9 mẹo nhỏ chăm sóc tóc trong mùa đông lạnh
Dấu hiệu thường thấy nhất của tóc khô vào mùa đông là xơ, rối, không mềm mượt và thiếu độ bóng, bồng bềnh.
Chỉ cần biết được những “bí kíp” đơn giản dưới đây thì bạn sẽ không cần lo lắng về mái tóc của mình sẽ bị khô xơ trong mùa đông lạnh.
Gội đầu đúng cách
Vào mùa đông, tóc của bạn thường khô và giòn hơn. Chính vì vậy, nó sẽ rất dễ bị hư tổn nếu bạn không biết chăm sóc tóc đúng cách. Khi gội đầu bạn chỉ nên dùng tay massage nhẹ nhàng trên da đầu, không dùng quá nhiều lực sẽ gây hư tổn đến mái tóc.
Không nên gội đầu quá thường xuyên
Nếu mùa hè thời khóa biểu gội đầu của bạn là 2 ngày/ lần hoặc thậm chí 1 ngày/ lần thì mùa đông chỉ nên duy trì ở mức 3 ngày/ lần. Vì gội đầu quá nhiều sẽ khiến lớp dầu tự nhiên của tóc bị rửa trôi hết, khiến cho tóc càng bị khô.
Ảnh minh họa
Cung cấp độ ẩm cho tóc
Tốt nhất bạn nên lựa chọn những sản phẩm dầu gội đầu có công dụng dưỡng ẩm cho mái tóc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số loại tinh dầu thiên nhiên để dưỡng tóc như dầu dừa, dầu ô liu,…Ngoài ra, uống đủ nước (khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày) cũng là cách để cung cấp độ ẩm cho tóc từ sâu bên trong.
Gội đầu với nước lạnh hoặc nước ấm
Thời tiết mùa đông thường rất lạnh nên nhiều người có thói quen sử dụng nước nóng để gội đầu. Điều này hoàn toàn không tốt. Vì nhiệt độ cao của nước nóng sẽ khiến tóc và da đầu khô hơn, từ đó làm tóc khô xơ, hư tổn, da đầu tiết nhiều dầu dẫn đến nhiều gàu hơn. Vì vậy, dù trời lạnh nhưng bạn chỉ nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm để gội đầu.
Không nên sử dụng khăn bông có độ ma sát cao để lau tóc
Theo thói quen, mỗi khi gội đầu xong, mọi người sẽ lấy ngay một chiếc khăn bông để lau tóc. Việc xoa tóc quá mạnh, làm tăng sự ma sát giữa khăn và tóc cũng là nguyên nhân khiến tóc trở nên khô cứng, dễ gãy rụng.
Thay vì sử dụng những chiếc khăn bông đó, ta nên thay bằng những chiếc khăn sợi nhỏ, mềm mại hơn, dễ thấm hút nước giúp tóc không bị cọ xát mỗi khi lau tóc.
Hạn chế sử dụng máy sấy
Vào mùa đông, tóc sau khi gội thường rất lâu khô. Vì vậy nên nhiều bạn gái thường có thói quen sử dụng máy sấy để tóc nhanh khô hơn. Nhưng dùng máy sấy quá nhiều quả thật không hề tốt chút nào. Nó chỉ khiến mái tóc của bạn nhanh bị hư tổn hơn mà thôi. Vì cũng như nước nóng, nhiệt độ từ máy sấy sẽ khiến tóc bạn bị khô xơ và hư tổn.
Chính vì vậy, bạn chỉ nên để tóc khô tự nhiên sau khi gội. Có thể dùng khăn khô để lau tóc. Trong những trường hợp vội đi ra ngoài, bạn cũng có thể sử dụng máy sấy để ở chế độ mát để hong khô tóc.
Ủ tóc mỗi tuần để có mái tóc chắc khỏe
Việc ủ tóc sẽ giúp tóc bạn hấp thụ các tinh chất, làm cho tóc trở nên óng mượt hơn. Nên ủ tóc 2 lần/ tuần bằng kem ủ tóc để cung cấp độ ẩm cần thiết cho mái tóc của bạn, tránh bị khô, xơ, rối. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số thành phần thiên nhiên như dầu dừa, bơ, mật ong, nha đam,.. để ủ tóc.
Nên chọn những loại kem ủ tóc hoặc dầu xả phù hợp với da đầu của mình. Tránh tình trạng làm da đầu dễ bị bong tróc và khô hơn.
Video đang HOT
Dùng lược gỗ để chải tóc
Khi chải tóc thường xảy ra hiện tượng tóc tĩnh điện, đặc biệt là vào mùa đông. Nguyên nhân chính là do tóc của bạn bị thiếu độ ẩm. Để khắc phục tình trạng này, ngoài cung cấp độ ẩm cho tóc, bạn nên sử dụng lược gỗ răng thưa để chải tóc. Không nên sử dụng lược nhựa hoặc lược lông để chải đầu và cũng không nên chải khi tóc còn ướt. Sau khi chải tóc, bạn nên thả tóc tự do thay vì cột lại.
Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể
Bổ sung các chất dinh dưỡng không những làm cho mái tóc óng mượt hơn, mà còn giúp nâng cao sức khỏe của cơ thể trong những ngày mùa đông. Bạn nên tích cực nạp năng lượng vào cơ thể một số loại vitamin trong các loại thực phẩm dễ dàng tìm kiếm như:
Vitamin A: chủ yếu có trong các loại quả có màu đỏ như ớt chuông đỏ, quả gấc,…
Vitamin B: xuất hiện trong các loại đậu, hải sản,…
Vitamin C: thường có trong các loại quả chua như chanh, cam, quýt, bưởi,…
Vitamin E: có nhiều trong dầu cá, hạt vừng, dầu thực vật,…
Ngoài ra, bạn cần uống nhiều nước để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như giúp tóc cung cấp thêm độ ẩm cần thiết, chống chọi với mùa đông với khí hậu khô, lạnh.
Vitamin và chất bổ sung cần thiết cho làn da khô
Da khô là tình trạng có thể xảy ra do mất nước, lão hóa, thời tiết chuyển mùa, dị ứng và thiếu vi chất dinh dưỡng.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Việc điều chỉnh lối sống, chẳng hạn như uống nhiều nước, bổ sung lượng vitamin và chất bổ sung nhất định có thể cải thiện tình trạng khô da. Dưới đây là những loại vitamin và chất bổ sung cần thiết dành cho da khô.
Vitamin D
Vitamin D đóng một vai trò không thể thiếu trong chức năng hàng rào bảo vệ da và sự phát triển của tế bào da, cũng như duy trì hệ thống miễn dịch của da, hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các mầm bệnh có hại.
Việc bổ sung vitamin D đã được chứng minh là cải thiện đáng kể các triệu chứng rối loạn da gây khô, ngứa da, bao gồm cả bệnh chàm. Hơn nữa, vitamin D còn có mối tương quan trong việc duy trì độ ẩm của da.
Theo Elissa Goodman (chuyên gia dinh dưỡng ở Los Angeles), Vitamin D có thể được hấp thụ qua da. Khi hàm lượng vitamin D3 thấp sẽ liên quan đến việc giảm đi độ ẩm trên da của bạn. Ngoài việc sử dụng các thực phẩm bổ sung, bạn có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể bằng cách ăn thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá trích, tôm, hàu, lòng đỏ trứng, sữa bò, sữa đậu nành...
Collagen
Collagen là một trong những protein cấu trúc quan trọng nhất của da, do đó, việc bổ sung nhiều protein tự nhiên vào cơ thể sẽ có lợi cho làn da của bạn. Bạn có thể liên tưởng, collagen hoạt động như một khối xây dựng cho da, tóc, móng và khớp - nhưng khi chúng ta già đi, chúng ta bắt đầu sản xuất ít chất này hơn.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung collagen có thể mang lại nhiều lợi ích cho làn da của bạn, bao gồm giảm độ sâu nếp nhăn và tăng cường độ ẩm cho da.
Mặc dù nó được tạo ra bởi cơ thể chúng ta, nhưng các dạng collagen bổ sung có thể được lấy từ thực vật và động vật thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, hạt điều, tỏi, quả mọng, cá và lòng trắng trứng, ớt chuông...
Vitamin C
Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ da và cần thiết cho việc sản xuất collagen. Nó cũng là một yếu tố quan trọng trong chăm sóc da, thường xuất hiện trong danh sách thành phần của một số loại serum và kem dưỡng phổ biến trên thị trường hiện nay. Vitamin C hoạt động từ trong ra ngoài, như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do do tác hại của tia cực tím hoặc ô nhiễm hàng ngày.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, da chứa hàm lượng vitamin C rất cao, một số nghiên cứu cho thấy nồng độ lên tới 64 mg vitamin C trên 100 gam lớp da biểu bì. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường vitamin C trong chế độ ăn uống thông qua việc bổ sung vitamin C có thể cải thiện nhiều yếu tố sức khỏe của da như tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da và giúp giảm mất nước.
Giống như bất kỳ chất bổ sung mới nào, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống của mình.
Dầu cá
Dầu cá trước giờ luôn nổi tiếng với đặc tính tăng cường sức khỏe làn da. Trong dầu cá có chứa axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA), hai axit béo thiết yếu giúp chống viêm và chữa lành. Dầu cá giúp tăng cường hydrat hóa da và cải thiện hàng rào axit béo của da, giúp duy trì quá trình hydrat hóa. Ngoài ra, nó còn được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Ảnh minh họa
Một cách mà cơ thể bạn sẽ cho bạn biết bạn đang thiếu Omega-3 là thông qua làn da khô và ngứa. Chúng ta có thể tìm kiếm nguồn bổ sung omega-3 thông qua các loại thực phẩm như hạt lanh và cá trong chế độ ăn của mình.
Probiotic
Nhiều tình trạng da khô bắt nguồn từ tình trạng viêm. Đây là vấn đề xuất phát từ hệ thống miễn dịch và phần lớn là hệ thống miễn dịch sống trong đường tiêu hóa, nên điều cần thiết là đảm bảo rằng bạn đang tìm cách để hỗ trợ quá trình tiêu hóa khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng men vi sinh là chìa khóa cho sức khỏe đường ruột tốt. Vì vậy, chúng ta có thể suy ra, những gì tốt cho đường ruột của bạn thì cũng tốt cho làn da của bạn. Ngoài việc uống viên nang men vi sinh, bạn cũng có thể bổ sung men vi sinh bằng cách ăn thực phẩm lên men, chẳng hạn như sữa chua.
Nha đam
Một nghiên cứu được tiến hành ở 64 phụ nữ cho thấy, việc bổ sung axit béo có nguồn gốc từ lô hội trong 12 tuần đã cải thiện đáng kể độ ẩm và độ đàn hồi của da so với giả dược (thuốc không có dược chất, không có giá trị chữa bệnh lâm sàng). Nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, cân bằng độ ẩm và cung cấp một lượng nước cần thiết cho da.
Ceramide
Ceramides là các phân tử chất béo. Chúng là thành phần quan trọng của một làn da khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung ceramides có thể làm tăng độ ẩm cho da, điều này có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng da bị khô.
Kẽm
Không có gì ngạc nhiên khi nhiều loại lotion hay kem dưỡng ẩm trị mẩn đỏ và da khô, ngứa có chứa kẽm. Nhờ tác dụng chống viêm, kẽm có thể ngăn ngừa tình trạng khô và ửng đỏ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các enzyme có trong hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa các tình trạng gây khô da do bệnh chàm đỏ.
Tinh dầu hoa anh thảo
Chứa đầy các axit béo mà cơ thể bạn cần, dầu hoa anh thảo có thể giúp cho bạn có một làn da khỏe mạnh, ẩm từ trong ra ngoài. Trong dầu có hoa anh thảo có chứa axit béo thiết yếu (EFA) bao gồm axit béo omega-6 và omega-3. Đây là những thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da.
Lutein and Zeaxanthin
Hai loại carotenoid (sắc tố hữu cơ tự nhiên) này là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì cơ thể chúng ta không thể sản sinh ra những chất này, do vậy bạn có thể bổ sung chúng vào cơ thể của mình trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Ảnh minh họa
Một nghiên cứu cho thấy, bổ sung lutein và zeaxanthin có thể làm tăng lượng ẩm cho da, giúp da không bị khô. Cách tốt nhất để đưa chúng vào chế độ ăn uống của bạn là thông qua các loại rau lá xanh. Vì vậy bạn có thể cân nhắc và lựa chọn đưa cải xoăn hoặc rau bina vào chế độ ăn của mình để có một làn da không còn khô sạm.
Kiểm soát tình trạng 'da rắn' trong mùa đông Da khô nứt nẻ như da rắn (da rắn) thường do di truyền, và thường vượng lên trong mùa đông, làm khó chịu ngứa ngáy và ảnh hưởng thẩm mỹ. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này? Da khô nứt nẻ như da rắn thường trầm trọng hơn vào mùa hanh khô. Bởi khi thời tiết lạnh, hanh khô khiến...