Ăn súp lơ xanh tuyệt đối không mắc sai lầm này vì không chỉ lãng phí tiền bạc và còn mất hết dinh dưỡng
Có những thực phẩm, cụ thể như súp lơ xanh, đôi khi vì thói quen không đúng trong chế biến mà khiến món ăn mất hết chất dinh dưỡng và cực kỳ lãng phí.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong bữa ăn hàng ngày, bạn chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ súp lơ xanh là đã có thể phòng ngừa được các bệnh như viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày, bệnh tiểu đường, hay bệnh về đường tiêu hóa…
Các bộ phận trên cây súp lơ đều dồi dào chất dinh dưỡng, vậy nên theo lời khuyên của các chuyên gia, hãy tận dụng và không nên vứt bỏ nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ món rau này:
Không vứt bỏ cuống của rau súp lơ
Có không ít người trong chúng ta thường xuyên cắt bỏ phần cuống của cây súp lơ vì nghĩ rằng phần cuống không chứa dinh dưỡng giúp ích cho cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là lỗi sai phổ biến nhất. Theo các chuyên gia, phần cuống là một bộ phận chứa nhiều chất xơ hơn cả so với bông cải, thậm chí, khi được nấu lên, nó còn có vị ngọt hơn phần bông cải.
Vì vậy, bạn nên chế biến cả phần cuống, phần này thích hợp nhất trong các món xào, súp và salad. Chú ý để không bị cứng, bạn nên bóc bỏ vỏ ngoài và đun lâu hơn một chút.
Không vứt bỏ lá non
Video đang HOT
Đối với súp lơ xanh, nhiều người có thói quen vứt bỏ lá, đây cũng là một sai lầm làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Trong khi so với các bộ phận khác thì trong lá của súp lơ có chứa hàm lượng beta-carotene rất cao. Chất này hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa và chống lại các bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng chứa rất nhiều lượng vitamin A, C.
Thống kê cho thấy rằng, 43% nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày được đáp ứng bởi 30gr lá bông cải xanh. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên vứt bỏ hết mà tận dụng những lá non để chế biến.
Hạn chế chiên xào, chế biến chín kỹ
Nhiều người có thói quen chiên xào hay luộc súp lơ xanh như nhiều món ăn khác, tuy nhiên việc làm này vô tình làm cho lượng vitamin và các khoáng chất bay hơi và hòa tan trong nước làm thất thoát chất dinh dưỡng.
Để có thể phát huy được tác dụng đối với sức khỏe, bạn hay đem chúng hấp sơ qua và sử dụng. Cách khác để có thể hấp thu hết các dưỡng chất vốn có trong bông cải xanh bạn có thể ăn sống, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng cách như vậy.
Những người nên 'tránh xa' món dưa muối, cà muối
Do dễ ăn lại tốt cho hệ tiêu hóa nên dưa muối, cà muối trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, thực chất không phải ai cũng nên dùng món ăn này.
Dưa muối và cà muối tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại đến người sử dụng
Mặc dù có chứa men vi sinh tốt cho sức khỏe nhưng dưa muối, cà muối cũng tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây hại đến người sử dụng. Một trong số đó là vi khuẩn lactic có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa và ký sinh trùng. Do đó ngay cả khi món ăn đảm bảo vệ sinh cũng không nên tiêu thụ thường xuyên. Đặc biệt là những nhóm người dưới đây:
Phụ nữ có thai
Lượng nitrit có trong dưa muối, cà muối kết hợp với các gốc amin trong cá, tôm, thịt... tạo thành Nitrosamin - một trong những chất gây ung thư Phụ nữ có thai ăn nhiều đồ muối chua có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi. Do vậy các bà bầu không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại muối xổi, dưa và cà vẫn còn xanh.
Người bị bệnh về đường tiêu hóa
Những người bụng dạ kém khi ăn các món muối chua, lên men dễ gặp phải các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn, lỵ trực khuẩn, tả... Người đau dạ dày cũng cần cân nhắc khi tiêu thụ món ăn này khi gặp phải tình trạng kích thích tại vùng thượng vị. Bởi nồng độ axit cao trong các món muối chua có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm- loét dạ dày.
Người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể
Người mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối
Theo y học cổ truyền, cà pháo có tính hàn vì vậy không nên dùng đối với người thể hàn, thận trọng khi kết hợp với các thức ăn hàn, nên dùng kèm với các gia vị có tính ôn (tỏi, ớt, sả... ). Đặc biệt người bị suy nhược cơ thể, mới khỏi ốm không nên ăn dưa, cà muối.
Người bị cao huyết áp
Đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng muối cao. Khi đi vào cơ thể muối sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, gây tăng nước trong tế bào, co mạch dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho người bệnh.
Người mắc các bệnh về thận
Khi thận yếu, chức năng đào thải độc tố trong cơ thể cũng bị suy giảm. Nếu tiêu thụ nhiều muối người bệnh sẽ bị tăng huyết áp, tích nước gây hiện tượng phù, tăng cân ảo, ảnh hưởng tới các thuốc điều trị. Do đó, người bệnh thận không nên ăn đồ mặn nói chung và các loại dưa, cà muối nói riêng.
Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng dưa, cà muối
- Không nên ăn nhiều và liên tục, đặc biệt không ăn khi bụng rỗng. Một tuần một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g.
- Không ăn đồ muối khi còn hăng, cay, có vị khác lạ, bị khú, bị ủng hoặc quá chua, đổi màu, dưa cà đã nổi váng trắng (vàng) hoặc nấm đen...
- Trước khi ăn nên rửa qua nước đun sôi nhiều lần để giảm hàm lượng muối và độ chua.
- Khi muối dưa, cà phải đảm bảo nguyên liệu và các dụng cụ được vệ sinh thật kỹ. Không muối vào thùng nhựa đã qua sử dụng vì hóa chất độc hại còn sót ở thùng có thể bị ngấm vào thực phẩm. Nên muối vào bình thủy tinh, bình gốm sứ.
Sai lầm khi ăn giá đỗ gây nguy cơ trúng độc, mắc ung thư Ăn phải giá đỗ bẩn ủ hóa chất, ăn quá nhiều hay ăn vào thời điểm không đúng... đều khiến giá đỗ gây rất nhiều tác hại nguy hiểm với sức khỏe con người. Loại giá đỗ phổ biến nhất thường được làm từ đậu xanh rất giàu vitamin đặc biệt là vitamin C cùng các khoáng chất amino acid, protein và chất...