Người gầy có bị máu nhiễm mỡ?
Người có thể trạng gầy ốm vẫn có nguy cơ đối mặt với bệnh máu nhiễm mỡ nếu lối sinh hoạt kém lành mạnh.
Người thuộc độ tuổi, giới tính nào cũng có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ nếu sinh hoạt không lành mạnh. Ảnh: Freepik.
Máu nhiễm mỡ (thường còn gọi là rối loạn lipid máu hay mỡ máu cao) là hiện tượng cholesterol, triglyceride tăng cao khi cơ thể dư thừa chất béo do các chất này không kịp đào thải, chuyển hóa. Điều này sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu.
Theo ThS.BS Lý Hoàng Anh, khoa Phẫu thuật tim trẻ em, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, máu nhiễm mỡ là bệnh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Các triệu chứng của máu nhiễm mỡ diễn biến khá âm thầm, khiến người bệnh khó phát hiện.
Các triệu chứng của máu nhiễm mỡ
Khi lượng mỡ trong máu cao vượt ngưỡng bình thường trong thời gian dài, cấu trúc thành mạch máu sẽ thay đổi dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp. Lúc này, bệnh nhân thường có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
Nếu tình trạng tắc hẹp xảy ra ở mạch máu não do máu nhiễm mỡ cao và không được kiểm soát tốt, người bệnh có thể có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do thiếu máu não. Nặng nề hơn là yếu liệt khi não bị tổn thương do tưới máu não kém.
Bệnh mỡ máu cao không được kiểm soát tốt có thể gây ra các bệnh lý khác như tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ hay hẹp mạch máu não, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
Video đang HOT
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ máu cao là chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, kể cả người không bị thừa cân vẫn có nguy cơ. Ảnh: Shutterstock.
Ai có nguy cơ cao bị mỡ máu?
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ máu cao là chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa. Người có thể trạng thừa cân, béo phì hoặc thậm chí cả người gầy gò, người ăn chay cũng có thể bị máu nhiễm mỡ nếu ăn quá nhiều chất béo bão hòa hoặc thực phẩm đóng hộp có nhiều dầu.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu, gặp căng thẳng kéo dài và lười tập thể dục cũng là nhóm dễ có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
Ngoài ra, phụ nữ sau 45 tuổi thường có hàm lượng mỡ máu cao hơn bình thường do bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới tăng cao.
Di truyền cũng là một yếu tố khác khiến người bệnh bị mỡ máu cao.
Phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ
Để có được một sức khỏe tốt, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra cholesterol và các nguy cơ bệnh lý khác sau mỗi 4-6 năm.
Đặc biệt, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh nên kiểm tra cholesterol máu hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Ngoài ra, để bảo vệ bản thân khỏi bệnh mỡ máu cao, bạn nên tuân theo một số nguyên tắc ăn uống sau đây:
Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
Không nên ăn vào buổi tối muộn hoặc ăn quá nhiều vì cholesterol sẽ đọng lại trên thành động mạch, tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
Khổ sở với máu nhiễm mỡ từ trẻ: Nguyên nhân giật mình
Nguy cơ máu nhiễm mỡ, bệnh tim mạch của một người có thể tăng cao bởi điều đã xảy ra nhiều năm về trước.
Một nghiên cứu dẫn đầu bởi TS-BS Andrew O. Agbaje từ Đại học Đông Phần Lan cảnh báo việc thiếu vận động trong thời thơ ấu có thể góp phần vào 2/3 nguy cơ máu nhiễm mỡ trước tuổi 20; cũng như nguy cơ đáng sợ hơn ở những năm 40 tuổi.
Máu nhiễm mỡ là một cụm từ dân gian chỉ tình trạng rối loạn lipid máu, thường đặc trưng bởi sự gia tăng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL và chất béo trung tính (triglyceride), cũng như cholesterol tốt HDL thấp.
Tình trạng máu nhiễm mỡ khiến nhiều người vất vả kiêng khem trong việc ăn uống có thể bắt đầu từ việc thiếu vận động trong thời thơ ấu - Ảnh minh họa từ Internet
Sử dụng bộ dữ liệu khổng lồ thu thập từ nhiều trẻ em châu Âu từ độ tuổi 11 cho thấy trẻ có 3-4 giờ hoạt động thể chất nhẹ nhàng một ngày là tối ưu nhất để tránh tình trạng máu nhiễm mỡ và các bệnh tim mạch nguy hiểm sau này.
Trong khi đó, việc vận động trung bình đến mạnh 50 phút/ngày ở trẻ em chỉ liên quan đến việc giảm một chút cholesterol toàn phần, nhưng không đủ khống chế tổng lượng mỡ cơ thể.
Chúng ta thường hoạt động thể chất từ trung bình đến mạnh thông qua việc thể dục, thể thao. Trong khi đó, các hoạt động sống trong ngày, bao gồm đi dạo, làm việc nhà, chơi đùa... thường là hoạt động thể chất ở mức nhẹ.
Kết quả này càng nhấn mạnh giá trị của việc nên để trẻ em tham gia vào các hoạt động sống năng động cùng gia đình.
Theo News-Medical, nghiên cứu cũng nhấn mạnh những trẻ em có lượng cholesterol trong máu cao ở thời thơ ấu - thường không được phát hiện - sẽ làm tăng nguy cơ gặp các dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch nói chung ở những năm 20 tuổi.
Trong đó, tình trạng máu nhiễm mỡ là một nguy cơ thúc đẩy các vấn đề tim mạch nghiêm trọng hơn, thường bắt đầu bằng xơ vữa động mạch.
Tai hại hơn, điều này làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở những năm 40 tuổi do các vấn đề tim mạch, bao gồm các tai biến đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Nghiên cứu mới này ủng hộ một số nghiên cứu trước đó cho thấy trẻ em có lối sống thiếu lành mạnh từ nhỏ sẽ tăng nguy cơ gặp các vấn đề về chuyển hóa, tim mạch ngay từ khi còn rất trẻ.
Điều này cũng nhấn mạnh vai trò của cha mẹ trong việc kiểm soát sức khỏe trẻ em, điều có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tuổi thọ của chúng hàng chục năm sau.
Học sinh đua nhau "bắt pen", bác sĩ giật mình vì quá nguy hiểm Bản chất của hành động này là chặn động mạch cảnh 2 bên gây thiếu máu não, gây tắc nghẽn mạch cảnh 2 bên tạo cảm giác lâng lâng, "phê" giả tạo. Rộ trào lưu "bắt pen" Trong những ngày gần đây, mạng xã hội TikTok đã chứng kiến sự nở rộ của một trào lưu mới có tên "bắt pen", thu hút...