Ăn thử mỳ vằn thắn 8 rưỡi sáng đã hết hàng phố Hòa Mã
Có giá không hề rẻ – 40.000 đồng/bát không quá đầy đặn, vậy mà 8h30 đến đây, may mắn thì bạn sẽ được “ăn vét” những bát mỳ cuối cùng.
Quán mỳ vằn thắn này nằm ở phố Hòa Mã, đoạn ngã ba giao với Phùng Khắc Khoan. Tiệm rất đông khách, bắt đầu mở từ 6h sáng nhưng thông thường chỉ bán trong khoảng hơn 2 tiếng là hết hàng. Thế nên quán không dành cho những ai “ngủ ngày”. Muốn ăn sáng ở đây, bạn phải chịu khó dậy sớm, đến trước 8h30. Còn sau giờ này thì chấp nhận hên xui, may mắn bạn sẽ được “ăn vét” những bát mỳ cuối cùng, mà mỳ lúc này thường đậm lắm do nước canh cuối nồi, không phải là người ăn mặn e rằng khó hợp khẩu vị.
Mỳ vằn thắn Hà Nội không hiếm nhưng theo đánh giá các của các khách ruột nơi này, “mỳ ở đây đặc biệt hơn hẳn, chẳng nơi nào có sợi mỳ tươi mềm đến vậy”. Chưa cần kiểm nghiệm mà chỉ cần nhìn những bát mỳ buổi sáng nhân viên bưng ra nóng hổi, tỏa khói thơm phức, nom vẻ mặt khách ngóng chờ, sốt ruột, hay cách mà họ bằng lòng với một chỗ ngồi ăn… không mấy tử tế với ghế nhựa thấp và ghế cao làm bàn thì bạn đã có thể tin 8 phần nhận xét trên là đúng.
Quán đắt hàng nhưng ngồi ăn khá khổ sở…
Muốn có bàn ghế “tiện nghi” thế này, khách phải sang nhà bên cạnh mất thêm tiền nước uống.
Cũng như nhiều nơi, mỳ vằn thắn Hòa Mã có sủi cảo, thịt xá xíu, miếng gan, miếng bóng, hành hẹ, rau cải. Nước canh chế biến thơm ngọt, đậm đà là ưu điểm đầu tiên mà bạn dễ nhận ra. Buổi sáng, nhất là những hôm trở gió đang đói lòng, có lẽ chỉ cần húp thìa canh nho nhỏ này khách đã thấy “mãn nguyện”. Sủi cảo của tiệm làm cũng khá chuẩn, mềm thơm, ăn dễ chịu. Cuối cùng, những sợi mỳ mà các khách ruột tấm tắc quả thật đáng được “tôn vinh”. Sợi mỳ nhỏ mềm song vẫn có độ dai nhất định, và quan trọng nhất, rất tươi nên dù là mỳ trứng, khách ăn nhanh, ăn nhiều, xì xụp hoài vẫn không thấy ớn.
Video đang HOT
Bát mỳ vằn thắn phố Hòa Mã.
Sợi mỳ được đánh giá là đặc biệt tươi mềm.
Sủi cảo cũng khá ngon.
Tuy nhiên, mỳ vằn thắn ở đây cũng có điểm trừ. Ngoài chuyện ngồi ăn “thiếu tiện nghi”, nếu so sánh với các tiệm nổi tiếng khác của Hà Nội, bạn sẽ nhận ra mỳ vằn thắn Hòa Mã khá “hẻo” – không trứng, không há cảo chiên, thiếu hẳn tôm tươi, sủi cảo cùng thịt xá xíu cũng chẳng quá nhiều để “bù đắp” lại. Những ai chi ly chắc chắn đều chấm điểm cao cho độ… “chặt chém” của chủ quán khi tính 40.000 đồng cho một bát mỳ như vậy.
Song, không biết do duyên bán hàng hay vì các thực khách quanh khu phố này sành điệu chịu chi, hoặc tại sợi mỳ tươi ở đây “gây nghiện”, mà quán ăn này vẫn đắt hàng bao năm nay.
Địa chỉ: 98 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Theo PNO
Lai rai vó bò, xách bò phố Hòa Mã
Đã từ khá lâu rồi, dưới gốc đa cổ thụ trên con phố Hòa Mã (Hà Nội) có một hàng vó bò mà tối nào cũng tấp nập người ăn.
Thời nay, dường như xách bò, vó bò là món hiếm vì chẳng thiếu gì các món sơn hào hải vị nhan nhản khắp nơi cho thực khách lựa chọn. Nhưng cách đây hơn chục năm khi thực phẩm tươi sống như thịt bò, thịt gà còn khan hiếm và đắt đỏ thì rất nhiều gia đình lựa chọn xách bò xào làm món mặn cho bữa cơm tối, vừa rẻ lại vừa dai dai, tiết kiệm cả đôi đường.
Vó bò được thái miếng vừa ăn, đĩa to đầy đặn.
Bây giờ trong bữa cơm của nhiều nhà chẳng mấy khi gặp được món này nữa. Vì thế mà những thế hệ 7x, 8x thường tìm đến quán nhỏ trên Hòa Mã để ôn lại hương vị xưa. Lâu dần nhiều người đến đây thành thói quen vì bà chủ chế biến khéo, vừa hợp túi tiền lại có thể yên vị nhí nhách cả buổi tối bên các chiến hữu.
Quán nhỏ xíu, buổi tối ngồi tràn cả ra vỉa hè vì đông khách. Bà chủ quán có kinh nghiệm khá lâu năm trong nghề nên món nào cũng rất vừa miệng, chẳng ai mấy khi chê được một tiếng. Vó bò thường được bày ra một chiếc đĩa nhựa khá to và đầy đặn, miếng nào ra miếng nấy. Người ăn lần đầu hay cả mấy năm mới ăn lại sẽ tưởng là dai và khó nhai, nhìn giống miếng thịt mỡ nhưng ngược lại, qua bàn tay chế biến của đầu bếp, vó bò khá mềm, ăn không bị ngấy chút nào. Cộng thêm lớp bì dầy, giòn sần sật chấm nước tương pha với ớt cay ngon mê tơi.
Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót lớn nếu bạn đến đây mà không gọi một đĩa xách bò xào. Xách bò được sơ chế khá sạch sẽ, thái vừa ăn, sau đó đem xào với khế và hành tây, điểm thêm rau răm, rắc ít tiêu cay nữa là chuẩn vị. Cái khéo của bà chủ chính là ở khâu gia giảm và xào vừa lửa sao cho sách bò chín tới chứ không để xào lâu, sẽ dai.
Xách xào với khế chua là chuẩn công thức rồi.
Miếng xách thấm gia vị, ăn giòn và chỉ hơi dai một chút xíu để nhâm nhi. Thỉnh thoảng nhấp ngụm bia rồi ăn trúng miếng khế chua thì thật là đúng điệu dân nhậu. Một đĩa xách bò cũng có giá 120.000 đồng, bằng giá với đĩa vó bò.
Thêm một gợi ý nữa cho thực khách đến với quán là món nộm hoa chuối. Nộm hoa chuối thì ở đâu cũng có nhưng ăn xách bò với vò bò mà kết hợp với nộm hoa chuối thì mới là hợp, mới là ngon. Sợi hoa chuối thái mỏng, trộn với giá và nước nộm được pha chế vừa miệng, trên rắc lạc rang giã nhỏ. Hoa chuối giữ được độ giòn tan mà không bị ỉu chút nào.
Nhóm 4 người đi ăn có thể không gọi thêm xách và vó bò chứ thường nhất định phải gọi thêm một đĩa nộm mới thỏa dạ. Giá cho một đĩa nộm là 30.000 đồng, ngang giá với nộm thịt bò nhưng đắt sắt ra miếng.
Nộm hoa chuối giòn tan, thơm bùi mùi lạc rang.
Nếu vẫn chưa đủ no, quán còn phục vụ cả bánh đúc với giá 5.000 đồng/cái. Bánh đúc ở đây không có gì đặc sắc, cũng không điểm những viên tóp mỡ giòn ngậy mà chỉ có vài hạt lạc nhưng bù lại bánh khá mịn, chấm với nước tương ăn vừa thanh đạm vừa đủ ấm bụng.
Đông khách là vậy nhưng bà chủ mãi vẫn chưa chịu đầu tư một chỗ để xe mà vẫn chỉ cho khách để xe ngay trên vỉa hè trước quán hoặc có hôm phải để cả xuống lòng đường. Nhân viên phục vụ lại ít nên hơi chậm, thậm chí có lúc khách còn bị họ "nhắc" ngược lại vì cứ luôn miệng thúc giục đồ ăn.
Theo Tapchiamthuc
Ăn thử bún nước lèo của 'ông Phương Việt kiều' Với tình yêu hương vị ẩm thực quê hương da diết, ông Đoàn Minh Phương, một doanh nhân ở Mỹ, đã sẵn sàng từ bỏ sự nghệp về quê Sóc Trăng mở quán bán bún nước lèo. Ông Phương mỗi ngày vẫn tự tay nấu bún nước lèo phục vụ thực khách "Phương bún nước lèo" là biệt danh mà bạn bè đặt...