Những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng đặc biệt giúp ngăn ngừa loãng xương
Nhiều người trong chúng ta thường không chú ý đến một loại chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể, đó là mangan.
Mangan giúp hấp thụ chất dinh dưỡng, sản xuất enzyme tiêu hóa, phát triển xương và bảo vệ hệ thống miễn dịch.
1. Mangan rất quan trọng đối với miễn dịch và ngừa loãng xương
Mangan là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hấp thụ chất dinh dưỡng, sản xuất sản xuất enzyme tiêu hóa, phát triển xương và bảo vệ hệ thống miễn dịch.
Chất dinh dưỡng thiết yếu này có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng khác như cholesterol, carbohydrate, protein và sắt phục vụ cho sự tăng trưởng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Mangan kết hợp với các khoáng chất như canxi, kẽm và đồng, giúp hỗ trợ sức khỏe của xương và giảm tình trạng mất xương, đặc biệt ở phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người dễ bị gãy xương và xương yếu.
Trong cơ thể, mangan phối hợp với vitamin K để tối ưu hóa quá trình đông máu, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và chữa lành vết thương.
Nghiên cứu cho thấy, mangan cũng là thành phần chính của enzyme chống oxy hóa có tên là superoxide effutase giúp chống lại các gốc tự do, là nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim hoặc ung thư. Đây là lý do tại sao các nhà khoa học tin rằng thiếu mangan có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh chuyển hóa, béo phì, bệnh đái tháo đường type 2, xơ vữa động mạch…
Video đang HOT
Tình trạng thiếu mangan tuy không quá phổ biến nhưng vẫn không thể xem nhẹ. Vì nếu để cơ thể thiếu mangan có thể dẫn đến suy giảm quá trình trao đổi chất, mật độ xương và sự tăng trưởng.
Thiếu mangan có thể dẫn đến loãng xương.
Theo BS. Trần Thị Bích Nga, nguyên giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, là một vi chất dinh dưỡng, mặc dù cơ thể cần một lượng rất nhỏ nhưng mangan có vai trò rất quan trọng.
Mangan được tìm thấy chủ yếu trong xương, gan, thận và tuyến tụy. Nó có vai trò trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, hình thành mô liên kết và xương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đông máu, tổng hợp hormone giới tính và chất dẫn truyền thần kinh.
Nhu cầu mangan thường được đáp ứng thông qua chế độ ăn uống. Mangan có mặt tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Nguồn thực phẩm chứa mangan bao gồm: ngũ cốc nảy mầm, các loại đậu, một số loại hạt… Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn thực phẩm giàu mangan nhất, ngoài ra nó cũng được tìm thấy trong trái cây và rau quả.
2. Một số nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp mangan tốt nhất
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thống kê hàm lượng mangan trong một số thực phẩm tự nhiên theo phần trăm giá trị hàng ngày (DV) cơ thể cần. Tỷ lệ phần trăm dựa trên chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày của một người.
Rau dền: 1 cốc nấu chín chứa 2,1 miligam (91% DV )Gạo lứt: 1 chén nấu chín chứa 2 miligam (87%DV)Đậu xanh: 1 cốc nấu chín chứa 1,7 miligam (74%DV)Bạch đậu khấu: 1 muỗng canh chứa 1,6 miligam (70 %DV)Yến mạch: 1 cốc nấu chín chứa 1,4 miligam (61 %DV)Hạt Quinoa: 1 cốc nấu chín chứa 1,2 miligam (52 %DV)Đậu trắng: 1 cốc nấu chín chứa 1,1 miligam (48% DV)Đậu đen: 1 cốc nấu chín chứa 0,8 miligam (35% DV)Lúa mạch đen: 1 cốc nấu chín chứa 4,3 miligam (187% DV)
Đậu xanh là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu mangan tốt cho cơ thể.
3. Có cần dùng thực phẩm bổ sung mangan?
Mangan cũng được thêm vào các thực phẩm bổ sung nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên cách an toàn nhất để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt là tăng lượng mangan trong chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa mangan hơn là dùng thực phẩm bổ sung. Thực phẩm tự nhiên chứa hỗn hợp thích hợp của các loại vitamin và khoáng chất khác nhau và hàm lượng mangan có trong hầu hết thực phẩm đều ở mức an toàn.
Dùng thực phẩm bổ sung mangan không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Lượng mangan trong máu cao có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề về nhận thức, tuy nhiên đây được coi là nguy cơ thấp. Mangan có thể tích tụ ở những người có vấn đề về tiêu hóa, gây ra các tác dụng phụ về tâm thần, chóng mặt, run rẩy và bệnh gan trầm trọng hơn.
Phẫu thuật khối bướu khổng lồ gây biến dạng vai gáy cho bệnh nhân
Mang khối u mỡ ở vai gáy cách đây 10 năm, bà N.T.H (trú tại phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cứ để vậy, cho đến 3 năm nay, khối u phát triển khổng lồ, biến dạng cơ thể, thành kiểu cushing béo mặt, tay chân, rậm lông tó thì mới tới viện.
Bà H vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương thăm khám với khối u mỡ khổng lồ gây biến dạng vùng vai gáy. Qua thăm khám, bác sĩ còn phát hiện bà H có các biến dạng cơ thể kiểu cushing béo mặt, tay chân, rạn da bụng, rậm lông tóc, bụng mỡ, cơ lực giảm.
Chụp cắt lớp vi tính, khối tỷ trọng mỡ rất lớn, to ở vùng từ sau gáy kéo dài đến hết cơ vùng thắt lưng, vị trí lớn nhất của khối u có kích thước khoảng 35cmx13cm.
Bệnh nhân mang khối u mỡ khổng lồ đã được PGS.TS Trần Ngọc Lương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương và ekip phẫu thuật thành công.
Bà H còn có thêm các bệnh khác như sỏi niệu quản, mỡ máu, suy thượng thận, gút, viêm khớp, loãng xương, đái tháo đường tuýp 2... Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa và xin ý kiến của PGS.TS. Trần Ngọc Lương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương để thống nhất chỉ định cắt khối u mỡ vùng gáy cho người bệnh.
Ca phẫu thuật diễn ra thành công, cắt bỏ khối u mỡ kích thước lớn với trọng lượng hơn 2kg. Hiện tại, bệnh nhân được chăm sóc hậu phẫu tích cực, sức khỏe ổn định.
Theo các bác sĩ, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh u mỡ. Hầu hết các trường hợp bị u mỡ đều lành tính, không cần điều trị vì bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, theo BS Phạm Bá Tuân, Phó trưởng Khoa Ngoại chung, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, trong một vài trường hợp, u mỡ cần được phẫu thuật. Người bệnh cần đến bệnh viện để làm sinh thiết và các xét nghiệm cần thiết, từ đó, xác định u mỡ lành tính hay u ác tính.
Nếu u mỡ to, có tính chất bất thường hoặc nằm dưới sâu hơn mô mỡ, bác sĩ sẽ chi định thực hiện một số phương pháp như sinh thiết mẫu, siêu âm hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác như MRI hoặc CT scan, để tránh nhầm lẫn với ung thư tế bào mỡ.
Người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật trong các trường hợp: Khối u gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch máu bên trong; phần da phủ lên u mỡ bị viêm; khối u phát triển nhanh hoặc lớn hơn 5cm gây khó khăn trong sinh hoạt hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Qua trường hợp bệnh nhân N.T.H, các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương khuyến cáo, người dân cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Khi trên cơ thể xuất hiện những khối u bất thường cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
8 loại thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương yếu đi và mỏng đi, khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy. Tham khảo 8 loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Canxi là một khoáng chất phổ biến chiếm khoảng 1,5-2% tổng trọng lượng cơ thể. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị...