Ăn mì ăn liền như thế nào tốt cho sức khỏe?
Nên ăn mì kèm với các loại rau củ, bổ sung đạm từ thịt bò, trứng và tuân theo quy trình nấu từ nhà sản xuất.
Tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Viện phó Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mì ăn liền được xem là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn, giống như cơm, bún, phở… Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người mà kết hợp mì với các loại thực phẩm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Nên ăn kèm với các loại rau củ
Các loại rau củ có nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tránh táo bón, không gây nóng trong người. Bạn nên bổ sung cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau má, rau muống, dưa leo, cà rốt, cà chua… vào trong tô mì của mình.
Bạn nên ăn mì gói kèm với rau và thịt để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Ảnh: SCMP
Ăn chung với thực phẩm giàu đạm
Để tô mì được cân đối về dinh dưỡng, người ăn nên bổ sung đầy đủ chất đạm động vật và thực vật như thịt bò, thịt heo, tôm, trứng, rong biển.
Một số mì gói được nhà sản xuất bổ sung thêm rau củ, thịt… giúp tăng giá trị dinh dưỡng và thay đổi khẩu vị người dùng.
Quy trình nấu
Ngoài việc phối hợp các loại thực phẩm khác, bạn nên lựa chọn và chế biến đúng cách để đảm bảo mì đủ dưỡng chất. Mỗi loại mì có quy trình nấu khác nhau, người dùng nên tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để giữ nguyên hương vị. Hầu hết lượng nước cho mỗi gói mì khoảng 400 ml và nấu 3 đến 5 phút để sợi mì vừa ăn và nước dùng đậm đà.
Cẩm Anh
Theo VnE
Video đang HOT
Cảnh báo: Chàng trai 28 tuổi bị 16 loại bệnh một lúc chỉ vì ăn quá nhiều mì ăn liền
"Suy gan mãn tính, suy thận, não gan,..." cô Lưu Hiểu Diễm nhìn vào tờ chẩn đoán bệnh của con trai Bằng Phi, 28 tuổi mà bật khóc. Con trai cô mắc tới 16 căn bệnh.
Câu chuyện của 1 chàng trai ở Trung Quốc dưới đây khi mới 28 tuổi nhưng anh đã bị mắc tới 16 căn bệnh vì thói quen mà ai cũng thường xuyên mắc phải.
Năm Bằng Phi 2 tuổi, cha của anh đã sớm qua đời để lại hai mẹ con tự chăm sóc lấy nhau suốt bao năm. Vì hoàn cảnh khó khăn, nên Bằng Phi đã đi làm ở khắp nơi mong kiếm tiền giúp đỡ mẹ....
Hai tháng trước, Bằng Phi gọi điện cho mẹ với giọng mệt mỏi: "Mẹ ơi, con thấy trong người không khỏe, mẹ đi khám với con nhé?" Sau khi nghe con trai nói như vậy, cô Diễm lập tức tới nơi con ở, khi vừa nhìn thấy Bằng Phi, cô đã vô cùng hốt hoảng bởi da mặt con trai bỗng chuyển vàng, mắt cũng màu vàng, trông rất khác thường.
Câu chuyện của 1 chàng trai ở Trung Quốc dưới đây khi mới 28 tuổi.
Lo lắng cho sức khỏe của con, cô Diễm vội vã đưa Bằng Phi tới bệnh viện địa phương. Bác sĩ ngay khi nhìn thấy anh không cần kiểm tra đã nhanh chóng đề nghị chuyển anh sang bệnh viện tuyến trên.
Lúc này, cả hai mẹ con đều hiểu ra vấn đề sức khỏe của Bằng Phi không hề đơn giản. Khi tới bệnh viện lớn, sau khi có kết quả kiểm tra xét nghiệm, cả hai gần như ngã khuỵu. Anh Bằng Phi bị suy gan, suy gan mãn tính, viêm phúc mạc vi khuẩn,...
Anh mắc bệnh vàng da toàn thân, thậm chí là tròng mắt cũng bị chuyển sang màu vàng. Anh quyết định gọi mẹ đi khám bệnh cùng. Sau khi khám xét anh được kết luận mà mắc 16 loại bệnh như suy gan cấp tính, xơ gan, nhiễm trùng bụng,...
Anh cho biết, sau khi chuyển sang chỗ làm ở cửa hàng ăn nhanh, do công việc bận rộn nên anh chỉ kịp ăn mì ăn liền. Hơn nữa, anh còn thường xuyên thức khuya làm ca đêm và hút thuốc lá.
Những thói quen xấu này diễn ra trong vài năm liên tục đã khiến gan ngày càng suy yếu, cuối cùng tổn hại nghiệm trọng, gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
Sau khi tìm hiểu thói quen sống của anh, các bác sĩ kết luận, các căn bệnh anh mắc phải là do rối loạn chức năng thải độc của gan.
Bác sĩ lý giải chức năng chính của gan là giải độc, cơ thể cần gan để tổng hợp protein và tất cả các chất dinh dưỡng. Do thói quen sống và ăn uống kém, gan của Bằng Phi chỉ thực hiện được 1/3 chức năng. Gan không thải độc tốt sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác, từ đó mới dẫn tới một loạt bệnh.
Ai cũng biết việc sinh hoạt ăn uống điều độ rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng coi trọng điều này, đặc biệt là các bạn trẻ.
Theo các chuyên gia, thức khuya quá nhiều không chỉ ảnh hưởng tới gan mà còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác, thời gian thức càng lâu, càng nhiều cơ quan bị tổn hại.
Bởi ban đêm là thời điểm cơ thể dần phục hồi, sửa chữa các tổn thương. Nếu thời điểm này, chúng ta không ngủ nghỉ đủ giấc sẽ khiến các cơ quan không thể tự sửa chữa, lâu dần suy giảm chức năng. Cơ chế sinh học của cơ thể người diễn ra như sau:
- Từ 21 - 23h là thời gian hệ miễn dịch đào thải chất độc khỏi cơ thể;
- Từ 23h - 1h sáng là thời gian gan thực hiện chức năng thải độc;
- Từ 1h - 3h sáng là thời gian thải độc của mật;
- Từ 3h - 5h sáng là thời gian loại bỏ độc của phổi;
- Từ 5h - 7h là thời gian để ruột già thải độc;
- Từ 7h - 9h là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Đê đảm bảo sức khỏe của bản thân, mọi người không nên thức khuya, nên đi ngủ sớm tùy theo từng độ tuổi. Các nhà khoa học đã thiết lập mối liên hệ giữa tuổi tác và số giờ cần thiết cho giấc ngủ ngon.
- 0-3 tháng: 14-17 giờ
- 4-11 tháng: 12-15 giờ
- 1-2 tuổi: 11-14 giờ
- 3-5 tuổi: 10-13 giờ
- 6-13 tuổi: 9-11 giờ
- 14-17 tuổi: 8-10 giờ
- 18-25 năm: 7-9 giờ
- 26-64 tuổi: 7-9 giờ
- Trên 65 tuổi: 7-8 giờ
Theo doisong.fun
Thực phẩm siêu chế biến có liên quan ung thư? Thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm được chế biến công nghiệp, thường có từ 5 thành phần trở lên, bao gồm muối, đường, chất chống ôxy hóa, chất ổn định, bảo quản. Chuyên gia lo ngại rằng, với thực trạng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn quá nhiều sẽ gia tăng bệnh tật, nguy cơ ung thư cũng...