Ai cũng tò mò bà mẹ của ca sinh 8 này đã dạy gì mà các con đều thông minh học giỏi, đặc biệt mới lớp 4 đã có ước mơ riêng
Cả 8 đứa con của bà mẹ này không chỉ có thành tích học tập xuất sắc mà còn thể hiện được năng khiếu và xác định được ước mơ của mình.
Các cha mẹ hầu như ai cũng mong muốn các con của mình có thể học chung một trường. Vừa là để tiện đường đưa đón, vừa là để các con có thể giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau. Chính vì thế, khi thông tin có ca sinh 8 đang cùng nhau học ở trường Ngoại ngữ Canada ở quận Phiên Ngung (Quảng Châu, Trung Quốc) đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của mọi người.
Được biết đây là những đứa con của vợ chồng chị Lưu. Cả 8 bé là anh chị em trong một ca sinh 8. Vì cùng tuổi nên anh chị Lưu cho các con của mình học cùng 1 trường và hiện nay các bé đang theo học lớp 4.
Mỗi đứa trẻ lại thể hiện một tính cách và sở thích khác nhau
Cả 8 đứa trẻ họ Lưu đều cùng nhau đi học, cùng nhau làm bài tập, cùng nhau tập thể dục và cùng nhau chơi mỗi khi được nghỉ giải lao. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ lại thể hiện một tính cách và sở thích khác nhau.
Theo lời của các bé, Lưu Mỹ Di là chị hai nên sẽ thường chịu trách nhiệm gọi các em dậy đi học và hướng dẫn em làm bài tập về nhà. Tuy vậy, cô bé cũng thích nhảy dây và xem phim Barbie.
Lưu Mỹ Di là chị hai đang học lớp 8 tại trường Ngoại ngữ Canada (Quảng Châu, Trung Quốc).
Lưu Đạt Nhiên là một đứa trẻ nghịch ngợm nhưng thông minh, hoạt bát. Cậu bé thường đạt thành tích học tập xuất sắc nhất lớp. Đồng thời Lưu Đạt Nhiên rất thích đọc sách, xem phim Pipiru. Cậu bé chia sẻ: “Đọc sách có thể học được nhiều kiến thức”.
Lưu Đạt Nhiên là một đứa trẻ nghịch ngợm nhưng thông minh.
Đứa con thứ 3 của nhà họ Lưu là Lưu Gia Vĩ – một chàng trai nhỏ hiền lành hơi nhút nhát. Cậu bé thổ lộ rằng mình học giỏi nhất là môn tiếng Trung và thích chơi bóng đá, bơi lội và bóng rổ. “Khi lớn lên con muốn trở thành một nhà phát minh vĩ đại vì con có thể chế tạo ra nhiều thứ” , Lưu Gia Vĩ nói.
Video đang HOT
Lưu Gia Vĩ ước mơ trở thành nhà phát minh vĩ đại.
Trong khi đó, cậu bé Lưu Thượng Nho lại thích bơi lội và vẽ tranh. Ngoài ra, cậu bé còn học toán rất giỏi và đạt giải nhất cuộc thi toán học do trường tổ chức. Ước mơ của bé trai là “sau này con sẽ trở thành kỹ sư”.
Cũng giống như anh của mình, cô bé Lưu Khiết Lâm cũng thích vẽ tranh và ước mơ trở thành kỹ sư.
Lưu Khiết Lâm thích vẽ tranh và cũng muốn trở thành kỹ sư giống anh.
Còn người con thứ 6 của nhà họ Lưu, Lưu Chỉ Dật lại là một cô bé dễ thương với thành tích học tập xuất sắc. Môn học tốt nhất của Lưu Chỉ Dật là môn tiếng Anh. Bé gái cũng thích đọc sách, vẽ như các anh chị mình.
Lưu Chỉ Dật lại là một cô bé dễ thương và học giỏi nhất là môn tiếng Anh.
Khác với mọi người trong gia đình, Lưu Ân Đồng lại cực kỳ thích khiêu vũ và ca hát. Cô bé chia sẻ rằng “Khiêu vũ giúp con cảm thấy vui vẻ và nó khiến cho cơ thể con rất linh hoạt”. Thế nhưng, ước mơ của Lưu Ân Đồng lại trở thành một họa sĩ, vì vậy cô bé rất chăm chỉ học vẽ tranh.
Lưu Ân Đồng có ước mơ trở thành một họa sĩ.
Riêng cậu em út Lưu Hiên Các là một đứa trẻ trầm tính, thích học và đạt điểm số rất cao trong các kỳ thi. Cô giáo dạy toán của bé trai kể: “Lưu Hiên Các học tập rất nghiêm túc. Một lần có một bạn làm ồn ngay bên cạnh, cậu bé đã tức giận quát bạn thật to” . Ước mơ của Lưu Hiên Các là trở thành một nhà phát minh.
Cậu út Lưu Hiên Các
Để các con trải nghiệm thật nhiều
Chia sẻ về các con của mình, chị Lưu nói: “Các con là nguồn hạnh phúc to lớn của vợ chồng tôi. Cứ mỗi khi cả 8 đứa chạy ùa vào lòng ôm bố mẹ là chúng tôi đều quên đi hết mọi mệt mỏi. Cảm ơn Chúa đã ban các con đến với chúng tôi. Điều này giúp chúng tôi có thêm động lực trong cuộc sống”.
Cô giáo họ Liêu – người đã từng dạy cho 8 đứa trẻ nhà họ Lưu chia sẻ: “Vợ chồng chị Lưu rất coi trọng việc các con chơi môn thể thao và gia đình họ thường đưa con đi chơi vào cuối tuần. Ngay cả thời điểm dịch bệnh đang hoành hành dữ dội thì cả nhà họ vẫn tổ chức đá bóng ngay trong sân nhà. Cả 8 đứa trẻ cùng nhảy theo các video trực tuyến. Điều này thật tốt vì trẻ em cần phải được vận động nhiều”.
Chị Lưu cũng cho biết thêm quan điểm dạy con của vợ chồng chị là mỗi đứa trẻ đều có sứ mệnh của riêng mình. Nên anh chị để các con được trải nghiệm nhiều để tự tìm ra điểm mạnh của bản thân và lớn lên được hạnh phúc.
Chọn nghề theo "nhãn, mác" dễ lệch sở trường
Hướng nghiệp đã trở thành hoạt động được học sinh quan tâm. Tuy nhiên, nhà trường cần đổi mới hình thức tổ chức để đạt được kết quả mong đợi. Định hướng sai, chọn nghề theo "nhãn, mác"... dễ khiến lệch sở trường.
Ông Kiều Văn Trung và các sinh viên Trường Đại học FPT. Ảnh: NVCC
Sân khấu hóa hoạt động hướng nghiệp
Mục đích chủ yếu của giáo dục hướng nghiệp là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Giúp mỗi người hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho họ sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà xã hội đang cần nhân lực. Trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc đổi mới cách thức tổ chức ở các nhà trường cũng cần chủ động thực hiện để đem lại kết quả mong đợi.
Ông Kiều Văn Trung - Phòng Đào tạo Trường Đại học FPT cho biết: "Giáo dục hướng nghiệp giúp cho học sinh làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội. Qua chương trình này, nhiều em hiểu thêm các nghề truyền thống của địa phương. Hoạt động này còn nhằm tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
Nếu chỉ tổ chức các buổi hướng nghiệp theo hình thức tọa đàm, nói chuyện... thì chưa thực sự giúp ích được cho các bạn trẻ. Cách thức này không còn mới mẻ nữa. Các em được tham gia với số lần không nhiều khiến chưa đủ thuyết phục để quyết định chọn ngành nghề cho mình. Vì thế, cần đổi mới hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Trong các nhà trường, cần liên kết chặt chẽ với nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, các trường đại học để thực hiện. Đồng thời, để hướng nghiệp cho học sinh, cần có một quá trình rèn luyện chứ không chỉ một buổi gặp gỡ".
Ông Kiều Văn Trung cho biết thêm, nhiều năm tham gia công tác hướng nghiệp tại các nhà trường, điều dễ nhận thấy nhất ở các bạn trẻ là thiếu kiến thức thực tế. Hiện, nhiều học sinh không xác định rõ năng lực bản thân và thiếu sự rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng mềm, tư duy khoa học khi xác định nghề nghiệp tương lai. Hơn nữa, tâm lý chọn nghề theo phong trào, chọn nghề "hot", theo "nhãn, mác", nghề dễ kiếm thu nhập... cũng khiến việc chọn nghề bị lệch lạc, không xuất phát từ lợi thế, năng lực, sở trường của học sinh.
Chính vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần chủ động trong việc trải nghiệm và tham gia các hoạt động thực tế nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp các em nắm rõ các quy trình sản xuất, công đoạn làm ra sản phẩm mà còn hiểu về giá trị lao động. Từ đó, mỗi người có hướng phấn đấu cho riêng mình.
Tuy nhiên, những cơ hội trải nghiệm để hiểu rõ về ngành nghề, xu hướng của thị trường lao động đối với học sinh hiện nay chưa nhiều.
Ông Kiều Văn Trung cho rằng: Nếu ngày hội hướng nghiệp còn nặng về hình thức thì hiệu quả không cao. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh, các em có thể tự tìm hiểu những kiến thức nền về nghề nghiệp thay vì đến nghe tọa đàm.
Vì vậy, cần đổi mới chương trình, phương pháp hướng nghiệp theo hướng mở. Nên lồng ghép chương trình giáo dục nghề nghiệp vào các chương trình kỹ năng sống. Nhà trường cần mở rộng hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp, thị trường lao động, tạo điều kiện cho người học tiếp cận, hiểu rõ về ngành nghề trong xã hội, ở từng địa phương... Từ đó học sinh mới hứng thú tìm hiểu, khám phá và lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp hơn. Thậm chí, có thể tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa để học sinh cảm thấy gần gũi, thiết thực hơn.
Tránh ngộ nhận khi chọn nghề
Hiện, tài liệu về công tác hướng nghiệp chưa nhiều, ngành nghề mới được cập nhật thường xuyên đòi hỏi giáo viên phải chuyên nghiệp, nắm bắt được xu thế chung của xã hội.
Bà Ngô Minh Thủy - Phó HT Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN) cho rằng: Cái khó chung của công tác hướng nghiệp hiện nay là thiếu đội ngũ giáo viên chuyên trách, thiếu tài liệu tham khảo về xu hướng ngành nghề mới.
Hơn nữa, thời lượng dành cho chương trình giáo dục hướng nghiệp còn ít. Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa, đưa học sinh đi tham quan, trải nghiệm thực tế cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, chưa nhận được sự quan tâm của một số doanh nghiệp cũng như cha mẹ học sinh.
Ở các trường đại học, không chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo mà cần tiến hành nhiều hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên, kết nối các em với các nhà tuyển dụng. Đây là dịp để các sinh viên gặp gỡ, có thêm những kiến thức liên quan đến các cơ quan, doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội. Từ đó, các em có thể kiểm nghiệm năng lực của bản thân, trải nghiệm và định hướng cho nghề nghiệp trong tương lai.
Thông qua Ngày hội việc làm, nhiều sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba có thể tìm được cơ hội thực tập hoặc kiến tập. Sinh viên năm cuối có thể tìm được việc làm phù hợp và được tuyển dụng.
Bên cạnh đó, thông qua Ngày hội việc làm, nhà trường và các cơ quan doanh nghiệp có cơ hội thắt chặt mối quan hệ hợp tác vì sự phát triển của mỗi bên và của xã hội nói chung. Đồng thời đó cũng là cơ hội để các cơ quan, doanh nghiệp giới thiệu hình ảnh và nội dung hoạt động của mình tới đông đảo các em sinh viên.
Bà Ngô Minh Thủy cũng cho biết thêm, cần đổi mới công tác tuyển sinh và chú trọng công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Ở mỗi người cũng cần xác định chọn nghề đúng năng lực bản thân. Bởi việc này có ý nghĩa đối với cả cuộc đời con người. Cần ưu tiên cho sở thích, sở trường nhưng cũng cần xác định sự khác biệt giữa sở thích và năng lực phù hợp để tránh ngộ nhận khi chọn lựa ngành nghề.
Cô gái Chăm đầu tiên nhận học bổng AEON và ước mơ mang chữ về bản Từng phải nhìn động tác để... đoán cô giáo nói gì, hành trình học tập của cô gái có cái tên thật đẹp - Năng Xuân Hoàng Nhi chứa đầy thử thách khó khăn, nhưng không thể dập tắt ước mơ mang "con chữ" tới các em nhỏ người Chăm. Năng Xuân Hoàng Nhi (bên trái), cô gái người Chăm đầu tiên nhận...