Bà bầu uống nước ngày hè
Bà bầu cần liên tục bổ sung nước cho cơ thể, tuyệt đối không để tình trạng khát mới uống nước – đó là lời khuyên của các chuyên gia dành cho nàng bầu bí.
Uống nhiều nước trong thời gian mang thai giúp cơ thể người mẹ tránh việc mất nước, và giảm thiểu những cơn chóng mặt, buồn nôn và ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó, trong những ngày đầu, bạn cần uống nước nhiều hơn, mỗi ngày từ 1000 đến 1500ml nước. Trong những ngày cuối thai kỳ, bạn nên uống trong khoảng 1000 ml nước. Cách uống hiệu quảnhất là cách 2 tiếng uống một cốc nước, một ngày nên uống từ 7 – 8 lần.
Bà bầu cần liên tục bổ sung nước cho cơ thể, tuyệt đối không để tình trạng khát mới uống nước
Ngày hè- chè đậu xanh giải nhiệt
Những ngày nắng nóng oi bức lên đến 40 độ C, nhiều bà bầu thèm kem không dám ăn, muốn uống nước đá sợ bé lạnh, càng không dám động đến những những chai nước ngọt có ga để sẵn trong tủ đá. Các chuyên gia cho rằng, chè đậu xanh, đặc biệt là loại nấu để cả vỏ có tác dụng giải nhiệt tốt, mát gan, tiêu độc… Một nồi chè đậu xanh nấu ngọt vừa phải để ở độ mát vừa phải sẽ là món ăn lý tưởng trong ngày hè của các bà bầu.
Tuy nhiên, đậu xanh có tính âm, không nên dùng liên tục trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, khi nấu, bạn có thể thêm một chút đậu đỏ với tác dụng bổ máu.
Nước hoa quả – uống sao cho đúng?
Bà bầu cũng chỉ nên uống từ 300 – 500 ml nước hoa quả mỗi ngày
Video đang HOT
Nhiều bà bầu cho rằng, nước hoa quả đặc biệt hữu ích trong ngày hè. Không chỉ giải nhiệt, hấp dẫn về mặt khẩu vị, màu sắc, nước hoa quả uống nhiều mà không sợ phát phì, bé sinh ra sẽ có làn da trắng mịn, hồng hào… Với suy nghĩ như vậy, nhiều bà bầu chọn giải pháp uống nước hoa quả thay nước lọc vốn bị coi là nhạt nhẽo, hoặc giảm phần lượng nước tinh khiết trong ngày và thay bằng nước hoa quả.
Đây là một quan niệm sai lầm. 95% trong nước ép trái cây là nước, ngoài ra, có đường trái cây, đường gluco và vitamin tùy theo loại quả. Những loại đường này có thể nhanh chóng tiêu hóa, nhưng vẫn khiến bạn tăng cân mà không có lợi cho con, dùng nhiều dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Do đó, trong những ngày bụng bầu nặng nè mà trời oi bức, bà bầu cũng chỉ nên uống từ 300 – 500 ml nước hoa quả mỗi ngày
Theo Eva
10 kiểu tắm chữa bệnh độc đáo
Tắm làm cho cơ thể sạch sẽ và tạo cảm giác dễ chịu sau một ngày lao động mệt nhọc.
Gần đây người ta còn phát minh ra nhiều kiểu tắm mới, sử dụng các loại thảo dược, bột yến mạch, nước hoa quả, tinh dầu..., có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh cho con người.
Ảnh minh họa.
1 .Bể tắm pha dấm táo: Phương pháp này giúp giảm đau cơ, ngứa da và cháy nắng.
Đặc biệt dấm còn có tác dụng hút các chất ô nhiễm độc hại ra khỏi cơ thể. Đây là hợp chất có tính axít trung bình, chứa axít alpha hydroxy và được coi liệu pháp có tính sát trùng, kháng nấm và khử mùi tự nhiên rất hiệu quả.
2. Bồn tắm cho vận động viên: Kiểu bồn tắm này sử dụng các loại dược thảo có các thành phần thư giãn giảm đau cơ bắp, ví dụ dùng các loại lá như lá hương nhu, bạch đàn, muối epsom, quả hạnh nhân, gừng, hoa oải hương, bột mù tạc...
3. Bồn tắm pha xôđa: Đây là kiểu tắm pha thêm kiềm và chất khử độc nhằm hạn chế các phản ứng dị ứng, thủy đậu, chàm, phát ban, ngứa da, cháy nắng, viêm nhiễm nấm.
Liều dùng mỗi bể tắm cho khoảng 1 pound xôđa (0,45 kg).
4. Bồn tắm chống cảm cúm: Đây là kiểu tắm thông dụng được nhiều người sử dụng có tác dụng khử độc, giảm đau cơ bắp, hạn chế viêm nhiễm do virus, vi khuẩn gây ra. Thường được bổ xung thêm muối epsom, gừng củ, bột mù tạc, lá thông và lá bưởi, lá xả vv...
5. Bồn tắm chống khô da: Một trong đặc thù chính của kiểu bồn tắm này là dùng các loại thảo dược có thành phần bôi trơn và tăng ẩm cho da. Ví dụ như thêm hoa cúc, hoa nhài, hoa oải hương, bột yến mạch, nụ hoa hồng, lá hoa violet...
6. Bồn tắm muối epsom: Dạng bồn tắm này có tác dụng làm sạch da, giãn cơ bắp, tắm rửa tế bào, làm sạch độc tố sau những ngày làm việc vất vả.
Thành phần chủ yếu trong kiểu tắm này là sử dụng các muối epsom để tẩy rửa thuốc, hóa chất và những chất cặn độc tố gây hại cho cơ thể.
Những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hay bệnh tim nên rửa sạch sẽ sau khi tắm muối xong.
7. Bồn tắm làm giảm đau rát và ngứa da: Trường hợp hay bị ngứa da, do côn trùng muỗi dĩ đốt, thủy đậu thì nên dùng dấm táo , xôđa, thảo mộc, hoa oải hương, bột yến mạch, hoa cỏ ba lá đỏ, hoặc lá hoa violet, dầu hương liệu, pha vào bồn tắm, ngoài ra nếu có điều kiện bổ xung thêm gỗ cây tuyết tùng, hoa oải hương, bạc hà và gỗ đàn hương...
Những hợp chất này có tác dụng làm giảm ngứa, rát da.
8. Bồn tắm pha bột yến mạch: Kiểu bồn tắm này có tác dụng trong việc giảm ngứa, mẩn da, viêm da, kích thích da, cao huyết áp và stress.
Đơn giản là pha bát yến mạch trực tiếp vào bồn hoặc cho vào túi vải buộc chặt và thả vào trong bồn tắm.
9. Bồn tắm thư giãn: Đây là kiểu tắm rất thông dụng hiện nay, có tác dụng giảm căng thẳng, giúp thư giãn tâm hồn. Đi kèm với kỹ thuật này thường là thủ thuật massage.
Bồn tắm được phâ thêm các loại thảo mộc như hoa nhài, hoa oải hương, búp hoa hồng, hương nhu, xả, tinh dầu hồi, lá chanh...Có thể tắm trực tiếp trong bồn hoặc theo kiểu xông hơi.
10. Bồn tắm chống cháy nắng: Bổ xung thêm chè đen, dấm táo.. sẽ có tác dụng giảm cháy nắng và đau rát da.
Ngoài các kiểu bồn tắm trên người ta có thể tạo ra loại muối tắm có lợi cho sức khỏe.
Cách làm như sau, trộn một cốc nước biển với xôda và muối epsom ( có bán tại các quầy dược phẩm), bổ xung thêm một thìa cà phê hương liệu và trộn đều. Mỗi lần tắm cho một ít vào bồn. Khi tắm nên ngâm mình trong bồn cho nước tuần hoàn chảy qua da sẽ có tác dụng làm sạch và thư dãn rất tốt.
Theo Khắc Nam
Tiền phong
Khẩn cấp bổ sung nước khi bị say nắng! Khi thấy một người bị say nắng, đưa ngay bệnh nhân vào nơi có bóng mát, cởi bỏ bớt quần áo và quạt mát, nếu có thể hãy ngâm hoặc tắm cho bệnh nhân trong nước). Say nắng là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể do tác động của nhiệt từ nắng nóng bên ngoài. Tùy theo thân nhiệt tăng lên...