Ăn bánh chưng mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?
Bánh chưng là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết, vậy ăn bánh chưng mỗi ngày có tốt không?
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống của người Việt Nam. Người xưa quan niệm bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho trời tròn, đất vuông và triết lý âm dương của người Việt. Sự kết hợp của bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho sự gắn kết của đất trời.
Thành phần dinh dưỡng của bánh chưng
Bánh chưng là loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao với đủ 4 nhóm thực phẩm. Người xưa đã biết cân đối các thành phần dinh dưỡng trong chiếc bánh chưng: gạo nếp (nhóm chất bột đường); thịt lợn, đỗ xanh (nhóm chất béo, nhóm đạm), hành củ, tiêu (nhóm vitamin và khoáng chất).
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong 100g bánh chưng cung cấp năng lượng là 181 Kcal; 4,3g chất đạm; 4,2g chất béo; 31,6g chất bột đường; 0,6g chất xơ; 26g canxi; 0,94g sắt; 1,4g kẽm. Một miếng bánh chưng cỡ vừa có trọng lượng khoảng 114g.
Ăn bánh chưng thường xuyên không tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Trung bình trong 1/4 chiếc bánh chưng có khoảng 500 calo, tương đương với khoảng 2 miệng bát cơm. Do đó, ăn nhiều bánh chưng có nguy cơ tăng cân rất cao.
Ăn bánh chưng hàng ngày có tốt không?
Thực tế, bánh chưng không phải là thực phẩm tốt cho tất cả mọi người, trong đó có những người mắc bệnh mạn tính. Báo VietNamNet dẫn lời thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, cho biết, việc ăn bánh chưng liên tục sẽ dẫn đến sẽ thừa lượng calo cần thiết cho cơ thể. Lâu ngày, có thể gây ra thừa cân béo phì, ảnh hưởng đến tim mạch, đường huyết, lipid, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cần lưu ý thêm, những đối tượng nên hạn chế ăn bánh chưng là người mắc các bệnh như: đái tháo đường, rối loạn lipid má.u, bệnh lý tim mạch khác, người thừa cân – béo phì, bệnh dạ dày – tá tràng, bệnh về da hay mụn nhọt.
Thói quen sai lầm khiến bệnh đái tháo đường nặng hơn
Việc quản lý bệnh đái tháo đường thường rất khó khăn nếu bệnh nhân không hiểu rõ về căn bệnh của mình.
Cứ 2 người bị đái tháo đường thì 1 người không biết bản thân mắc bệnh. Ảnh: Shutterstock.
Hiện trên toàn thế giới có gần 430 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường. Đáng chú ý, cứ 2 người bị đái tháo đường thì 1 người không biết bản thân mắc bệnh.
Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh hoặc không được cung cấp thông tin đầy đủ về chế độ ăn uống, luyện tập và thuố.c điều trị là các nguyên nhân chính dẫn đến nhiều sai lầm trong quản lý bệnh.
Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, dưới đây là những sai lầm người bệnh đái tháo đường rất hay mắc phải.
Kiêng hoàn toàn tinh bột và đường
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cho rằng chỉ cần kiêng tất cả loại đường và tinh bột là sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cần phải đảm bảo sự cân đối giữa các nhóm chất như tinh bột, protein, lipid... để duy trì sức khỏe và ổn định mức đường huyết.
Chỉ theo dõi đường má.u vào buổi sáng
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường tin rằng chỉ cần theo dõi đường huyết vào buổi sáng khi đói là đủ. Nhưng thực tế, việc kiểm tra đường huyết sau ăn cũng quan trọng không kém. Mức đường huyết sau ăn quá cao có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Vì vậy, người bệnh cần theo dõi cả đường huyết lúc đói và sau ăn, và không chỉ thử một lần mỗi tuần mà phải kiểm tra nhiều lần trong ngày cho đến khi đường huyết ổn định. Mức đường huyết lý tưởng sau ăn (1-2 giờ) là dưới 10 mmol/L.
Không kiểm soát huyết áp và mỡ má.u
Bệnh nhân tiểu đường type 2, đặc biệt là người lớn tuổ.i, thường đi kèm với các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và rối loạn lipid má.u. Tuy nhiên, nhiều người chỉ tập trung vào kiểm soát đường huyết mà bỏ qua yếu tố huyết áp và mỡ má.u.
Trên thực tế, chỉ có 18% bệnh nhân đái tháo đường type 2 kiểm soát được cả ba yếu tố: glucose má.u, mỡ má.u và huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ và t.ử von.g do bệnh tim mạch. Vì vậy, việc kiểm soát toàn diện các yếu tố này là rất quan trọng.
Bỏ thuố.c tây y
Không ít người bệnh đái tháo đường tự ý sử dụng thuố.c nam, đắp thuố.c l.á hoặc bỏ qua điều trị Tây y theo lời mách bảo. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tổn thương võng mạc, loét bàn chân, thậm chí phải cắt cụt chân.
Bỏ uống thuố.c đái tháo đường khi bị ốm
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng thuố.c tiểu đường không nên được uống kèm với các loại thuố.c hạ sốt nên ngừng thuố.c. Tuy nhiên, khi cơ thể ốm, các hormone tăng lên làm đường huyết tăng theo. Lúc này, cơ thể lại cần nhiều insulin hơn do đó liều insulin không nên thay đổi.
Lưu ý, người bệnh cần tiếp tục theo dõi đường huyết mỗi 1-2 giờ, kể cả đêm khuya. Bên cạnh đó, cần tăng cường uống nước để ngăn ngừa mất nước. Nếu bị ói, người bệnh có thể uống nước đường để bổ sung năng lượng.
Những người không nên ăn mướp Quả mướp tốt cho những người bị thiếu má.u, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày. Tôi đọc trên mạng có thông tin nếu thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt thì không nên ăn mướp. Xin bác sĩ tư vấn giúp thông tin này có chính xác...