99 tuổi vẫn bơi “sương sương” 15km không cần nghỉ, bác sĩ chia sẻ 3 bí quyết sống lâu tránh xa bệnh tật
Ông Liu Junqian là người cao tuổi nhất bơi qua hồ Nhật Nguyệt (Trung Quốc) ở tuổi 99, đến giờ khi đã 109 tuổi, đầu óc vẫn rất minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh.
Trước khi nghỉ hưu, Liu Junqian là bác sĩ tai mũi họng tại Bệnh viện Nhân dân số 1 Quảng Châu (Trung Quốc), và là người thành lập nên khoa này. Khi còn trẻ, ông cũng hút thuốc, uống rượu, thức khuya và sinh hoạt thất thường, do đó ông mắc bệnh lao vào năm 1955, khi đã ngoài 50 tuổi.
Thời điểm ấy, bệnh lao không phải là một căn bệnh nhẹ, ông nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và bắt đầu bỏ thuốc lá, rượu bia, thay vào đó là đi bơi và tập thể dục mỗi ngày. Sau 3 năm đi khám lại, các tổn thương ở phổi của ông Liu đã thực sự nhỏ lại, sau đó không điều trị nữa, sức khỏe phổi vẫn được duy trì rất tốt.
Ông Liu Junqian chia sẻ về bí quyết sống thọ của mình.
Ở tuổi 94, ông đã bơi sông Châu Giang, tham gia bơi mùa đông ở tuổi 95 và bơi qua hồ Nhật Nguyệt ở tuổi 99, trở thành người cao tuổi nhất vượt qua hồ Nhật Nguyệt (dài hơn 15km). Nay, khi đã 109 tuổi, ông Liu không hề gặp phải “bệnh 3 cao” (cholesterol cao, huyết áp cao, đường huyết cao) hay tiểu đường, thính giác bình thường, đầu óc minh mẫn, nói năng lưu loát, rất khỏe mạnh.
Kiên trì bơi lội có thể cải thiện chức năng tim mạch. sự kích thích ở nhiệt độ thấp của nước không chỉ giúp rèn luyện mạch máu (làm cho mạch máu co lại và giãn ra), mà còn tăng tốc độ trao đổi chất và thúc đẩy tuần hoàn máu; tăng cường sức co bóp của cơ tim. Ngoài ra, bơi lội có thể cải thiện hiệu quả chức năng phổi và khả năng miễn dịch, cũng có thể ngăn ngừa loãng xương và cải thiện sự cân bằng của cơ thể.
Bơi lội cũng là một trong những bí quyết sống lâu của ông Liu.
Ông Liu (mũ đỏ) bơi qua mặt hồ Nhật Nguyệt dài hơn 15km khi đã 99 tuổi.
1. Suy nghĩ tích cực, thích âm nhạc và khiêu vũ
Theo quan điểm của ông Liu Junqian, thái độ tốt và môi trường gia đình hòa thuận là những yếu tố then chốt để có một sức khỏe tốt. Dù có nhiều điều không vừa ý trong cuộc sống nhưng chỉ cần bạn giữ được thái độ lạc quan thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua.
Liu Junqian có tinh thần lạc quan, yêu đời, từ nhỏ ông đã rất thích khiêu vũ và vẫn giữ thói quen nghe nhạc hàng ngày, ông nghe tất cả các loại nhạc. Bây giờ, ông ấy dành 1-2 giờ mỗi tuần để gặp gỡ và uống trà với bạn bè. Những yếu tố lạc quan này đã khiến cuộc sống của ông tràn ngập tiếng cười và không hề có sự xuất hiện của những cảm xúc tiêu cực.
Video đang HOT
Theo ông Liu, con người là động vật xã hội, chỉ trong bầu không khí nhóm hòa hợp, bạn mới có thể giữ cho tâm trạng của mình thoải mái. Khi tâm trạng thoải mái, các kỹ năng thể chất khác nhau của cơ thể con người cũng có thể được duy trì ở mức độ và trạng thái tương đối hợp lý, những yếu tố này cùng nhau góp phần tạo nên sức khỏe con người.
2. Chế độ ăn đơn giản, món yêu thích là cam, cá hồi
Về chế độ ăn, món ăn yêu thích nhất của Liu Junqian là cá hồi và cam. Ngoài sở thích này, ông còn chú ý chỉ ăn no 70%, ăn nhiều rau và ít thịt, ít muối và nhiều giấm.
Ông thường ăn cháo vào bữa sáng, nhưng không chỉ là cháo gạo mà là đậu nành, đậu xanh, đậu đen, gạo lứt, đậu đỏ, đậu lăng trắng và gạo nấu chung, một bát nguyên liệu như vậy chỉ có giá 2 tệ. Liu Junqian thường ăn cơm và rau vào buổi trưa, thịt là thịt bò hoặc cá hồi, bữa tối chủ yếu ăn rau xanh, ăn thêm mộc nhĩ và cà chua.
Bát cháo đặc biệt của ông Liu.
Nguyên liệu:
25g đậu nành, 25g đậu xanh, 25g đậu đỏ, 25g đậu đen, 25g đậu trắng, 50g gạo lứt, 100g gạo.
Cách nấu:
- Rửa sạch các loại đậu rồi ngâm nước sạch qua đêm.
- Gạo lứt và gạo tẻ ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút vào buổi sáng, để khi ăn sẽ mềm và ngọt hơn.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng, nếu có nồi điện ở nhà thì chỉ cần nhấn nút đun cháo là được.
Trong đó:
- Đậu nành: Có chức năng bổ tỳ vị, làm ẩm khô và trừ nước, tiêu viêm và giải độc, khử ẩm, lợi tiểu. Là món ăn tốt cho bệnh nhân tim mạch, có tác dụng nhất định đối với bệnh tiểu đường. Thực tiễn đã chứng minh rằng những người thường ăn đậu nành hoặc cá c sản phẩm từ đậu nành có ít người mắc bệnh tiểu đường hơn.
- Đậu xanh: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, làm dịu cơn khát và khó chịu, cải thiện thị lực, hạ huyết áp, dưỡng ẩm cổ họng, tiêu mỡ, bảo vệ gan. Nó thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị bệnh đa bội sắc, viêm thận, phù nề, sưng đau, viêm dạ dày ruột, viêm họng, viêm giác mạc…
- Đậu đỏ: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu mủ, thanh nhiệt và độc tố, làm rộng ruột, ích khí, điều kinh. Nó đặc biệt thích hợp cho người thiếu máu, sưng tấy, suy nhược dạ dày và thận, người già và ốm yếu.
- Đậu đen: Có tác dụng đả thông khí huyết, giải độc, tán phong, lợi niệu, bổ thận dưỡng âm, giải cảm, thanh nhiệt, bổ gan, cải thiện thị lực.
- Đậu lăng trắng: Có chức năng bồi bổ dạ dày, giảm nhiệt và ẩm ướt, bổ tỳ vị, hạ khí, bổ sung các chứng thiếu hụt, cầm tiêu chảy, hạ huyết áp, ngăn ngừa ung thư, điều trị các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Ông Liu cho rằng ăn nhiều rau và trái cây, đậu, trái cây sấy khô, cá, sữa, ít thịt đỏ, ăn no 70% và các thói quen ăn uống khác có thể làm giảm phát sinh các bệnh như “ba cao” và gan nhiễm mỡ, đây là chế độ ăn Địa Trung Hải được giới khoa học dinh dưỡng ủng hộ.
3. Ăn, ngủ, nghỉ, vận động cân bằng
Ông Liu đi ngủ lúc 10 giờ mỗi tối, dậy lúc 5 giờ mỗi sáng và tập thể dục trong một giờ.
Từ mọi mặt của cuộc sống, ông lão đều quy củ, có thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi rất tốt, nói theo cách riêng của ông là “ăn, ngủ, nghỉ, tập”. Theo ông, lối sống là chìa khóa của tuổi thọ và sức khỏe. Chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng, giữ tâm hồn thanh thản, bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia đều rất tốt cho sức khỏe.
Đi khám bệnh nhưng luôn lúng túng khi bác sĩ hỏi, đến khi vợ ra ngoài, bác sĩ nói đúng một câu mà biết được ngay nguyên nhân anh chồng mắc bệnh xã hội
Nhân cơ hội vợ của bệnh nhân đi mua cơm, bác sĩ Giả Úy đã gặp riêng bệnh nhân, nói rằng: "Trường hợp của anh, chúng tôi cần phải kiểm tra vì nghi ngờ anh mắc bệnh AIDS".
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Giả Úy, bệnh viện Saint Paul's Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam (40 tuổi) sống tại Hồng Kông, có biểu hiện sốt cao hơn 1 tuần vẫn chưa khỏi nên đã đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Giả Úy, bệnh viện Saint Paul's Hospital.
Sau khi tiến hành một loạt các cuộc kiểm tra như chụp cắt lớp vi tính, hỏi thăm về các thói quen sinh hoạt như sử dụng thuốc hoặc số lượng bạn tình thì bác sĩ phát hiện bệnh nhân nam lúng túng không muốn phơi bày mọi chuyện.
Bác sĩ Giả Úy có kinh nghiệm thăm khám cho nhiều bệnh nhân nên nhanh chóng nhận ra biểu hiện khác lạ của bệnh nhân nam vì sự có mặt của người vợ đang ngồi bên cạnh. Thế là nhân cơ hội vợ của bệnh nhân đi mua cơm, bác sĩ Giả Úy đã gặp riêng bệnh nhân, nói rằng: "Trường hợp của anh, chúng tôi cần phải kiểm tra vì nghi ngờ anh mắc bệnh AIDS".
Lúc này, bệnh nhân nam thành thật khai báo anh là người song tính, từng quan hệ với nhiều bạn tình và vợ anh không hề hay biết chuyện này. Chứng thực hoài nghi của bác sĩ, ngay sau đó, bệnh nhân đã có kết quả xác nhận dương tính với căn bệnh thế kỉ này.
Ảnh minh họa
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân lập tức yêu cầu được xuất viện. Điều này khiến bác sĩ Giả Úy cảm thấy khó hiểu, không đợi bác sĩ khuyên nhủ, bệnh nhân cho biết cần thêm thời gian để giải thích mọi chuyện cho vợ hiểu. Trước khi xuất viện, bệnh nhân nam cam đoan với bác sĩ sẽ quay lại bệnh viện điều trị sau khi thú nhận với vợ.
AIDS là căn bệnh được tiến triển từ HIV. Đây là giai đoạn cuối cùng của HIV. Nhưng không phải tất cả những người nhiễm HIV đều sẽ bị bệnh AIDS.
Nếu HIV đã tiến triển sang AIDS, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng. Nó đã suy yếu đến mức không thể chống lại hầu hết các bệnh và nhiễm trùng. Điều đó làm cho người bệnh dễ bị một loạt các bệnh, bao gồm:
Viêm phổi.
Bệnh lao.
Tưa miệng (nhiễm nấm trong miệng hoặc cổ họng).
Cytomegalovirus (CMV), một loại virus herpes.
Viêm màng não do cryptococcus (nhiễm nấm trong não).
Toxoplasmosis (nhiễm trùng não do ký sinh trùng)
Cryptosporidiosis (một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng đường ruột).
Ung thư: Bao gồm ung thư Kaposi (KS) và ung thư hạch..
Tuổi thọ bị rút ngắn liên quan đến AIDS không được điều trị là kết quả của các bệnh và biến chứng phát sinh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Người bị nhiễm HIV có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Những người nhiễm HIV có thể tiến triển thành AIDS nếu bệnh HIV được chẩn đoán muộn hoặc không được chẩn đoán, hoặc người bị nhiễm HIV nhưng không dùng liệu pháp kháng retrovirus. Người bệnh cũng có thể tiến triển thành AIDS nếu trong cơ thể tồn tại một hoặc nhiều loại virus HIV kháng lại (không có phản ứng) với việc điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.
Nếu không được điều trị đúng cách, những người nhiễm HIV có thể chuyển sang giai đoạn AIDS sớm hơn. Theo đó, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, khó chống lại nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Với việc sử dụng liệu pháp kháng vi-rút, một người có thể duy trì nhiễm HIV mạn tính mà không bị AIDS trong nhiều thập kỷ.
Sống lâu, sống khoẻ như người Nhật với phương pháp 'đảo thực đơn' Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, nghiên cứu chỉ ra bí quyết sống lâu, sống khoẻ của người dân ở đây là từ những thói quen ăn uống hàng ngày của họ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong danh sách các nước có tuổi thọ trung bình...