Bác sĩ giải thích nguyên nhân người đàn ông đi vệ sinh cũng xuất tinh
Chưa từng quan hệ tình dục, hiếm hoi mới thủ dâm một lần, người đàn ông 31 tuổi bối rối không biết mắc bệnh gì mỗi khi đi vệ sinh phải rặn do táo bón lại… xuất tinh.
Người đàn ông bối rối không biết mắc bệnh gì khi mỗi lần đi nặng lại… xuất tinh (Ảnh minh họa)
Đi nặng cũng… xuất tinh
Các bác sĩ Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội vừa tiếp nhận trường hợp một nam bệnh nhân 31 tuổi đến khám.
Chưa một lần quan hệ tình dục nhưng 2 tháng gần đây, mỗi lần đại tiện lại có ít dịch nhầy chảy ra từ lỗ tiểu, điều này khiến anh vô cùng lo lắng. Người đàn ông này cho biết anh bị táo bón và thi thoảng có thủ dâm.
“Sau một hồi giải thích, nam thanh niên đã yên tâm trở về mà không cần làm bất cứ xét nghiệm nào”, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho hay.
Vị bác sĩ chuyên nam khoa cho biết, trường hợp của nam bệnh nhân trên không phải hiếm gặp đối với các bác sĩ nam khoa khi nhiều bệnh nhân “rất bối rối” với những điều “quá bình thường” mà không hề bị mắc bệnh.
Lý giải tình trạng chảy dịch niệu đạo mỗi khi đi nặng của nam thanh niên trên, BS Hoài Bắc cho biết, bình thường tinh dịch được tạo ra từ túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt.
Tinh dịch có vai trò cung cấp môi trường sống và dinh dưỡng cho tinh trùng. Tinh trùng được tạo ra tại tinh hoàn, theo ống dẫn tinh đến dự trữ tại túi tinh. Và khi có các kích thích tình dục phù hợp, tại thời điểm xuất tinh, tinh trùng lẫn trong tinh dịch được túi tinh, tuyến tiền liệt và hệ thống các cơ của niệu đạo co bóp tống xuất ra ngoài
Video đang HOT
Về đặc điểm giải phẫu, tuyến tiền liệt và túi tinh ở nam giới nằm sát ngay phía trước trực tràng. Cho nên khi đại tiện, các khối phân hoàn toàn tì đè gián tiếp lên tuyến tiền liệt và túi tinh.
“Trong trường hợp nam giới không thường xuyên xuất tinh, lượng tinh dịch tồn đọng trong túi tinh và tuyến tiền liệt nhiều, nên khi có khối phân lớn cứng tì đè lên khi đại tiện, rất dễ đè ép tuyến tiền liệt tiết ra nhiều tinh dịch và chảy ra ngoài lỗ tiểu.
Vậy nên, nếu bạn có hiện tượng như trên, mà lại không có bất cứ hành vi tình dục không an toàn, thì các quý ông không có gì phải lo ngại”, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc nhấn mạnh.
Cảnh giác nếu chảy mủ kèm đái buốt, đái khó
Tuy nhiên, các bác sĩ nam khoa cũng lưu ý, nếu nam giới bị chảy dịch hay mủ từ nỗ liệu đạo kèm xuất hiện các triệu chứng như đái buốt, đái khó thì cần phải đến viện sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi lúc này, quý ông đã bị viêm niệu đạo.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm niệu đạo ở nam giới, nhưng chủ yếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn gây ra và thường có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
Niệu đạo là một cơ quan thuộc đường tiết niệu, có hình dạng như một ống dài nối bàng quang với lỗ sáo (lỗ đái) ra ngoài. Bộ phận này có vai trò vận chuyển nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể, đồng thời vận chuyển tinh dịch từ túi tinh ra khỏi cơ thể khi xuất hiện hiện tượng xuất tinh. Việc niệu đạo bị viêm dẫn tới ảnh hưởng xấu trong quá trình bài tiết nước tiểu cũng như tinh dịch, thậm chí gây ra các biến chứng có hại cho sức khỏe người bệnh.
Viêm niệu đạo ở nam giới nếu không điều trị kịp thời có thể kéo theo nguy cơ mắc các bệnh viêm mào tinh hoàn, hẹp niệu đạo, thậm chí dẫn đến vô sinh.
Khi nhắc đến viêm niệu đạo ở nam giới, mọi người thường cho rằng đó là do vi khuẩn lậu (N. gonorrhoeae) gây ra, nhưng đó chỉ là 1 trong số các tác nhân gây bệnh.
Theo đó, viêm niệu đạo có thể do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm; điển hình như E. Coli, tụ cầu da (S. epidermidis), tụ cầu hoại sinh (S. saprophyticus) xuất hiện do vệ sinh kém rãnh quy đầu, hẹp bao quy đầu, theo đó vi khuẩn đi vào niệu đạo gây viêm.
Ngoài ra, trong trường hợp nam giới có quan hệ tình dục với bạn tình bị mắc bệnh do vi khuẩn lậu hay vi khuẩn Chlamydia hoặc Mycoplasma, thì sẽ có nguy cơ cao mắc viêm niệu đạo do lậu.
Để phòng viêm niệu đạo, quý ông cần chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày. Trong trường hợp phát hiện bị hẹp bao quy đầu, nên đi khám ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời. Nếu nghi ngờ bị viêm niệu đạo, nhất là do nhiễm trùng, người bệnh cũng cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để có phương án điều trị mang lại kết quả tích cực, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm niệu đạo. Chú ý không quan hệ tình dục bừa bãi và tôn trọng quan hệ 1 vợ 1 chồng.
Căn bệnh nguy hiểm cứ 100 trẻ thì có đến 5 trẻ mắc, cha mẹ lại dễ bỏ qua
Bệnh lý còn ống phúc tinh mạc rất phổ biến ở trẻ nhỏ, cứ 100 trẻ sinh đủ tháng thì có 3-5 trẻ mắc bệnh, tỉ lệ này tăng lên gấp 3 lần ở trẻ sinh non.
TS.BS Nguyễn Hoài Bắc - Trưởng khoa Nam học và Y học Giới tính, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh lý còn ống phúc tinh mạc (OPTM) là bệnh lý bẩm sinh xảy ra do OPTM (ống bẹn) ở trẻ nam (hay ống nuck ở trẻ nữ) không xơ hóa hoặc xơ hóa không hoàn toàn, dẫn tới OPTM còn lại phát triển thành một trong số bệnh lý như: Thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn, nang nước thừng tinh.
Bệnh lý còn OPTM rất phổ biến ở trẻ nhỏ, cứ 100 trẻ sinh đủ tháng thì có 3-5 trẻ mắc bệnh, tỉ lệ này tăng lên gấp 3 lần ở trẻ sinh non, đặc biệt trẻ sinh non dưới 30 tuần, thiếu cân
Ở trẻ nam tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 6 lần so với trẻ nữ. Trong các thể bệnh còn OPTM thì thoát vị bẹn chiếm 80,2%, tràn dịch màng tinh hoàn 13,3% và nang nước thừng tinh chiếm 4,94%.
Bệnh dễ phát hiện
Bệnh thường dễ phát hiện nhưng nếu cha mẹ không chú ý thường dễ bỏ qua. Bệnh có các biểu hiện khi quan sát vùng bìu, bẹn của trẻ thấy có khối bất thường và mất cân xứng. Khối phồng thay đổi kích thước, lúc to, lúc nhỏ theo tư thế, khi trẻ đi, đứng, chạy nhảy nhiều hoặc trẻ ho, rặn thì khối to lên, khi trẻ nằm thì khối sẽ biến mất. Bìu 1 bên căng to, mất nếp nhăn so với bên đối diện.
Sờ nắn có thể thấy khối mềm, bóp xẹp trong trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn. Sờ khối mềm, tiếng lọc xọc, ấn đẩy khối về phía bẹn thấy khối xẹp trong trường hợp thoát vị bẹn. Hoặc sờ thấy khối căng, bề mặt nhẵn di động, khối có thể hình tròn hoặc hình giọt nước nằm dọc vùng bẹn nếu là nang nước thừng tinh.
"Trẻ mắc bệnh còn OPTM thường không có những biểu hiện nặng cho tới khi bệnh diễn tiến thành các biến chứng. Khi đó trẻ có thể quấy khóc nhiều, kêu đau vùng bẹn, bụng dữ dội, bỏ ăn, bỏ bú, bụng chướng, có thể kèm theo sốt" - chuyên gia Nam học cho hay.
Các biến chứng có thể xảy ra
Khi trẻ mắc bệnh còn OPTM có thể xảy ra các biến chứng như:
- Thoát vị bẹn nghẹt: Nghẹt hoại tử ruột do ruột hoặc mạc treo ruột không chui về ổ bụng được mà bị kẹt tại vùng cổ ống bẹn.
- Rối loạn tiêu hóa, trẻ chậm lớn, bụng chướng hơi.
- Trẻ bị táo bón, không thể đi đại tiện được.
- Ảnh hưởng tới tinh hoàn ở bé trai: xoắn tinh hoàn, tinh hoàn chậm phát triển, teo tình hoàn.
- Ảnh hưởng đến buồng trứng ở bé gái.
- Vỡ nang thừng tinh, gây xuất huyết, nhiễm trùng
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện những bất thường vùng bìu bẹn của trẻ các bậc phụ huynh nên đưa con tới gặp các chuyên gia về Nhi khoa, Nam khoa để được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xấu ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ sau này.
Đây là những việc cha mẹ nên làm khi con có dấu hiệu dậy thì sớm Theo thống kê, tỉ lệ dậy thì sớm ở các bé gái nhiều hơn gấp 10 lần so với các bé trai. Nhiều cha mẹ lo lắng về tình trạng dậy thì sớm ở trẻ tuy nhiên lại không có nhiều thông tin, kiến thức về việc này. Vì vậy, những gia đình có trẻ nhỏ, cần trang bị đầy đủ kiến thức...