Bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng như thế nào?
Bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhi khoa chẩn đoán bệnh tay chân miệng chính xác bằng các xét nghiệm, tuy nhiên bệnh cũng có thể được xác định thông qua các triệu chứng lâm sàng.
Bệnh tay chân miệng (HFM) là một bệnh nhiễm vi rút nhẹ và kéo dài, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các mụn nước trên bàn tay, bàn chân và trong miệng. Nhiễm trùng này có thể xuất hiện ở người lớn nhưng hiếm khi có các dấu hiệu rõ rệt.
Hầu hết các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tay chăng miệng bằng cách: quan sát phát ban và vết lở miệng; xem xét độ tuổi người bệnh; hỏi về các triệu chứng mà người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ phải dùng phương pháp xét nghiệm để xác định chính xác bệnh tay chân miệng.
Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán bệnh tay chân miệng mà bác sĩ thường sử dụng:
Bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng chính xác bằng các xét nghiệm – Ảnh: vilifeandstyle
1. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa trên các triệu chứng lâm sàng
Việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa trên các biểu hiện lâm sàng như ở tay, chân, miệng theo từng giai đoạn bệnh. Bao gồm:
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài 3 – 6 ngày và chưa có biểu hiện rõ ràng.
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh tay chân miệng thường khởi phát với một số triệu chứng như: trẻ kêu đau họng, chán ăn, bỏ bữa, trẻ mệt mỏi kém linh hoạt, sốt nhẹ và có thể tiêu chảy vài lần mỗi ngày.
Sau giai đoạn khởi phát, các dấu hiệu dùng để chẩn đoán bệnh tay chân miệng điển hình thường xuất hiện khá nhanh chóng. Các triệu chứng điển hình như: trẻ sốt cao; phát ban ở các vị trí tay, chân, mông, miệng và xuất hiện các vết loét bên trong miệng họng.
Các vết loét miệng thường xuất hiện dưới dạng bỏng nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, nướu với kích thước 2-3mm. Đồng thời, các vết bỏng nước xuất hiện ở các vị trí như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, cánh tay, đầu gối, mông, khuỷu ta…; các vết bỏng nước này thường tồn tại dưới 7 ngày mà không để lại biến chứng nguy hiểm nào.
Chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa trên các triệu chứng lâm sàng – Ảnh: womenfitness
Video đang HOT
Thông thường, cũng có một vài mụn nước nhỏ và vết loét ở miệng. Đôi khi các vết loét này gây đau nên trẻ sẽ ăn ít hơn và quấy khóc nhiều hơn. Bệnh tay chân miệng không điển hình do Coxsackie A6 có thể dẫn đến phát ban lan rộng hơn, mụn nước lớn hơn và gây bong tróc da.
Bệnh tay chân miệng khá lành tính, tuy nhiên một số trường hợp nặng có thể gây biến chứng hô hấp, thần kinh và tim mạch; thậm chí, một số trường hợp nặng còn gây tử vong.
Thời gian tay chân miệng lui bệnh thường sau 7-10 ngày. Trẻ sau đó sẽ phục hồi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Ngoài ra, việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng còn phụ thuộc vào một số yếu tố dịch tễ như: tuổi tác, thời gian mắc bệnh.
2. Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tay chân miệng
Xét nghiệm khẳng định chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa vào xét nghiệm Real-time PCR hoặc phân lập vi rút. Kết quả xét nghiệm sẽ xác định nguyên nhân do EV71 hay Coxsackievirus 16 từ bệnh phẩm bỏng nước, phân hoặc phết hầu họng.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác như công thức máu, chọc dịch não tủy, bạch cầu bình thường để phân biệt tay chân miệng với các bệnh khác.
Xét nghiệm khẳng định chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa vào xét nghiệm Real-time PCR – Ảnh: sciencenews
Bệnh tay chân miệng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác cùng có biểu hiện loét miệng như: thủy đậu, sốt phát ban, dị ứng da, bỏng nước, nhiễm khuẩn máu do não mô cầu, sốt xuất huyết,…
Ở trẻ em bị bệnh, xét nghiệm máu có thể cho thấy:
- Số lượng bạch cầu tăng lên.
- Tế bào lympho không điển hình.
- Tăng protein phản ứng C trong huyết thanh (CRP).
- Huyết thanh dương tính với vi rút gây bệnh, có thể được phân lập từ dịch của mụn bóng nước, bề mặt niêm mạc hoặc mẫu phân, chứng nhận nhiễm trùng nhưng hiếm khi cần thiết.
Sinh thiết da của một vết phồng rộp cho thấy các phát hiện mô bệnh học đặc trưng của bệnh tay chân miệng.
Việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng sớm giúp người bệnh được chăm sóc đúng cách, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp các biến chứng xấu do bệnh gây ra.
Hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc các nốt tay chân miệng đúng cách?
Tay chân miệng là một căn bệnh khá lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Nhưng việc vệ sinh và chăm sóc các nốt tay chân miệng khá quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong việc phục hồi.
Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và dễ bị nhầm lẫn với bệnh lở mồm long móng ở động vật chăn nuôi. Mụn nước xuất hiện tại bàn tay, bàn chân và niêm mạc miệng là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng.
Mặc dù tay chân miệng khá khó chịu nhưng bệnh có xu hướng tự khỏi sau khoảng 10 ngày và việc chăm sóc các nốt tay chân miệng đóng vai trò quan trọng trong tốc độ phục hồi của người bệnh.
1. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Người mắc bệnh tay chân miệng có thể gặp các triệu chứng điển hình như:
- Phát ban không ngứa trên bàn tay và bàn chân, trong niêm mạc miệng. Đôi khi có thể xuất hiện ở đầu gối, mông và xung quanh vùng hậu môn.
Các nốt mụn nước, lở loét gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)
- Những nốt phát ban có thể biến thành mụn nước gây đau đớn.
- Người bệnh có thể sốt vừa từ 38 đến 39 độ C. Trẻ em có thể gặp các triệu chứng như cảm lạnh, ho và chán ăn.
2. Vệ sinh và chăm sóc các nốt tay chân miệng như thế nào?
Nguyên tắc đầu tiên khi mắc bệnh tay chân miệng là cần cách ly người bệnh một cách cẩn thận để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng. Trẻ em khi mắc bệnh cần nghỉ học cho đến khi các triệu chứng hết hoàn toàn.
Các mụn nước có thể tồn tại trên cơ thể người bệnh hơn một tuần, gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó mọi người cần hiểu rõ cách chăm sóc các nốt tay chân miệng để người bệnh dễ chịu hơn như:
- Đối với các vết thương hở ngoài da do mụn nước vỡ ra để lại, cần vệ sinh sạch sẽ và dùng các loại dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
- Tắm rửa hằng ngày sau đó dùng xanh - methylen để chấm lên các nốt phỏng nước.
Có thể bôi xanh methylen lên các nốt mụn nước khi bị tay chân miệng (Ảnh: Internet)
- Bệnh nhân có thể sử dụng các loại gel làm dịu để giúp giảm đau do vết loét từ mụn nước gây ra.
- Người bệnh tay chân miệng nên súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch các vết mụn nước trong niêm mạc miệng và giảm bớt đau đớn do các vết loét gây ra.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng cũng có thể thực hiện các biện pháp sau đây để làm dịu cảm giác khó chịu từ các nốt mụn:
- Sử dụng đá cục, đá bào để chườm làm dịu vết loét. Tuy nhiên cần bọc đá bằng một miếng vải sạch để ngăn nhiễm trùng.
- Tắm với muối Epsom để làm giảm sưng viêm.
- Có thể sử dụng dầu dừa để thoa trực tiếp lên các vết phát ban nhằm làm dịu da. Tuy nhiên cần lưu ý không bôi lên các nốt đã vỡ, lở loét.
3. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng
Tuy rằng bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế, người nhà vẫn nên lưu ý một số điều khi chăm sóc người bệnh tay chân miệng như:
- Tắm rửa sạch sẽ hằng ngày bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
- Không kiêng gió, kiêng tắm, hay chích cho mụn nước vỡ ra. Những việc làm này sẽ khiến bệnh nặng hơn và dễ bội nhiễm gây biến chứng nguy hiểm.
- Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay và sát khuẩn khi chăm sóc.
- Đảm bảo chế độ ăn hàng ngày khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người nhà cần lưu ý đến tình trạng của bệnh nhân. Nếu các triệu chứng của người bệnh không có xu hướng cải thiện sau 7 đến 10 ngày hoặc sốt cao không giảm dù đã uống thuốc hạ sốt. Hay nếu người bệnh đang mang thai, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng của bệnh tay chân miệng xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bàng đại hải trị nội nhiệt, chảy máu cam Bàng đại hải còn gọi là an nam tử là quả của cây lười ươi, đười ươi, cây thạch, cây uơi, đai đông qua... Người ta hái quả chín nứt ở cây lấy hạt phơi khô làm thuốc, dùng dần. Hạt bàng đại hải hình bầu dục trông như quả trám. Bề mặt màu nâu tối hoặc màu nâu vàng sẫm, có vân...