Ấm bụng với bánh giò của người Hà Nội
Trong những đêm Sài Gòn trở lạnh, chợt thấy thèm chiếc bánh giò nóng hổi còn thơm mùi lá chuối.
Bánh giò là loại bánh truyền thống của người Hà Nội, là thứ bánh ăn chơi, được làm bằng bột tẻ và thường ăn khi còn nóng. Không như các loại bánh khác, bánh giò chỉ có hình dạng nhất định, đó là bánh có hình chóp và nhất thiết chỉ được gói bằng lá chuối, nguyên liệu đơn giản với bột gạo, thịt lợn và mộc nhĩ (nấm mèo).
Chiếc bánh giò thường có hình chóp và được gói bằng lá chuối.
Gạo làm bánh là gạo tẻ không khô, không dẻo, được ngâm rồi đem đi xay để làm vỏ bánh. Với bánh giò thì công đoạn khuấy bột và đánh bột là rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của chiếc bánh. Thường mỗi người làm bánh sẽ có một bí quyết khác nhau, nhưng như thế nào đi nữa thì cũng có thể nhận thấy rằng để có được một chiếc bánh giò thơm ngon là không hề đơn giản.
Bánh được gói ngay khi bột còn nóng, như vậy lúc hấp lên, bánh sẽ mềm, thơm và chín đều. Ngoài gạo để làm bánh thì nhân bánh cũng rất quan trọng, phải chọn thịt nạc vai, có như vậy, bánh mới tỏa ra mùi thơm của thịt, ăn vào có vị ngọt của nạc và một ít mộc nhĩ hành khô băm nhỏ, hạt tiêu… và nêm gia vị vừa ăn. Tất cả các nguyên liệu đó đều được làm chín tái trước khi gói, tránh tình trạng nhân bánh còn sống khi hấp.
Lá gói là lá chuối tây, không phải lá chuối hột hay chuối tiêu, chọn những chiếc lá còn tươi, rửa thật sạch và lau khô, sau đó đổ một ít bột bánh lên lá, tiếp đến nhân và thêm một lớp bột bánh phía trên cùng nữa. Cách gói này cũng khá giống như các cách gói của các loại bánh khác, khi gói phải thật khéo léo, để cho ra đời những chiếc bánh bằng nhau tăm tắp, không cần buộc dây mà vỏ không bị xổ ra cũng như không bị vô nước khi luộc.
Để bánh chín mềm, thơm, có vị trong của gạo tẻ thì khi xếp bánh vào nồi, phải đổ nước xấp mặt bánh, lửa cháy đều, không to quá, mà cũng không nhỏ quá. Khi nào thấy nồi bánh có mùi thơm tỏa ra, lá chuối đã ngả màu xanh sẫm là bánh đã chín.
Video đang HOT
Khi ăn bánh giò thì không cần gia vị ăn kèm như các loại bánh khác.
Chiếc bánh giò lúc nào cũng nóng hôi hổi. Vỏ bánh mềm, dẻo và không bị nát, đặc biệt là thơm dịu mùi bột gạo đầy cuốn hút. Nhân bánh tuy ít nhưng cũng đủ để chiếc bánh đậm đà hơn hẳn, cái hay của bánh giò so với các loại bánh khác là không cần gia vị như nước mắm, ớt… vì bản thân của bánh đã mang đủ gia vị cho nó rồi. Chiếc bánh giò bé xinh xinh, nhưng ăn xong một chiếc thôi cũng đủ để bạn thấy ấm bụng, ngon miệng, ăn một chiếc lại muốn ăn thêm chiếc nữa.
Không như ở Hà Nội thường có các hàng bánh giò để người ăn có thể ngồi nhâm nhi thưởng thức, bánh giò ở Sài Gòn không có một hàng quán nào hết, nó theo chân những người bán dạo đi khắp cùng các con hẻm hay trong các xóm trọ nghèo. Khách hàng thường là sinh viên, công nhân đi làm về khuya, cũng có khi là một gia đình gốc Bắc nào đó thèm chút hương vị quê nhà.
Theo PNO
Bánh khúc - đặc sản đất phố Hiến
Người Hưng Yên thật tài tình khi kết hợp những sản vật miền quê như lá chuối, rau khúc và gạo nếp để tạo ra một loại bánh giản dị, thơm ngon. Được thưởng thức chiếc bánh khúc còn nóng hổi trong một chiều đông giá rét mới hiểu thấu đáo về sự tài tình đó.
Đoàn thực tế của trường xuôi theo sông Hồng để tìm hiểu miền đất văn hiến và những con người giản dị sống hai bên bờ sông. Khởi hành đúng ngày đại hàn, đặt chân lên mảnh đất Hưng Yên vào lúc vừa trưa nhưng trời vẫn giá rét căm căm. Đoàn hơn trăm người tản đi thực tế tìm hiểu di tích và đời sống người dân, vài người nán lại ngay bên bờ sông để tìm gì đó lót dạ.
Tiếng rao "Bánh khúc nóng...đê!" thật dễ dàng để mời gọi đám người đang co ro vì rét. Hàng bánh của chị Tươi, người Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) chỉ có chiếc xe đạp cũ kỹ, đằng sau là thúng bánh được ủ rất kỹ.
Nhiều người trong đoàn chúng tôi mua bánh khúc cũng chỉ vì tò mò về hương vị, cũng có người thì tấm tắc: "Đã ăn rồi, giờ ăn bánh trên đất Hưng Yên xem có khác không!"...
Bánh khúc được làm từ sản vật quê mùa như lá chuối, lá khúc, gạo nếp... Ảnh: Nguyễn Dịu
Chị bán hàng lật mấy xấp lá chuối, vài chiếc khăn bên trên và lôi ra hơn chục chiếc bánh còn nóng hổi. Chiếc bánh được gói bằng lá chuối tây (cây chuối cao, tàu lá trơn và rộng). Bánh khúc được hấp chín nên lá rất mềm, dai và thơm phức.
"Bày ngàn một bánh... nào!"- chị rao mời. Chẳng mấy chốc cả nồi bánh hàng trăm cái đã được mua hết. Người mua về làm quà, người ngồi xum xuê ngay tại đó thưởng thức. Bánh nóng lại ăn vào lúc trời lạnh thì hương vị còn gì bằng nữa!
Bóc lớp lá chuối bên ngoài, ruột bánh có màu xanh đen, đúng như màu đặc trưng của lá khúc. Chỉ cần cắn một miếng sẽ thấy nhân bánh lộ ra trông rất hấp dẫn. Người thưởng thức cứ thế tấm tắc hương vị của bánh. Sự kết hợp độc đáo những sản vật quê mùa đã cho ra loại bánh có vị bùi bởi đỗ xanh, vị béo ngậy bởi thịt ba chỉ và hương thơm rất quê kiểng bởi thứ lá khúc... Thực khác với những loại bánh hào nhoáng, sang trọng mà người ta vẫn gói trong chiếc hộp hay vỏ giẫy đẹp đẽ trên đất thủ đô.
Vì tò mò, tôi lân la hỏi chị chủ hàng về "bí quyết" làm bánh. Chị cho hay, bánh khúc được người dân Hưng Yên dọc ven sông Hồng làm nhiều chứ không riêng gì quê chị. Cũng bởi cây rau khúc có nhiều trên triền đê sông, là thứ nguyên liệu chính tạo nên "cái hồn" của loại bánh này.
Người dân Hưng Yên không phải trồng mà rau khúc tự mọc rất nhiều ngoài đê, ngoài bờ ruộng. Những lá tươi non được hái về, bỏ cọng úa xơ, rửa sạch rồi và đem ra giã cho thật nhuyễn. Trước đây, người ta dùng cối đá để giã lá khúc chứ không phải dùng máy xay như bây giờ. Có lẽ vì sự kỳ công đó khiến bánh khúc có hương vị riêng như vậy.
Bánh khúc là đặc sản của bà con Hưng Yên sống dọc ven sông Hồng Ảnh: Nguyễn Dịu
Nguyên liệu làm bánh khúc còn có bột gạo nếp. Chị cho biết, người Hưng Yên vẫn có thói quen xay bột ướt (gạo ngâm nước qua một đêm rồi đem đi xay), nhưng cũng có thể xay khô rồi trộn nước sau đều được. Bột gạo trộn với lá khúc đã được giã rồi nặn làm ruột bánh. Để bánh dậy mùi thơm, khi làm nhân bánh, ngoài đỗ xanh và thịt ba chỉ, bí quyết của người dân Văn Giang còn là cho thêm một chút hạt tiêu.
Chiếc bánh khúc "đạt yêu cầu" phải có ruột màu xanh đen, trông nhuyễn nhưng khi ăn có chút xơ xơ; hương bánh thơm giản dị từ vỏ lá bên ngoài đến ruột và nhân.
Nhiều người nhầm tưởng bánh khúc là xôi khúc (xôi cúc) - thứ quà sáng quen thuộc vẫn thường thấy nhiều trên thành phố. Xôi khúc chỉ có một chút lá khúc ở nhân còn bánh khúc lại hoàn toàn sử dụng lá khúc để làm ruột bánh.
Nếu như muốn cảm nhận rõ nét hương vị của thứ lá khúc quê mùa ấy, bạn nên tìm về Hưng Yên để thưởng thức hương vị bánh khúc truyền thống.
Theo PNO
[Chế biến]- Tự làm bánh giò nóng hổi sạch ngon Nếu có thời gian bạn hãy thử tự làm nhé, không mất quá nhiều thời gian mà bánh ngon không kém mua bên ngoài đâu! Nguyên liệu: 500g xương lợn 250gr bột bắp 20g mộc nhĩ (nấm mèo) 150gr thịt lợn xay Lá chuối, xửng hấp Muối, hành hương, nước mắm, hạt tiêu, đường hoặc hạt nêm. Cách làm: Xương rửa sạch, đổ...