Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa 5.000km

Theo dõi VGT trên

Ấn Độ đã thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tiên tiến nhất trong lịch sử nước này. Động thái này có thể khiến 2 đối thủ trong khu vực của New Delhi là Trung Quốc và Pakistan phải dè chừng.

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa 5.000km - Hình 1

Tên lửa Agni-5 của Ấn Độ (Ảnh: Getty)

Theo Dailymail, Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 18/1 xác nhận đã phóng thử thành công tên lửa đất đối đất Agni-5 từ hòn đảo Abdul Kalam ngoài khơi bờ biển phía đông Odisha. Đây là tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được coi là tiên tiến nhất trong lịch sử nước này.

Các nhà phân tích nhận định vụ thử tên lửa không những tăng cường sức mạnh phòng thủ của Ấn Độ, mà còn củng cố năng lực răn đe của New Delhi với các đối thủ trong khu vực.

Agni-5 là biến thể hiện đại nhất trong các tên lửa Agni, có tầm tấn công 4.800km. Agni-5 đã được thử nghiệm 5 lần từ năm 2012 tới giờ. Lần gần nhất Ấn Độ thử nghiệm tên lửa loại này vào tháng 12 năm ngoái.

Trung Quốc và Pakistan, 2 đối thủ địa chính trị lớn nhất của Ấn Độ trong khu vực, đã chỉ trích vụ thử này của New Delhi.

Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã căng thẳng vào tháng 6 năm ngoái khi Trung Quốc mở đường trên cao nguyên Doklam, khu việc biên giới chung giữa 3 nước Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan. Phía Bhutan đã phản đối sự hiện diện của Trung Quốc tại khu vực này và Ấn Độ đã lên tiếng ủng hộ đồng minh Bhutan. Sự bất đồng này đã dẫn tới việc quân đội 2 nước đối đầu ở Doklam trong 10 tuần, trước khi 2 bên thương lượng đồng ý rút quân.

Hôm 16/1, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết Hội đồng Mua sắm Quốc phòng nước này đã thông qua hợp đồng mua 72.400 s.úng trường tấn công và 93.895 s.úng carbine trị giá 35 tỷ rupee (khoảng 553 triệu USD). Theo thông báo, số vũ khí này được mua để “cho phép các lực lượng phòng vệ đáp ứng được yêu cầu trước mắt của các binh sĩ triển khai ở các khu vực biên giới”.

Đức Hoàng

Video đang HOT

Theo Dailymail

Theo Dantri

Tên lửa – cuộc chạy đua chưa có hồi kết

Hàng loạt các quốc gia trên thế giới hiện nay đang sở hữu những giàn tên lửa hiện đại với tầm b.ắn có thể với tới bất cứ đâu trên địa cầu. Từ châu Âu, Trung Đông, vùng Vịnh, hay khu vực châu Á - Thái Bình Dương... - nơi đâu cũng tham gia vào cuộc chạy đua vô cùng tốn kém vừa để khẳng định sức mạnh quân sự, vừa để giữ thế chủ động trong các cuộc xung đột ngày càng gia tăng ở khắp mọi nơi.

Tên lửa - cuộc chạy đua chưa có hồi kết - Hình 1

Tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên chuẩn bị rời bệ phóng

Nơi nào có tranh chấp lãnh thổ, tầm ảnh hưởng, còn mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo nơi đó còn phát triển tên lửa. Iran phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và cung cấp tên lửa cho đồng minh quan trọng của họ là lực lượng Hezbollah tại Liban và quân nổi dậy sắc tộc Houthi ở Yemen.

Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa đất đối không S-400 của Nga, dù không phù hợp với hệ thống của NATO. Triều Tiên thách thức thế giới bằng các vụ thử tên lửa đạn đạo. Nga triển khai tên lửa hành trình có khả năng đặt toàn bộ Tây Âu trong tầm ngắm, vi phạm thỏa thuận Liên Xô - Mỹ năm 1987 về lực lượng hạt nhân tầm trung.

Sức mạnh quốc gia đồng nghĩa với tầm xa tên lửa?

Dù không vượt qua bầu khí quyển Trái đất hay vươn cao vào không gian, có tầm b.ắn ngắn hay xa, được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân hay chỉ thực hiện nhiệm vụ thông thường, quỹ đạo phát triển tên lửa hiện nay định hình so sánh cán cân sức mạnh quốc tế. Nó tạo ra sức ảnh hưởng cho các cường quốc đang trỗi dậy như Iran, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia...

Liên Xô là quốc gia đầu tiên phát triển tên lửa đạn đạo, có khả năng vượt qua tầng khí quyển, bay vào không gian và được thiết kế để mang theo đầu đạn hạt nhân. Bắt đầu từng những năm 2000, lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi. Trước đây, tên lửa đạn đạo là đặc quyền của các cường quốc lớn, nhưng tới nay thì các loại tên lửa tầm xa đã nằm trong tầm tay của rất nhiều nước. Khả năng phát triển tên lửa thuộc nhiều quốc gia, ngay cả các quốc gia không có tiềm lực kinh tế cũng cố gắng có cho được một hệ thống phóng với tên lửa thuộc nhiều tầm b.ắn trước mối đe dọa từ bên ngoài.

Bất chấp các nỗ lực chống phổ biến vũ khí của cộng đồng quốc tế, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, thậm chí bom nguyên tử vẫn được âm thầm hoặc công khai phát triển. Đơn cử như Iran, Libya, Ukraine - những nước đều đã bị quân đội nước ngoài tấn công hoặc xâm chiếm sau khi chấp nhận từ bỏ kho vũ khí hạt nhân theo thỏa thuận quốc tế vẫn lựa chọn tên lửa làm biện pháp tốt nhất để bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ và duy trì sự tồn tại của chế độ.

Mới đây, Mỹ đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà các cường quốc cùng ký năm 2015 và Nga đang thể hiện tiềm lực quân sự, tầm ảnh hưởng. Châu Âu đang khủng hoảng với Brexit, với bất ổn chính trường Đức, quốc gia đầu tàu của liên minh châu Âu hay bất ổn vì lúng túng trong giải quyết vấn đề tị nạn.

Còn Trung Đông, người Sunni và Shiite đối đầu ngày càng quyết liệt. Trong rối ren ấy, các quốc gia lại tìm đến sức mạnh của thứ vũ khí nằm trên bệ phóng với hy vọng duy trì một khoảng cách nhất định so với các nước muốn áp đặt ảnh hưởng và quyền lực lên khu vực.

Tên lửa - cuộc chạy đua chưa có hồi kết - Hình 2

Vận chuyển tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12M Topol

Tên lửa Nga ngăn bước tiến NATO

Trước khi sang năm 2018, Nga liên tục tăng ngân sách quốc phòng tiến hành rất nhiều vụ thử tên lửa mới. Việc này nằm trong ý đồ của Tổng thống V.Putin muốn giành lại địa vị cường quốc lớn cho Nga và xét lại kết cấu an ninh châu Âu mà Nga cho là không phù hợp với lợi ích quốc gia mình.

Lật lại hồ sơ, Hiệp định về vũ khí hạt nhân tầm trung - Intermediate - Range Nuclear Forces Treaty (INF) - được Liên Xô và Mỹ ký ngày 8-12-1987, là một đóng góp quan trọng trong việc chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ giữa hai siêu cường. Hiệp định do Tổng thống Mỹ thời đó Ronald Reagan và Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev chủ trì, cam kết phá hủy toàn bộ các tên lửa trên đất liền, có tầm b.ắn từ 500 đến 5.500km. Thể theo Hiệp ước này, Mỹ và Liên Xô đã phá hủy tổng cộng hơn 2.600 tổ hợp tên lửa như vậy.

Nhưng năm 2007, Nga bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa hành trình SSC-8 mang đầu đạn hạt nhân nhằm vào Tây Âu. Gần đây nhất, ngày 26-12-2017, Nga thử tên lửa liên lục địa Topol, được trang bị phương tiện mang đầu đạn hạt nhân có khả năng chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Buộc Washington phải lên án kế hoạch của Nga vi phạm INF.

Mới đây, Nga chuyển các giàn phóng tên lửa đất đối không S-300 và S-400 tới Kaliningrad, Belarus và Đông Địa Trung Hải đặt ra cho các cường quốc phương Tây một vấn đề mới về chiến lược chống tiếp cận. Châu Âu cũng rất quan ngại về sự xuất hiện nhiều hơn các hệ thống tên lửa tấn công và phòng thủ Nga sát biên giới của mình. Hệ thống tên lửa của Nga triển khai tại Syria cũng giúp thu hẹp phạm vi hành động của lực lượng không quân trong liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ đứng đầu.

Nhờ giới hạn quyền tự do lưu thông và hoạt động trên không, tên lửa Nga đã gây khó khăn cho đối phương đưa ra các quyết định chính trị. Ở những khu vực khác như Ukraine và Gruzia, sự hiện diện của tên lửa Nga cũng tạo ra những tác động tương tự. Sự kiện gây chấn động cả NATO, khi mới đây Nga thông qua một thỏa thuận bán 4 giàn phóng S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Dự án chung giữa hai nước đã gần như hoàn tất, năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận bàn giao hệ thống "sức mạnh" trên từ Nga, khiến nước này trở thành thành viên đầu tiên của NATO trang bị hệ thống vũ khí hoàn toàn không tương thích với cơ cấu chung của tổ chức.

Trung Đông luôn trong tầm b.ắn

Iran - một sức mạnh mới nổi ở Trung Đông, luôn bổ sung kho vũ khí của mình các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa thông thường nhằm mở rộng ảnh hưởng trong vùng, bảo vệ lãnh thổ và đẩy lùi ảnh hưởng của kẻ thù ra xa đường biên giới.

Trong cuộc chiến tranh giành quyền lãnh đạo toàn bộ Trung Đông giữa dòng Sunni và Shiite, tên lửa đã mang lại cho Tehran lợi thế to lớn. Thời gian qua, lực lượng nổi dậy người Houthi tại Yemen đã 2 lần b.ắn tên lửa được cho là có nguồn gốc từ Iran vào Thủ đô Riyadh của Saudia Arabia.

Sự mở rộng ảnh hưởng của Iran cũng khiến Israel lo ngại. Tel Aviv theo dõi chặt chẽ kho tên lửa ngày một phình to xung quanh lãnh thổ Israel do Hezbollah, lực lượng dân quân người Shiite thân Iran hoạt động ở Liban và Syria, nắm giữ. Israel đã không kích một số đoàn xe chở tên lửa tại Syria. Liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Israel và các đồng minh của Iran tại Liban hay Syria hay không? Khi tên lửa Iran đang làm cho cán cân lực lượng Israel và Iran thay đổi.

Mỹ cũng bắt đầu lo ngại tầm ảnh hưởng tên lửa của Iran tại Trung Đông. Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn bổ sung thêm điều khoản ngăn chặn Iran phát triển tên lửa đạn đạo vào thỏa thuận hạt nhân, một Văn kiện quan trọng được coi là thắng lợi ngoại giao của Mỹ sau một thời gian thương lượng rất dài nhưng hiện đang bị Washington đe dọa xé bỏ.

Tên lửa Triều Tiên, mối đe dọa không chỉ với Mỹ

Kể từ khi Triều Tiên chứng tỏ họ không chỉ là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân mà còn nắm trong tay chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đủ để chế tạo tên lửa có khả năng phóng tới lãnh thổ Mỹ, mối đe dọa đã không còn chỉ với Mỹ. Triều Tiên, một quốc gia bí ẩn dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Kim Jong un đã làm thế giới bàng hoàng khi bất ngờ ngày 29-11 phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Mối đe dọa với toàn cầu về khả năng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng vươn tới Mỹ có nghĩa nó có thể đến bất cứ đâu Triều Tiên mong muốn.

Sự suy giảm niềm tin vào các cam kết và chính sách ngoại giao của Mỹ trong khu vực đã thúc đẩy Nhật Bản và Hàn Quốc xem xét lại hệ thống phòng thủ của mình. Nhật Bản đã quyết định mua một hệ thống đ.ánh chặn tên lửa tầm xa hơn và hiện đại hóa các tên lửa Patriot. Tokyo và Seoul có thể sẽ còn đi xa hơn nữa. Họ cũng sẽ cân nhắc việc phát triển vũ khí hạt nhân để bảo vệ mình trước nguy cơ từ Triều Tiên nếu cho rằng các đảm bảo từ Mỹ không đủ. Đó là vì cuộc khủng hoảng tên lửa Triều Tiên đã làm nản lòng các bên trong tìm kiếm lối thoát thông qua đàm phán.

Theo An Ninh Thủ Đô

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Trung Quốc: Tạm dừng một số tuyến đường sắt phía Đông đề đề phòng lũ

08:18:27 16/06/2024
Công ty này đang theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn do mưa lớn dọc theo tuyến đường sắt và huy động nhân viên bảo vệ 24/24 tại các khu vực nguy cơ cao.

Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine

08:13:02 16/06/2024
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.

Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu

08:08:01 16/06/2024
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số t.iền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Hải quân Mỹ đối mặt cuộc chiến khốc liệt nhất từ Thế chiến II khi ngăn chặn Houthi

08:04:29 16/06/2024
Chuẩn đô đốc Marc Miguez, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 2, bao gồm tàu Eisenhower và các tàu hỗ trợ, cho biết mới đây Hải quân Mỹ đã hạ gục một số xuồng t.ự s.át của Houthi.

Thời tiết xấu buộc Mỹ phải chuẩn bị tháo dỡ cảng nổi ở Gaza lần thứ hai

08:02:20 16/06/2024
Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng tình hình thời tiết trên biển ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ trở nên xấu hơn vào mùa thu và mùa đông sắp tới, ảnh hưởng đến t.uổi thọ và khả năng hoạt động của cảng nổi.

Bảo tàng tàu ngầm duy nhất ở châu Phi mở cửa trở lại

07:58:32 16/06/2024
Bảo tàng sẽ cung cấp các chuyến tham quan có hướng dẫn viên và các chương trình giáo dục cho du khách ở mọi lứa t.uổi, khiến nơi đây trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch, sinh viên và bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử và công ...

Căng thẳng mới giữa Israel và Pháp

06:46:30 16/06/2024
Tháng trước, Pháp đã chặn các công ty quốc phòng của Israel tham gia một cuộc triển lãm vũ khí lớn ở Paris. Pháp cũng lên án các cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza.

Nam Phi phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 7

06:44:57 16/06/2024
Hiện tại Nam Phi không có phương pháp điều trị nào được đăng ký đối với bệnh này, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng tecovirmat (thường được biết đến với tên thương hiệu Tpoxx) để điều trị các trường hợp bệnh nặng...

Có thể bạn quan tâm

Ngày 17 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 17/6/2024

Trắc nghiệm

11:28:55 16/06/2024
Xem lịch âm ngày 17/6/2024 (thứ 2), lịch vạn niên ngày 17/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nàng hậu gen Z bị réo tên vào ồn ào thái độ ứng xử kém, chuyện gì đây?

Sao việt

11:20:45 16/06/2024
Theo đó, nữ doanh nhân đã so sánh các Hoa Á hậu giữa 2 công ty chủ quản là Uni và Sen Vàng. Trong đó, dì Nga dành lời khen cho phía Uni, còn phía Sen Vàng lại có người được cô nhận xét là không ổn .

Bạn trẻ xếp hàng trước 11 tiếng để xem concert của Tempest

Nhạc quốc tế

11:17:08 16/06/2024
Dù concert của Tempest bắt đầu lúc 19h nhưng ngay từ sớm đã có rất đông bạn trẻ xếp hàng check-in chờ gặp thần tượng.

Da ngăm nên tránh mặc màu gì?

Thời trang

11:03:36 16/06/2024
Đối với phụ nữ sở hữu làn da ngăm, việc lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tự tin.

Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới

Netizen

11:03:33 16/06/2024
Gần đây, một video ghi lại livestream của chồng củaHằng Du Mụcđã thu hút sự chú ý. Theo đó, anh phàn nàn về việc vợ thường xuyên livestream cùng Quang Linh và thậm chí còn đề nghị ly hôn.

Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:03:26 16/06/2024
Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký là các mã đ.ổi t.hưởng được nhà phát hành cung cấp. Bạn có thể đổi để lấy các phần quà tân thủ, quà event, quà mừng game ra mắt trong tựa game Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký.

10 điểm đến thú vị ở Hàn Quốc

Du lịch

10:52:53 16/06/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm những viên ngọc ẩn giấu khi du lịch Hàn Quốc, thì top điểm tham quan độc đáo này mang đến cái nhìn hấp dẫn về lịch sử và văn hóa phong phú của xứ kim chi sẽ khiến bạn thích thú.

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần

Hậu trường phim

10:08:48 16/06/2024
Hướng Hàm Chi chưa có nhiều danh tiếng. Tên t.uổi của cô chỉ được nhắc đến nhiều nhờ các scandal tình ái. Điều này khiến Hướng Hàm Chi trở thành nỗi sợ của các nam thần từng hợp tác với cô.