Ăn hành tây mỗi ngày ngừa loãng xương, viêm khớp và nhiều lợi ích khác
Hành tây là loại củ quen thuộc có nhiều tác dụng đã được chứng minh, cải thiện sức khỏe và giúp giảm đau cơ, viêm khớp.
Hành tây không chỉ là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon mà còn có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tăng cường cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tăng khả năng phòng loãng xương, viêm khớp và nhiều bệnh khác.
Tuy nhiên, không phải chỉ ăn hành tây là có thể nhận được các lợi ích dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà cần bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm và thực hiện ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học. Tham khảo các thông tin đã được nghiên cứu về củ hành tây để cân nhắc đưa vào thực đơn của bản thân và gia đình:
1. Dinh dưỡng có trong hành tây
Hành tây chứa ít calo những nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Ngoài hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn, hành tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như quercetin.
Chất dinh dưỡng trên mỗi một cốc hành tây tươi xắt nhỏ có:
Lượng calo: 32Carbohydrate: 15 gProtein: 2 gChất béo: 0Chất xơ: 3 gĐường: 7 g
Hành tây cũng là một nguồn vitamin như: Vitamin C, vitamin B6, kali, mangan, đồng. Hành tây ít calo, hầu như không có chất béo và chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe có thể giúp chống viêm trong bệnh viêm khớp và các tình trạng liên quan. Ăn hành sống hoặc nấu chín là sự bổ sung lành mạnh cho nhiều món ăn.
Hành tây thuộc chi Allium, giàu chất hóa học có thể giúp bảo vệ tim, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và giúp cơ thể sản xuất insulin dễ dàng hơn. Hành tây cũng là một trong những nguồn thực vật cung cấp quercetin lớn nhất có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quercetin thuộc nhóm chất chống oxy hóa gọi là flavonoid giúp tiêu diệt các gốc tự do (các hạt không ổn định trong tế bào) trước khi chúng có cơ hội gây ra thiệt hại thực sự cho cơ thể.
2. Tăng cường sức khỏe xương, giảm viêm khớp
Hành tây chứa quercetin có thể hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của các hóa chất gây viêm.
Quercetin có trong hành tây đã được chứng minh là có nhiều lợi ích khi giảm đau và cải thiện sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu cho thấy quercetin có thể hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của các hóa chất gây viêm trong cơ thể như prostaglandin và leukotrien. Những chất này lưu hành với số lượng lớn gây ra các bệnh mạn tính như viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Hành tây có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh loãng xương, một tình trạng làm xương yếu đi. Một nghiên cứu ở những người gần hoặc đã qua thời kỳ mãn kinh cho thấy những người ăn hành hàng ngày có mật độ xương cao hơn, dẫn đến xương chắc khỏe hơn. BS. Rui Hai Liu, giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Cornell cho biết hành tây càng cay thì đặc tính tăng cường sức khỏe càng mạnh.
Video đang HOT
Quercetin còn có tác dụng giúp xương chắc khỏe hơn. Một nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Bern, Thụy Sĩ phát hiện ra rằng quercetin ức chế quá trình phân hủy xương. Các nhà khoa học suy đoán rằng quercetin có thể hoạt động giống như một loại thuốc phổ biến dùng để điều trị chứng loãng xương.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích các thành phần hóa học hoạt động của hành trắng và phát hiện ra rằng hợp chất có khả năng làm giảm tình trạng mất xương nhất là một peptide có tên GPCS. Sau đó, họ đã thu được một nhóm tế bào xương tách biệt từ chuột sơ sinh và cho các tế bào này tiếp xúc với hormone tuyến cận giáp để kích thích mất xương, sau đó cho một số tế bào được điều trị tiếp xúc với GPCS.
Theo nghiên cứu, việc điều trị bằng GPCS đã ức chế đáng kể sự mất khoáng chất của xương, bao gồm cả canxi, khi so sánh với các tế bào không tiếp xúc với GPCS. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu để xác định xem liệu GPCS có tác dụng tương tự ở người hay không, cần bao nhiêu hành tây hoặc GPCS để có tác động tích cực đến sức khỏe của xương và xác định cơ chế hoạt động của GPCS trên tế bào xương.
3. Một số lợi ích sức khỏe khác của hành tây
Nguy cơ ung thư thấp hơn
Nhiều loại hành chứa chất có thể giúp chống lại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều hành nhất có ít khả năng mắc bệnh ung thư ruột kết, cổ họng và buồng trứng nhất. Một nghiên cứu khác cho thấy những người đàn ông ăn nhiều rau thuộc họ hành tím ít có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhất. Một chế độ ăn giàu quercetin có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Tác dụng kháng khuẩn
Theo một số nghiên cứu, hành tây có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, chiết xuất hành và tỏi đã làm chậm sự phát triển của một số vi khuẩn. Cần nhiều nghiên cứu hơn để chỉ ra hành tây ảnh hưởng đến vi khuẩn trong cơ thể như thế nào.
Sức khỏe tiêu hóa
Hành tây có fructooligosacarit, chất hoạt động như prebiotic (thức ăn cho vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột có thể giúp tiêu hóa. Chúng đi qua ruột non và nuôi dưỡng vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột già.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, mang lại cho chúng mùi vị và mùi hăng, nồng. Những hợp chất này có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể và có thể giúp phá vỡ cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh tim và đột quỵ.
Nên ăn hành sống thay vì nấu chín để hấp thụ được nhiều hợp chất lưu huỳnh nhất từ hành tây.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cả quercetin và hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có trong hành tây đều có tác dụng thúc đẩy sản xuất insulin, khiến chúng trở thành lựa chọn rau hữu ích.
Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Flavonoid có nguồn gốc từ thực vật và được tìm thấy với số lượng lớn trong hành. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu flavonoid trong thời gian dài làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hành tây chứa chất có lợi cho sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa một số bệnh. Ảnh: Internet
4. Tác dụng phụ của hành tây
Ăn hành tây có thể có một số tác dụng phụ, bao gồm:
Có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể của bạn. Khi cơ thể phân hủy các hợp chất lưu huỳnh có trong hành, chúng có thể phản ứng với mồ hôi trên da tạo ra cảm giác thường được coi là khó chịu mùi cơ thể.
Có thể làm tăng đầy hơi và chướng bụng nhất là người mắc hội chứng ruột kích thích.
Có thể gây ngộ độc thực phẩm. Cơ quan y tế Hoa Kỳ đã từng phát hiện đợt bùng phát vi khuẩn salmonella đối với hành trồng ở California. Tuy vậy, đợt bùng phát như thế này rất hiếm xảy ra ở hành tây vì lớp vỏ mỏng bên ngoài có thể bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn và quá trình sấy khô hành để chuẩn bị đưa ra thị trường càng làm giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn.
Các loại rau tốt nhất cho người bệnh viêm khớp
Nhiều loại rau rất giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và giảm viêm khắp cơ thể, kể cả ở khớp.
Vậy người bệnh viêm khớp nên chọn những loại rau nào?
Theo Arthritis Foundation (Tổ chức Viêm khớp), chế độ ăn của người bệnh viêm khớp nên bổ sung nhiều loại rau củ càng nhiều màu sắc như xanh lá, vàng, cam càng tốt và sự đa dạng là điều quan trọng.
Rau lá xanh đậm tốt cho người viêm khớp
Sản xuất năng lượng và các quá trình trao đổi chất khác trong cơ thể tạo ra các sản phẩm phụ có hại gọi là gốc tự do. Các gốc tự do không chỉ làm tổn thương tế bào mà còn có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) và chứng viêm. Các loại rau lá xanh như súp lơ xanh, rau bina, cải Brussels, cải xoăn, củ cải Thụy Sĩ và cải chíp chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C và K, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương gốc tự do. Những thực phẩm này cũng chứa nhiều canxi bảo vệ xương.
Rau bina tốt cho người viêm khớp.
Súp lơ xanh và các loại rau họ cải khác (cải Brussels, bắp cải, cải chíp và súp lơ trắng) mang lại một lợi ích khác - một hợp chất tự nhiên gọi là sulforaphane. Nghiên cứu trên chuột cho thấy sulforaphane ngăn chặn quá trình viêm và có thể làm chậm tổn thương sụn trong viêm xương khớp (OA). Và có một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều rau họ cải có thể ngăn ngừa RA phát triển ngay từ đầu.
Khoai lang, cà rốt và bí đao
Những loại rau có màu cam và đỏ rực này có màu sắc đặc biệt nhờ các carotenoid như beta-cryptoxanthin. Sắc tố thực vật cũng cung cấp chất chống oxy hóa cho khoai lang, cà rốt, bí và ớt đỏ. Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thực phẩm giàu beta-cryptoxanthin có thể làm giảm nguy cơ phát triển RA và các tình trạng viêm khác.
Ớt chuông cung cấp vitamin C
Ớt - bất kể màu sắc của chúng là gì, vị dịu hay cay - đều là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp bảo vệ xương và có thể bảo vệ các tế bào sụn. Dùng ít hơn mức khuyến nghị 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với nam giới mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp đầu gối. Chỉ cần nửa cốc ớt chuông đỏ là bạn đã có đủ năng lượng cho cả ngày.
Hành, tỏi, tỏi tây và hẹ tây
Những loại rau có vị hăng và hương vị nồng này đều thuộc họ hành, rất giàu chất chống oxy hóa gọi là quercetin. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu khả năng tiềm tàng của quercetin trong việc giảm viêm trong các bệnh như viêm khớp dạng thấp. Allium cũng chứa một hợp chất gọi là diallyl disulphine, có thể làm giảm các enzyme gây tổn thương sụn.
Ô liu chứa hợp chất chống viêm
Ô liu và dầu ô liu chứa những chất chống viêm mạnh mẽ. Dầu ô liu nguyên chất có chứa hợp chất oleocanthal, một chất chống viêm tự nhiên có đặc tính tương tự như ibuprofen.
Quả ô liu chứa chất chống viêm.
Cà tím, ớt, cà chua và khoai tây
Những loại rau thuộc họ cà dược có chứa chất solanine, chất mà một số người cho rằng làm nặng thêm tình trạng viêm và đau do viêm khớp. Solanine là một loại alkaloid có thể gây viêm nhưng nó gần như hoàn toàn được tìm thấy trong lá và thân của những loại rau này chứ không phải trong các bộ phận chúng ta ăn. Không có nghiên cứu khoa học nào được thực hiện để chứng minh rằng chúng thực sự gây viêm hoặc làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Các loại rau củ này rất giàu chất dinh dưỡng, khiến chúng trở thành một sự bổ sung xứng đáng cho chế độ ăn uống. Đơn giản chỉ cần kiểm tra xem có những loại rau này có gây ảnh hưởng gì bằng cách ăn ít một các loại rau củ này trong các bữa ăn.
Không nên loại bỏ các loại thực phẩm rau củ giàu chất dinh dưỡng khỏi chế độ ăn.
Nấu rau đúng cách
Điều quan trọng nữa là chọn cách nấu đúng. Hấp tốt hơn luộc vì hấp giữ được chất dinh dưỡng trong rau. Đừng dùng nhiều nước khi luộc vì vitamin và chất chống oxy hóa dễ tan ra trong nước. Ngoài ra, đừng nấu quá chín - hãy nấu rau củ chín vừa để giữ lại vitamin và khoáng chất.
Không chiên ngập dầu vì sẽ bổ sung thêm nhiều chất béo và calo mà hãy xào. Việc sử dụng dầu sẽ giải phóng các chất phytochemical trong rau và khiến chúng trở nên dễ sử dụng hơn. Tốt hơn nữa, hãy sử dụng một hoặc hai thìa dầu ô liu để có thêm một lượng olecanthal chống viêm.
Thực hư về loại cây leo được ví như "xương sống của quỷ" giúp chữa bệnh xương khớp Hồ đằng bốn cánh (chìa vôi bốn cạnh - tên khoa học là Cissus quadrangularis) đã được ứng dụng làm thuốc trong nhiều thế kỷ. Loại cây này chủ yếu mọc ở vùng khí hậu nhiệt đới và là một phần của họ cây nho (Vitaceae). Mặc dù nhiều bộ phận của cây hồ đằng bốn cánh cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng...