Bà bầu ăn mít có được không?
Trái cây và rau củ là những thực phẩm không thể thiếu trong thai kỳ của mẹ. Nhiều bà bầu rất cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm ăn vào khi mang thai. Vậy bà bầu ăn mít có được không?
Giá trị dinh dưỡng của quả mít
Trước khi giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn mít có được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng mà mít mang lại cho sức khỏe con người.
Mít là loại trái cây yêu thích của nhiều người – Ảnh minh họa: Internet
Mít là loại trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, khoảng 200g mít sẽ cung cấp 155 calo, trong đó chỉ có 5 calo đến từ các thành phần chất béo có trong mít. Do đó, mít là một lựa chọn lành mạnh.
Mít có thành phần chất béo bão hòa, cholesterol và natri rất thấp, thậm chí là không có.
Mặt khác, mít lại là một nguồn cung cấp vitamin vô cùng phong phú gồm: folate (vitamin B9), thiamin (vitamin B1), niacin (vitamin B3), riboflavin (vitamin B2), Vitamin C, Vitamin A… cùng với các khoáng chất như: đồng, mangan, kali, sắt và canxi.
Chất xơ có trong quả mít đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu hóa. Các thành phần dinh dưỡng trong mít có khả năng kháng khuẩn, chống ung thư và tăng cường sức khỏe, do đó mít được xem là một dược liệu quan trọng của y học Trung Hoa.
Bà bầu ăn mít có được không?
Mặc dù hầu hết chúng ta đều nhận biết được giá trị dinh dưỡng của mít nhưng thường tự hỏi liệu bà bầu ăn mít có được không, có an toàn không? Một vài quan điểm cho rằng phụ nữ mang thai nên tránh xa mít vì cho rằng ăn mít có thể khiến bà bầu bị sẩy thai.
Bà bầu ăn mít với liều lượng vừa phải rất tốt cho sức khỏe – Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng đây là một quan điểm sai lầm. Không có cơ sở khoa học chứng minh việc ăn mít khiến bà bầu gặp bất kỳ rủi ro nào. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít trong liều lượng cho phép, như một loại trái cây lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Lợi ích khi bà bầu ăn mít trong thai kỳ
1. Hỗ trợ dạ dày
Ăn mít với số lượng phù hợp sẽ giúp bà bầu giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm tình trạng loét hiện diện trên niêm mạc dạ dày cũng như làm giảm hiện tượng ốm nghén một cách đáng kể.
Video đang HOT
2. Lợi ích từ khoáng chất có trong mít
Khoáng chất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, mỗi loại khoáng chất sẽ đảm đương vai trò nâng đỡ một yếu tố cốt lõi của trẻ. Do đó, việc bổ sung đủ chất trong thai kỳ là cực kỳ quan trọng và mít chính là loại trái cây mẹ cần.
3. Giảm huyết áp
Phụ nữ có thai nếu bị tăng huyết áp có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Mít có thể giúp mẹ kiểm soát huyết áp và duy trì sự an toàn cho bé.
4. Cung cấp năng lượng
Mang thai sẽ rút cạn nguồn năng lượng của mẹ một cách nhanh chóng. Mẹ bầu luôn cảm thấy uể oải, lười biếng và chỉ muốn nghỉ ngơi. Nhâm nhi một ít mít sẽ cung cấp cho mẹ lượng calo tức thì, giúp mẹ hồi phục nguồn năng lượng tốt.
5. Kích thích hệ tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong mít đủ để đáp ứng 10% chất xơ cơ thể cần mỗi ngày, giúp điều hòa nhu động ruột, giảm táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Ăn mít trong thai kỳ sẽ mang lại cho mẹ bầu 10 lợi ích cơ bản – Ảnh minh họa: Internet
6. Nồng độ natri rất thấp
Một vài loại trái cây có chứa chất béo bão hòa và lượng natri đáng kể khiến chúng trở thành trái cây không an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cả hai yếu tố trên đều tồn tại với số lượng không đáng kể trong mít, vì vậy mít trở thành một lựa chọn lành mạnh cho tất cả mọi người.
7. Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Vitamin A, vitamin C, folate (B9), sắt và nhiều hợp chất quan trọng khác có trong mít đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng các cơ quan của em bé, giúp bé phát triển bình thường, hạn chế các dị tật bẩm sinh.
8. Giảm căng thẳng
Suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu rất dễ bị căng thẳng, áp lực, điều này hoàn toàn không tốt cho em bé. Các thành phần của mít đã được nghiên cứu có tác dụng làm giảm căng thẳng rất hiệu quả khi mẹ bầu ăn thường xuyên trong thai kỳ.
9. Tăng cường hệ miễn dịch
Mít là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt cho mẹ. Vitamin C giúp mẹ tăng cường hệ thống miễn dịch yếu ớt trong suốt thai kỳ.
10. Ổn định nội tiết tố
Hormone thai kỳ lên xuống thất thường cũng khiến tâm trạng bà bầu thay đổi chóng mặt, sớm nắng chiều mưa. Thật may mắn khi mít có thể giúp mẹ kiểm soát sự thay đổi của hormone, tránh lên xuống đột ngột khiến tâm tình của mẹ dễ chịu hơn rất nhiều.
Tác dụng phụ của mít đối với thai kỳ của mẹ
Tuy mít mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu, nhưng mặt khác nó cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn nếu mẹ ăn quá nhiều mít. Do đó, mẹ bầu cần nắm vững các tác dụng phụ của mít để cân nhắc lựa chọn.
Ăn quá nhiều mít có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ – Ảnh minh họa: Internet
Mít có vị ngọt, thành phần có chứa đường sẽ khiến nồng độ đường huyết của mẹ dao động. Vì vậy, đối với thai phụ mắc bệnh tiểu đường, nên hạn chế ăn mít trong thai kỳ.
Mít có khả năng làm tăng tốc độ đông máu, điều này có lợi cho hầu hết mọi người. Nhưng đối với phụ nữ có vấn đề liên quan đến máu từ trước, việc ăn mít phải hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Ăn mít với số lượng lớn trong một bữa ăn có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác vì lúc này mít sẽ hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
Những chị em bị dị ứng với mít tốt nhất nên tránh xa loại trái cây này trong suốt thai kỳ của mình.
Vậy bà bầu ăn mít có được không còn tùy vào một số yếu tố chủ quan của mẹ như: Cơ địa, bệnh tiểu đường hoặc liều lượng mít mà mẹ ăn. Tuy nhiên, nhìn chung mít là một loại trái cây bổ dưỡng và phù hợp để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
Theo phunusuckhoe
Bà bầu ăn trứng gà cần lưu ý gì?
Trứng giúp phát triển thai nhi, có não khỏe, cung cấp năng lượng nhưng ăn 2 quả trứng mỗi ngày sẽ đặt phụ nữ có thai trong trạng thái "nạp" quá lượng cholesterol khuyến nghị.
Được xếp vào danh mục những loại "siêu thực phẩm" cần thiết cho thai phụ, trứng gà là nguồn cung cấp rất nhiều loại chất dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn bé trong quá trình mang thai bao gồm chất béo, khoáng chất, protein, vitamin A và D.
Lợi ích của trứng gà
Phát triển thai nhi: Mỗi tế bào của bào thai đang phát triển được tạo thành từ protein. Trong khi đó, trứng có chứa đúng lượng protein cần thiết cho sự phát triển của bào thai mỗi ngày. Vì vậy, sử dụng trứng với số lượng vừa đủ sẽ rất hữu ích.
Xây dựng cho trẻ một hệ thống thần kinh và não bộ khỏe mạnh: Trứng có chứa acid béo omega-3, lutein, kẽm và choline, rất cần thiết cho sức khoẻ của não và sự tăng trưởng tổng thể. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự xuất hiện các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Cân bằng lượng chất béo bão hòa trong cơ thể mẹ: Các chuyên gia khuyên nên ăn một đến hai quả trứng mỗi ngày sẽ giúp cân bằng lượng chất béo bão hòa trong cơ thể thai phụ nếu họ có mức cholesterol binh thường. Với những người có mức cholesterol cao, nên tránh ăn lòng đỏ.
Cung cấp năng lượng: Thai phụ nên "nạp" thêm ít nhất 200-300 calories mỗi ngày so với bình thường nhằm mục đích nuôi dưỡng cả mẹ lẫn bé. Và mỗi quả trứng đã cung cấp 70 calories, chiếm 1/3 mức năng lượng tối thiểu cần "nạp" thêm.
Hạn chế các tình trạng bệnh liên quan đến thiếu vitamin D: Trong thời kỳ mang thai, hàm lượng vitamin D trong trứng đặc biệt quan trọng bởi vitamin D là loại không có sẵn trong quá nhiều thực phẩm và thai phụ không thể dễ dàng bổ sung chúng, dẫn đến tình trạng thiếu Vitamin D. Tình trạng này trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường ở mẹ cao hơn, tỷ lệ thở khò khè và bệnh truyền nhiễm ở trẻ sơ sinh cao hơn.
Hạn chế các dị tật bẩm sinh: Tương tự như omega-3 và cholin, folate trong trứng cũng là yếu tố quan trọng trong thời kỳ mang thai đối với sự phát triển bình thường của ống thần kinh, thông qua đó góp phần làm thấp làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Quản lý cân nặng của thai phụ: Tình trạng thừa cân béo phì rất phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển. Những thai phụ thừa cân trong quá trình mang thai có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng sản khoa. Protein chất lượng cao được tìm thấy trong trứng đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe và góp phần cải thiện cân nặng của thai phụ thông qua việc làm tăng cảm giác hài lòng của thai phụ đối với phần ăn của mình.
Với những giá trị dinh dưỡng nổi bật như vậy, trứng thực sự cần được bổ sung vào chế độ ăn của thai phụ.
Trứng cũng đem đến một số nguy cơ bên cạnh nhưng lợi ích của mình. Ảnh: T.H.
Lưu ý khi bà bầu ăn trứng
Tuy nhiên, trứng cũng đem đến một số nguy cơ bên cạnh nhưng lợi ích của mình.
Lòng đỏ trứng có 185-213 miligam cholesterol. Trong một ngày, người lớn nên tiêu thụ ít hơn 300 miligam cholesterol. Ăn hai quả trứng mỗi ngày sẽ đặt một phụ nữ có thai trong trạng thái "nạp" quá lượng cholesterol khuyến nghị. Trong khi đó, ngoài trứng, chúng ta còn rất nhiều loại thực phẩm khác có chứa cholesterol trong bữa ăn hàng ngày.
Hơn nữa, một phụ nữ bị thừa cân hoặc có mức cholesterol cao trong thời kỳ mang thai có thể tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nếu ăn trứng mỗi ngày. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo hạn chế lòng đỏ trứng trong phần ăn chỉ còn 3-4 lần mỗi tuần. Do đó, lựa chọn tốt nhất là ăn lòng trắng trứng nếu bạn muốn ăn nhiều hơn một quả mỗi ngày.
Bên cạnh đó, trứng sống hoặc trứng không đảm bảo vệ sinh có thể là nguy cơ gây lây nhiễm salmonella. Mặc dù salmonella không gây hại trực tiếp cho trẻ nhưng có thể khiến thai phụ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt, đau đầu.
Ăn trứng sẽ giúp da con trắng?
Trứng đóng vai trò trong việc hình thành nên các tế bào của thai nhi, bao gồm da của trẻ. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu được công bố rộng rãi khẳng định rằng ăn trứng trong thai kỳ sẽ giúp da của trẻ trắng hơn cũng như chưa có nghiên cứu nào khẳng định trứng có khả năng ảnh hưởng đến sắc tố da của thai nhi.
Nhiều người cũng cho rằng ăn trứng con sẽ rất thông minh. Thực tế, trứng gà có chứa omega-3, choline, kẽm, lutein và folate giúp xây dựng cho trẻ một hệ thống thần kinh khỏe mạnh và hạn chế các dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, choline cũng được chứng minh là có khả năng giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.
Theo news.zing.vn
Ăn cá basa tăng tuổi thọ Cá basa có hàm lượng calo thấp, giàu protein giúp tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cá basa phù hợp cho những người đang ăn kiêng. Một khẩu phần 126 g cá basa cung cấp 158 calo, 22,5 g protein, 7 g chất béo, 2 g chất béo bão hòa, 73 mg cholesterol và 89 mg natri, theo...