giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Dương Ngân (ghi)
Theo baohaiquan
Đề phòng lây nhiễm vi rút Corona qua đường du lịch Tổng cục Du lịch vừa có công văn gửi các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các doanh nghiệp du lịch triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona. Nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra màn hình hiển thị máy quét thân nhiệt đối với...