9 thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus
Sốt virus là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Bạn có thể không nhiễm sốt virus, ngăn chặn sự lây lan của chúng nếu không có 9 thói quen này.
1. Dụi mắt là thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus
Dụi mắt là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Dụi mắt giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vô tình bạn lại đem vi khuẩn, virus từ tay lên mắt. Những vi khuẩn, virus này xâm nhập vào niêm mạc mắt gây nên nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, trong đó có sốt virus.
Các nhà khoa học của Đại học Colorado, Mỹ đã chỉ ra rằng, một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus chính là dụi mắt. Trong tay của bạn có tới hơn 150 loài vi khuẩn, virus trong đó có virus gây bệnh đường hô hấp- nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng bệnh sốt virus.
2. Lười rửa tay
Lười rửa tay cũng là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Thói quen lười rửa tay sẽ khiến virus gây bệnh sốt virus dễ dàng di cư và gây bệnh cho con người. Thói quen lười rửa tay tưởng chừng như vô hại nhưng chúng lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Lười rửa tay dễ khiến bạn bị nhiễm virus – Ảnh Internet
Để phòng bệnh sốt virus hay những căn bệnh nguy hiểm khác như tiêu chảy, cúm,… bạn cần thường xuyên rửa tay với các dung dịch diệt khuẩn, đồng thời vệ sinh thân thể thường xuyên. Đây được xem là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu giúp phòng bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.
3. Không tiêm vacxin
Không tiêm vacxin cũng là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Khi cơ thể bạn được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, giúp bạn phòng chống được chứng bệnh sốt virus hiệu quả hơn.
4. Thời gian biểu không cố định
Một lịch trình sinh hoạt thiếu khoa học cũng là thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Điều này tưởng chừng như vô lý nhưng khi lịch trình sinh hoạt không ổn định sẽ khiến cho nhịp sinh học bị thay đổi. Nhịp sinh học thay đổi là một trong những tác nhân khiến sức đề kháng của bạn suy giảm nghiêm trọng.
Thay đổi thời gian biểu thường xuyên có thể khiến bạn căng thẳng, stress,… kích thích cơ thể sản sinh ra hormone stress cortisol. Hormon stress cortisol gây suy giảm miễn dịch, làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể đối với bệnh sốt virus.
Video đang HOT
5. Lười vận động
Lười vận động là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Khi bạn lười vận động cơ thể bạn sẽ trở nên nặng nề và chậm chạp hơn. Đồng thời, lười vận động khiến tuần hoàn lưu thông máu kém đi, lưu lượng máu nuôi dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể cũng kém đi, điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng chống chọi với virus gây bệnh sốt virus.
6. Cắn móng tay
Cắn móng tay là một trong những thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Cắn móng tay tàn phá mạnh mẽ sức khỏe của bạn. Theo đó, những người thường xuyên cắn móng tay có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy hay nôn mửa do Escherichia coli hay mắc cúm, mắc các bệnh do virus gây ra, trong đó có sốt virus cao hơn những người không thường xuyên làm động tác này.
7. Hút thuốc lá
Thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus tiếp theo mà chúng tôi muốn nói tới chính là thói quen hút thuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ khiến bạn có nguy cơ mắc chứng ung thư phổi mà còn làm suy giảm chức năng miễn dịch do trong chúng chứa lượng lớn các chất độc hại đối với sức khỏe. Khi sức đề kháng suy giảm thì khả năng bạn mắc sốt virus là rất lớn.
Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe – Ảnh Internet
8. Không giặt ga trải giường thường xuyên
Không giặt ga trải giường thường xuyên là thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Trong ga trải giường chứa rất nhiều bụi vải, vi khuẩn, virus,… bạn tiếp xúc hàng ngày với chúng sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do virus gây ra, trong đó có sốt virus.
9. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ cũng là thói quen nên tránh để không nhiễm sốt virus. Thiếu ngủ khiến tế bào trong cơ thể không được nghỉ ngơi, chúng phải hoạt động quá mức. Đặc biệt là các tế bào miễn dịch, để ngăn chặn tình trạng suy giảm miễn dịch do thiếu ngủ, bạn cần ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để cơ thể hồi phục.
Phạm Thị Mai
100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (phần 3): Tiếp xúc thế nào thì mắc?
Một số hành động như bắt tay, ôm hôn, ăn uống, thức ăn... có lây COVID-19 không? Để giải đáp những thắc mắc trên, Cục Quân y (Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh COVID-19.
20. Thế nào là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh?
Là tiếp xúc có "da - chạm - da", hôn hoặc quan hệ tình dục với người bệnh. Tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của cơ thể người bệnh được coi là tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
21. Thế nào là tiếp xúc gần với người bệnh?
Là tiếp xúc với bệnh nhân trong cự ly 2m hoặc ở trong cùng một phòng hay khu vực chăm sóc một ca bệnh được khẳng định có bệnh hoặc khả năng bị bệnh trong thời gian kéo dài.
22. Bắt tay có làm mắc COVID-19 không?
Không. Cho đến nay chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập qua da vào cơ thể. Tuy nhiên, bắt tay là hành động có nguy cơ cao. Khi tay một người mắc COVID-19 chạm vào tay người khác có thể truyền virus sang tay người này. Từ bàn tay có virus có thể nhiễm tiếp vào đường hô hấp do các hành động khác như dụi mắt, ngoáy mũi, cho tay lên miệng hoặc kể cả chạm tay lên mặt, tạo cơ hội (dù nhỏ) để virus "bay" vào mũi. Do vậy, thực hành rửa tay/sát trùng tay và không chạm tay vào vùng mặt (đặc biệt là sau khi bắt tay) là biện pháp hiệu quả để ngăn nguy cơ lây nhiễm do bắt tay.
23. Hôn nhau có làm mắc COVID-19 không?
Có. Khi hôn, dù hôn môi hay hôn lên trán, lên má đều là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
24. Sinh hoạt tình dục có làm lây COVID-19 không?
Chưa có nghiên cứu chứng minh COVID-19 có lây qua niêm mạc đường sinh dục hay không và do vậy có lây qua sinh hoạt tình dục ở hình thức giao hợp khác giới hay không.
Tuy nhiên, do sinh hoạt tình dục có nhiều hình thức, mức độ và động tác khác nhau nên sinh hoạt tình dục là hành vi có nguy cơ. Nguy cơ lây nhiễm cao hay thấp tùy thuộc mức độ tương tác giữa những người bạn tình tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người mắc COVID-19.
Khi mọi việc chưa rõ ràng, nên thực hiện các hành vi tình dục an toàn để vừa có tác dụng bảo vệ người đã nhiễm COVID-19 trước nguy cơ bị nhiễm thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vừa bảo vệ bạn tình không bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người nhiễm trước đó.
Từ một virus ban đầu, virus SARS-CoV-2 nhân lên thành nhiều hạt virus mới (màu vàng) gây tổn thương tế bào chủ.
25. COVID-19 có lây qua thức ăn không?
Chưa có nghiên cứu chứng minh virus SARS-CoV-2 có lây qua đường ăn uống hay không. Mặc dù đã có nghiên cứu cho thấy có virus SARS-CoV-2 trong phân của bệnh nhân và một số bệnh nhân có biểu hiện bị tiêu chảy, điều đó gợi ý rằng virus SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương đường tiêu hóa. Do miệng và mũi thông nhau nên chưa biết liệu virus từ đường hô hấp rơi xuống đường tiêu hóa và ra phân hay virus từ thức ăn trong miệng tấn công lên đường hô hấp. Khi chưa thể loại trừ mọi khả năng thì vẫn nên thực hành "ăn chín, uống sôi" để phòng chống dịch. Tuyệt đối không nên ăn tiết canh sống, thịt sống, nhất là của động vật hoang dã.
26. COVID-19 có lây qua đường máu không?
Chưa có thông tin về vấn đề này. Trên quan điểm dự phòng, bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, mọi khuyến cáo về bảo hộ nhân viên y tế đều được đặt lên ở mức cao nhất trước nguy cơ phơi nhiễm với máu của người bệnh. Về phương diện an toàn truyền máu, trong giai đoạn hiện nay chắc chắn người có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sẽ không được hiến máu tình nguyện trong những đợt hiến máu tình nguyện đại trà. Trong tương lai, liệu xét nghiệm mắc COVID-19 có được đưa vào nhóm xét nghiệm sàng lọc an toàn truyền máu hay không còn chờ thêm các bằng chứng chắc chắn về việc virus này có lây truyền qua đường máu hay không.
27. COVID-19 có lây từ mẹ sang con không?
Trong đợt dịch này, các nhà khoa học Trung Quốc đã theo dõi 9 trường hợp phụ nữ mang thai mắc COVID-19 và đã sinh con. Các xét nghiệm dịch ối, máu dây rốn trẻ sơ sinh có mẹ mắc COVID-19 và sữa mẹ không thấy có virus SARS-CoV-2.
Cùng thêm các thông tin về SARS-CoV và MERS-CoV không lây truyền dọc từ mẹ sang con khiến cho các nhà khoa học tạm kết luận rằng COVID-19 không lây truyền dọc từ mẹ sang con.
Mặc dù vậy, các quan sát mới chỉ thực hiện ở 9 ca bệnh nên cần có số liệu của nhiều người hơn để có thể kết luận chắc chắn về vấn đề này.
Lưu ý: Lây nhiễm dọc được hiểu là lây từ mẹ sang con qua nhau thai. Việc cách ly con khỏi mẹ để tránh lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc đường tiếp xúc trực tiếp vẫn là cần thiết.
28. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh như thế nào?
Sau khi nhiễm được vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, virus SARS-CoV-2 cài các gen của virus vào bộ gen của tế bào chủ, bắt tế bào bị nhiễm virus tạo ra các thành phần của virus. Khi đã đủ các thành phần cần thiết, các thành phần này lắp ghép lại với nhau để hình thành nhiều virus mới chui ra ngoài đồng thời làm tổn thương cho tế bào bị nhiễm virus.
Trình tự các bước bao gồm: Dịch mã gen sao chép từ RNA gen của virion. Đầu tiên, chúng tổng hợp ra sợi ARN các protein cấu trúc virus S, E và M được chuyển vào lưới nội bào (ER) và di chuyển vào khoang trung gian reticulum - Golgi (ERGIC) Nucleocapsid các hạt virion trưởng thành (tức là các virus mới). Các virus mới hình thành và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào lành khác hoặc theo dịch tiết đường hô hấp được đào thải ra ngoài trở thành nguồn lây nhiễm cho người xung quanh.
29. Virus SARS-CoV-2 gây bệnh cho cơ quan nào?
Biểu hiện bệnh chủ yếu của người mắc COVID-19 là viêm đường hô hấp cấp. Một số bệnh nhân mắc COVID-19 còn có biểu hiện tiêu chảy và xét nghiệm có virus trong phân. Dù chưa chắc chắn nhưng không loại trừ khả năng COVID-19 gây tổn thương cho các tế bào niêm mạc khác, trong đó có đường tiêu hóa. Trong số các bệnh nhân bị bệnh kết hợp còn thấy hiện tượng tổn thương chức năng của các tạng khác như gan, thận... Tuy nhiên, đây là hậu quả trực tiếp do virus tấn công hay hậu quả gián tiếp từ tổn thương phổi còn đang được các nhà khoa học làm rõ hơn.
30. COVID-19 có gây quái thai không?
Một số virus nhiễm vào phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng đến thai nhi như virus cúm gây sứt môi hở hàm ếch, virus Zika gây bệnh đầu nhỏ; một số virus có thể gây sẩy thai như Rubella. Chưa thể trả lời được liệu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng gì lên thai nhi. Trên thực tế, cần theo dõi dài ngày hậu quả thai sản của những trường hợp bệnh nhân là phụ nữ mang mắc COVID-19 ở các giai đoạn sớm của thai kỳ.
PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) - TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN
Móng tay dài là ổ chứa virus Một chuyên gia đã cảnh báo về những nguy hiểm của việc để móng tay dài, sơn móng tay và đắp móng giả trong tình hình dịch bệnh do virus corona hiện nay. Vi khuẩn, virus và bụi bẩn có thể dễ dàng đọng lại dưới móng tay, và sẽ chuyển vào miệng nếu bạn vô tình cắn móng tay Bác sĩ Elisabeth...