Ăn trứng có thực sự làm tăng cholesterol?
Dù là giảm cân hay tăng cơ thì trứng vẫn là thực phẩm chủ yếu. Nhưng thực phẩm này có góp phần làm tăng mức cholesterol không?
Trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất. (Ảnh: ITN)
Bài viết này giúp bạn hiểu mối liên hệ giữa trứng và cholesterol.
Trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho bữa sáng và bữa ăn nhẹ.
Trứng cũng là sản phẩm chủ yếu dành cho bất kỳ ai muốn tăng cường sức khỏe, dù là để giảm cân hay tăng cơ. Tuy nhiên, một số người lo lắng về hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng và khả năng làm tăng mức cholesterol.
Mặc dù đúng là lòng đỏ trứng có chứa cholesterol nhưng điều quan trọng là phải xem xét bạn ăn bao nhiêu quả trứng và kết hợp những gì với bữa ăn của mình.
Hiểu hơn về cholesterol
Cholesterol là một chất sáp giống như chất béo được tìm thấy trong các tế bào của cơ thể và máu. Nó cần thiết để sản xuất hormone, vitamin D và các chất như axit mật giúp tiêu hóa thức ăn.
Cơ thể bạn tạo ra cholesterol trong gan, đồng thời nó cũng có thể nhận được cholesterol thông qua một số loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn các nguồn động vật như lòng đỏ trứng, thịt và phô mai.
Có hai loại cholesterol chính: lipoprotein mật độ thấp (LDL), thường được gọi là cholesterol “xấu”, có thể tích tụ trong động mạch và lipoprotein mật độ cao (HDL), được gọi là cholesterol “tốt”, giúp loại bỏ LDL từ dòng máu.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mức cholesterol cao (LDL), về mặt y học được gọi là tăng cholesterol máu, có thể thu hẹp động mạch và hạn chế lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Dấu hiệu của mức cholesterol cao
Video đang HOT
Bạn có thể kết hợp trứng vào chế độ ăn uống của mình nhưng với mức độ vừa phải. (Ảnh: ITN)
Cholesterol cao thường không gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Do đó bạn cần xét nghiệm máu thường xuyên để phát hiện kịp thời.
Theo Tổ chức Tim mạch Anh, nếu không được điều trị, cholesterol cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ. Nó thường được biết đến như một yếu tố rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra mà chúng ta không hề biết cho đến khi quá muộn.
Trong khi nhiều người không gặp các triệu chứng, thì một số người có cholesterol cao có thể nhận thấy các dấu hiệu như:
- Hụt hơi
- Đau ngực
- Mệt mỏi
- Sưng ở khớp ngón tay
- Màu vàng đọng trên da, đặc biệt là quanh mắt
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể giúp xác định và kiểm soát cholesterol cao trước khi nó dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Mối liên hệ giữa t rứng và sức khỏe tim mạch
Trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Nó chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, bao gồm choline, hỗ trợ chức năng não.
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Tạp chí Tim mạch, bao gồm khoảng nửa triệu người trưởng thành ở Trung Quốc, phát hiện những người ăn trứng hàng ngày (khoảng một quả trứng mỗi ngày) có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn đáng kể so với những người ăn ít hơn.
Các chất chống oxy hóa trong thực phẩm giàu protein như trứng, chẳng hạn như lutein và zeaxanthin, cũng hỗ trợ sức khỏe của mắt. Tuy nhiên, do hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ nên một số người lo ngại khi ăn trứng.
Trứng có làm tăng mức cholesterol không ?
Một nghiên cứu từ Đại học Northwestern ở Chicago đã phân tích dữ liệu từ sáu nghiên cứu của Hoa Kỳ với 29.615 người tham gia. Người ta phát hiện cứ nửa quả trứng tiêu thụ hàng ngày thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 6% và nguy cơ tử vong cao hơn 8% trong 17,5 năm.
Trong khi nghiên cứu này làm dấy lên mối lo ngại về trứng và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe tim mạch, những phát hiện khác lại cho thấy điều ngược lại.
Theo Nhà xuất bản Y tế Harvard, hầu hết cholesterol trong cơ thể chúng ta được sản xuất bởi gan chứ không phải từ lượng cholesterol chúng ta tiêu thụ.
Quá trình sản xuất cholesterol của gan chủ yếu được kích thích bởi chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa chứ không phải do cholesterol trong chế độ ăn uống.
Vì vậy, tiêu thụ một quả trứng mỗi ngày được coi là an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chú ý đến những gì bạn ăn cùng trứng trong các bữa ăn.
Chất béo bão hòa từ thực phẩm như bơ, phô mai, thịt xông khói và bánh ngọt có thể làm tăng mức cholesterol trong máu nhiều hơn là chỉ ăn trứng.
Do đó, bạn có thể kết hợp trứng vào chế độ ăn uống của mình nhưng với mức độ vừa phải. Hướng dẫn dinh dưỡng của Vương quốc Anh khuyên bạn nên kết hợp trứng vào chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh vì chúng là nguồn cung cấp protein, vitamin và các chất dinh dưỡng thiết yếu tuyệt vời.
Nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà không ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol cho hầu hết mọi người. Khi kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau và ngũ cốc nguyên hạt, nó có thể đóng góp tích cực cho sức khỏe tổng thể.
Quan trọng là phải tập trung vào sự cân bằng và điều độ thay vì tránh hoàn toàn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này.
Cách ăn trứng khiến cơ thể sinh bệnh
Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc chế biến sai cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy ăn trứng thế nào là đúng?
Bạn đang tìm kiếm một chế độ ăn uống tốt hơn cho năm mới? Trứng có thể là một lựa chọn tốt. Món ăn sáng yêu thích này đã từng gây tranh cãi giữa các chuyên gia về sức khỏe, với bằng chứng và lời khuyên trái ngược nhau về trứng và cholesterol.
Nhưng một chuyên gia dinh dưỡng tuyên bố đã giải mã được: Thực phẩm giàu protein này không có hại cho sức khỏe như bạn nghĩ, tùy thuộc vào cách chúng được chế biến.
Tiến sĩ Kellyann Petrucci, bác sĩ trị liệu và chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tại Pennsylvania, chia sẻ rằng trứng cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng như: Riboflavin, sắt, kẽm, phốt pho, folate, choline và một số vitamin khác nhau, theo New York Post.
"Choline giúp xây dựng màng tế bào chắc khỏe, đàn hồi và đóng vai trò quan trọng trong quá trình methyl hóa - quá trình bật và tắt gen. Lượng Choline cao có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm, mất trí và lo lắng," Petrucci chia sẻ. Chuyên gia này cũng khẳng định trứng không ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng cholesterol trong cơ thể.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol trong cơ thể chúng ta không nhất thiết bị ảnh hưởng bởi cholesterol trong chế độ ăn uống.
Theo Healthline, một số nghiên cứu so sánh bữa ăn nhiều trứng và ít trứng cho thấy, có rất ít sự khác biệt về tác động đến nồng độ cholesterol hoặc tỷ lệ cholesterol "tốt" và cholesterol "xấu". Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã liên kết trứng với nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, kêu gọi tiêu thụ trứng ở mức vừa phải.
Tiến sĩ Petrucci đã cảnh báo rằng các món trứng kết hợp xúc xích và thịt xông khói có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe do hàm lượng chất béo bão hòa và natri cao.
Theo Mayo Clinic, những thức ăn này cùng với dầu ăn hoặc bơ để nấu món trứng chiên có thể gây hại nhiều hơn chính quả trứng. Thay vào đó, Petrucci khuyên nên nấu trứng trong bơ hoặc bơ sữa trâu từ những con bò nuôi trên đồng cỏ.
Các chuyên gia khuyến nghị người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ tối đa 7 quả trứng mỗi tuần một cách an toàn, nhưng những hướng dẫn đó có thể sớm thay đổi.
Jerlyn Jones, chuyên gia dinh dưỡng và người phát ngôn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chia sẻ rằng trứng là "một nguồn dinh dưỡng dồi dào."
Jones giải thích: "Trứng chứa nhiều vitamin protein như vitamin A, D, E và chất chống oxy hóa." Jones cũng ủng hộ một chế độ ăn uống đa dạng vì chúng tốt cho đôi mắt và tim mạch của bạn.
Độ bổ dưỡng của các món trứng phổ biến Một quả trứng gà 45g rán cùng ngải cứu cung cấp 96 calo; 6,3g protein; 232mg cholesterol; trong khi món trứng luộc 40g chỉ cung cấp 57calo. Gia đình tôi rất thích ăn trứng, từ trứng gà, trứng chim cút đến trứng vịt, trứng vịt lộn, thường xuyên chế biến bằng cách rán, luộc, nhưng không biết thành phần dinh dưỡng và nguồn...