Ăn lạc thường xuyên có lợi cho sức khỏe nhưng có 3 nhóm người phải chú ý
Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thường rất bổ cho cơ thể nhưng không vì thế mà chúng ta có thể ăn một cách mù quáng. Tương tự như vậy, lạc ăn thường xuyên rất tốt nhưng 3 nhóm người này nên chú ý khi ăn nó.
Muốn tăng cường sức khỏe tốt bạn cần chú ý hơn trong chế độ ăn uống, suy nghĩ cẩn thận nên ăn gì và không nên ăn gì thì phù hợp với bản thân.
Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe nhưng lại ăn uống không điều độ, ăn uống một cách mù quáng mà không hiểu rõ ưu nhược điểm của từng loại thực phẩm, bạn có thể gây hại cho cơ thể dưới tác động của một số thành phần trong thực phẩm.
Giống như với lạc (đậu phộng) có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn. Nếu bạn mù quáng, ăn nhiều lạc khi cơ thể chưa quen sẽ rất dễ xảy ra ảnh hưởng tiêu cực.
Dưới đây là 3 nhóm người khi ăn lạc nên chú ý nếu không sẽ rước bệnh vào người.
1. Những người bị dị ứng với lạc
Mặc dù lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như giàu protein, lại có các chất khoáng, vi lượng, lipid, nhưng những người bị dị ứng với lạc không nên tiêu thụ nó, nếu cố tình ăn thì họ sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, thậm chí nổi mẩn đỏ sau khi ăn vào.
Người mắc chứng dị ứng lạc nên biết cách tránh ăn, không nên ăn một cách mù quáng, việc bị dị ứng 1-2 lần do vô tình ăn lạc có thể chỉ gây những ảnh hưởng khó chịu nhất thời, nhưng cố tình ăn lạc dẫn đến dị ứng thường xuyên sẽ gây ra nhiều hậu quả tai hại cho sức khỏe.
Video đang HOT
2. Những người đã phát triển bệnh mỡ máu
Lạc tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu bạn đã xuất hiện tình trạng tăng mỡ máu, máu quá đặc, nồng độ cholesterol và triglycerid trong huyết thanh quá mức, trường hợp này bạn nên ăn uống hợp lý. Hãy cố gắng ăn ít các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol như lạc.
Tại sao khi ăn lạc chúng ta không cảm thấy có chất béo mà lạc lại giàu chất béo? Nến nhớ lạc cũng là nguyên liệu để làm dầu lạc, nó chứa nhiều dầu, thường xuyên ăn lạc sẽ dễ dẫn đến béo phì, đồng thời làm tăng độ nhớt của máu, không có lợi cho việc giảm mỡ máu.
Vì vậy, trong quá trình cải thiện bệnh mỡ máu, chúng ta phải chú ý đến sức khỏe trong chế độ ăn uống, giảm tiếp thu chất béo và cholesterol, bổ sung hợp lý vitamin và axit béo không no để cải thiện tình trạng bệnh.
3. Những người béo phì nặng
Nhiều người thích ăn lạc, nhưng người bị béo phì không nên lúc nào cũng ăn lạc, bởi trong lạc có chứa chất béo, thường xuyên ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể béo phì rõ ràng hơn. Nhiều người còn có thể bị gan nhiễm mỡ và các bệnh mãn tính khi bị béo phì.
Để tránh tình trạng này xảy ra, đối tượng này phải hạn chế tuyệt đối lượng calo. Lạc là thực phẩm có hàm lượng calo cao, nếu nạp quá nhiều calo sẽ khiến tình trạng béo phì tiếp tục diễn biến xấu do tích tụ calo và tiêu hao ít năng lượng, hình thành hiện tượng ác tính.
Lạc ăn thường xuyên rất tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn đậu phộng. Ngoài ra, bạn phải chú ý các chi tiết khi ăn lạc, nhất là lạc bị mốc, nó sẽ sinh ra độc tố aflatoxin và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Hiểu rõ thực phẩm và chế độ ăn cho sức khỏe tốt
Bữa ăn gia đình có vai trò vô cùng quan trọng nên cần được bảo đảm, cân đối cả về số lượng và chất lượng.
Theo quan điểm hiện đại, một bữa ăn cân đối là có đủ các nhóm thực phẩm ở tỷ lệ cân đối: Nhóm ngũ cốc - chất bột đường, thực phẩm giàu đạm, thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Trong mùa dịch, ý thức về chế độ ăn cần được nâng cao hơn nữa để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch.
Nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng
Theo Viện Y học ứng dụng: "Y học hiện đại hay đúng hơn cả là dinh dưỡng học hiện đại luôn đưa ra lời khuyên nên thực hành một chế độ ăn cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hơn nữa, chế độ ăn uống hợp lý còn cần phải tùy thuộc theo tuổi, giới và thể chất của từng đối tượng".
Theo đó, các nhóm thực phẩm cần có tỷ lệ cân đối bao gồm:
Nhóm ngũ cốc (năng lượng từ ngũ cốc nên chiếm 55-67% tổng năng lượng khẩu phần, nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau để làm đa dạng bữa ăn).
Nhóm thực phẩm giàu đạm (cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ...).
Nhóm chất béo (mỡ động vật và dầu thực vật hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K...).
Nhóm rau, quả (cung cấp vitamin và khoáng chất) giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi.
Mất cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn
Về cơ bản, không có món ăn riêng lẻ nào có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cần phối hợp, sử dụng đa dạng các loại thực phẩm. Khi chúng ta sử dụng thiên về một loại, với tần suất liên tục, vô hình trung đã tự làm mất tính cân bằng của các yếu tố dinh dưỡng. Ví dụ như mì ăn liền - món ăn vẫn được nhiều người coi là không cân bằng khi cung cấp một lượng chủ yếu là tinh bột trong khi các yếu tố khác lại thiếu.
So sánh hàm lượng dinh dưỡng của một số thực phẩm thông dụng. (Nguồn: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, xuất bản năm 2017).
Tuy nhiên, về mặt bản chất, mì ăn liền dù là một thực phẩm ăn nhanh, nhưng vẫn được xem như bữa ăn cơ bản, có thể dùng thay bữa chính. Để cân bằng dinh dưỡng khi ăn mì ăn liền, cần bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng còn thiếu bằng các thực phẩm ăn kèm như trứng, thịt, rau xanh... Như vậy thì một bữa ăn với mì ăn liền vẫn bảo đảm 15-20% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể.
Có thể nhận thấy rằng, ăn gì và mất cân bằng dinh dưỡng ra sao là do chính bản thân chúng ta, chứ không phải do thực phẩm gây ra. Phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau chính là cách đem đến bữa ăn dinh dưỡng hoàn hảo.
Thực phẩm có gây nóng trong người hay không?
Người Việt thường có câu cửa miệng là "thực phẩm này nóng nên ăn ít, đừng ăn thực phẩm kia nóng không tốt". Vậy thực sự có thực phẩm nóng hay không?
Chuyên gia Viện Y học ứng dụng cho biết: "Đa số mọi người đánh giá thực phẩm nóng, lạnh dựa theo kinh nghiệm bản thân và mang tính truyền miệng. Thực ra, thực phẩm nóng hay lạnh không đơn thuần dựa vào cảm giác gây cay nóng tại cơ quan khứu giác, vị giác, tiêu hóa mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau; trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, cũng như thành phần dinh dưỡng của thực phẩm. Có thể là cay nóng với người này là không tốt, nhưng với người khác lại là bình thường, thậm chí là tốt".
Ở khía cạnh y học hiện đại, nóng trong người không phải là một bệnh và cũng không có quan điểm hay định nghĩa rõ ràng. Do đó, khó có thể nói thực phẩm là nguyên nhân gây nóng trong. Hiện tượng nóng trong người sau khi ăn ở một số người có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý.
Ví dụ, sau khi ăn các thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, gà rán hay mì ăn liền, nhiều người cảm thấy nóng trong người và đổ lỗi cho những thực phẩm này là nguyên nhân, nhưng thực ra, đó là do họ vừa có một bữa ăn chưa cân bằng về dinh dưỡng: Nạp vào quá nhiều chất béo, tinh bột (khoai tây chiên, mì ăn liền), đạm (gà rán) nhưng lại thiếu chất xơ, không có rau xanh, trái cây trong bữa ăn và không uống đủ nước.
Ngoài ra, một số biểu hiện mà nhiều người cho rằng là nóng trong người như mẩn ngứa, mụn nhọt, ra máu chân răng, nhiệt miệng hay nóng da... thì theo chuyên gia, đây là những dấu hiệu hoặc triệu chứng mà cơ thể đưa ra để thông báo cho bạn biết có gì đó không ổn hoặc để cảnh báo bạn về những vấn đề sức khỏe sắp xảy ra.
Bạn có thể tiến hành ghi chép lại các triệu chứng nóng trong người, đi kèm nhật ký ăn uống, dùng thuốc và đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể bạn.
Các loại ung thư vợ chồng dễ mắc giống nhau Do thói quen ăn uống, tiếp xúc gần gũi, hai vợ chồng có thể cùng mắc bệnh liên quan tới phổi, gan, dạ dày, ruột. Các bác sĩ đưa ra khái niệm "ung thư vợ chồng" chỉ tình trạng, nếu vợ hoặc chồng mắc ung thư, thì sau một thời gian, nửa kia cũng phát hiện bị mắc bệnh tương tự. Theo nghiên...