Ăn hải sản sống, hơn 50 người ở Quảng Ninh bị nhiễm sán lá gan nhỏ
Theo Trung tâm CDC Quảng Ninh, nguyên nhân hàng chục người bị nhiễm sán lá gan nhỏ do có thói quen ăn hải sản sống (gỏi cá, tôm,…).
Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh cho biết, mới đây đơn vị vừa phát hiện 87 trường hợp nhiễm giun, sán tại 2 xã Liên Vị và Sông Khoai (thị xã Quảng Yên). Trong đó, riêng địa bàn xã Liên Vị có 55 người nhiễm sán lá gan nhỏ.
Theo kết quả điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp do CDC Quảng Ninh thực hiện đối với 400 người dân (độ tuổi từ 2 – 65 tuổi) tại xã Liên Vị và Sông Khoai có 55/ 200 người dân xã Liên Vị được điều tra bị nhiễm sán lá gan nhỏ. Nhóm tuổi mắc cao nhất từ 30 – 65 tuổi, trong khi xã Sông Khoai không có trường hợp nào nhiễm sán. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân xã Liên Vị có thói quen ăn hải sản sống (gỏi cá, tôm,…).
Bệnh sán lá gan nhỏ do loài sán Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini gây nên; đây là bệnh ký sinh trùng do sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật trong gan. Người nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn các thức ăn từ cá chưa được nấu chín có ấu trùng sán lá gan nhỏ còn hoạt động như gỏi cá, lẩu cá, cá muối, cá ngâm giấm, cá khô, cá hun khói.
Cán bộ khoa Ký sinh trùng – côn trùng Trung tâm CDC Quảng Ninh) thực hiện xét nghiệm phát hiện giun sán trên mẫu của 400 người dân. Ảnh: Q.Trang
Video đang HOT
Bệnh sán lá gan nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, gây nên những tổn thương đường mật, túi mật, các cơ quan khác.
Các bệnh lý tùy theo mức độ nhiễm, thời gian nhiễm như: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, kích thích và viêm đường mật, áp xe đường mật; xơ hóa lan tỏa ở khoảng cửa, tổ chức gan tăng sinh, thoái hóa mỡ gan, áp xe gan, có thể có cổ trướng; sỏi mật, đặc biệt có thể gây ung thư đường mật.
Cũng theo Trung tâm CDC Quảng Ninh, theo kết quả xét nghiệm tìm các loại trứng giun sán bằng phương pháp KatoKatz (Phương pháp này không dùng để tìm ấu trùng, trứng giun kim hoặc đơn bào) thực hiện trên 400 người dân ở 2 xã nói trên, tỷ lệ nhiễm giun chung chiếm 8% (32 người), chủ yếu là giun tóc, giun đũa.
Các bệnh do giun sán gây ra không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Có thể nhận ra bệnh bởi một số dấu hiệu như: đau bụng, người mệt mỏi chán ăn,… Những trường hợp bệnh nặng có thể gây ra một số tác hại như: tiêu chảy, mất máu, chậm phát triển thể chất và nhận thức. Nhiều trường hợp trẻ bị tắc ruột và suy dinh dưỡng do giun gây nên. Các triệu chứng khác như ho là do sự di chuyển của giun đến các cơ quan trong cơ thể.
Trước sự việc trên, Trung tâm CDC Quảng Ninh đề nghị Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên chỉ đạo Trạm Y tế xã Liên Vị, xã Sông Khoai điều trị cho những trường hợp nhiễm giun được phát hiện. Đối với các trường hợp nhiễm sán lá gan nhỏ, Trung tâm CDC Quảng Ninh sẽ trực tiếp tổ chức điều trị miễn phí bằng thuốc đặc hiệu và điều trị triệu chứng theo Hướng dẫn quy định của Bộ Y tế.
Thấy cộm mắt, người phụ nữ đi khám bất ngờ phát hiện "sinh vật lạ" trong mắt
Một người phụ nữ thấy mắt của mình có hiện tượng đau, cộm, nhìn mờ, sau khi kiểm tra, bác sĩ bất ngờ phát hiện trong mắt của người bệnh có giun còn sống.
Mới đây, đại diện Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, các bác sĩ Khoa Mắt của đơn vị đã tiến hành gắp 1 con giun dài 10cm còn sống trong mắt nữ bệnh nhân quê huyện Thủy Nguyên (Tp.Hải Phòng).
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, người bệnh đến Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí khám với triệu chứng đau mắt, cộm, nhìn mờ. Sau khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ phát hiện có một con giun trong mắt của người bệnh.
Theo đó, các bác sĩ đã cẩn trọng dùng dụng cụ chuyên dụng gắp con giun sán ra ngoài. Việc giun, sán ở trong mắt lâu dần sẽ gây ra viêm, chảy nước mắt, cộm ngứa. Nếu để lâu không được phát hiện và lấy ra sẽ khiến cho người bệnh nhìn mờ, khó khăn trong sinh hoạt.
Cũng theo bác sĩ Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, nguyên nhân khiến người bệnh mắc giun, sán có thể từ đồ ăn, tay chân tiếp xúc với ấu trùng hoặc cũng có thể bị lây từ chó, mèo.
Để tránh nhiễm các loại giun, sán nói chung, mọi người cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống xung quanh, tẩy giun định kỳ và hạn chế tiếp xúc với chó, mèo...
Con giun dài 10cm được bác sĩ gắp ra khỏi mắt của người bệnh.
Theo các bác sĩ, những dấu hiệu gợi ý bị mờ mắt do nhiễm giun, sán và cần đến bệnh viện sớm để thăm khám gồm:
- Mờ mắt kéo dài không rõ nguyên nhân, mờ mắt có tính chất tái đi tái lại;
- Mờ mắt nhưng không đau, không viêm đỏ;
- Mắt cộm, ngứa mắt;
- Nhìn mờ cảm giác như nhìn qua sương mù, nhìn thấy nhiều bóng đen (hiện tượng ruồi bay);
- Đôi khi kèm theo dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng.
Để phát hiện bản thân có nhiễm giun sán hay không, cần phải làm các xét nghiệm chuyên sâu để phát hiện ấu trùng giun sán.
Gắp giun đũa gần 20 cm trong ống mật bé gái 11 tuổi Ngày 18.6, thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị này vừa tiến hành gắp giun đũa gần 20 cm trong ống mật chủ của một bé gái 11 tuổi. Bệnh nhân là bé T.T.N.H trú tại H.Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh), nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn vùng thượng vị, buồn nôn và nôn...