9 dấu hiệu sớm nhận biết bệnh ung thư máu ở trẻ em không nên bỏ qua
Chuyên gia Bệnh viện K khẳng định “ ung thư máu có thể điều trị ổn định nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời đúng theo phác đồ điều trị”.
“Phụ huynh cũng không nên quá hoang mang, lo lắng, hãy trao đổi và chia sẻ với bác sỹ để hiểu rõ hơn về tình hình sức khỏe và quá trình điều trị của con em mình
Không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra vì chữa bệnh thực dưỡng
Gần đây, trước thông tin về bệnh nhi 30 tháng tử vong chẩn đoán ung thư máu nhưng không điều trị tại Bệnh viện mà đặt niềm tin vào lời quảng cáo “chỉ cần chữa bệnh bằng thực dưỡng, bé chắn chắn khỏi bệnh” đã để lại hệ quả vô cùng đáng tiếc, bé gái chưa đầy 3 tuổi đã tử vong trong sự xót thương của nhiều người và nỗi ân hận vì sự cả tin của cha mẹ. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với những người bệnh đang điều trị bệnh ung thư, đừng “mù quáng” tin vào phương pháp không có cơ sở khoa học.
Được biết em bé này có các dấu hiệu xuất huyết dưới da. Bệnh viện Trung uơng Thái Nguyên chẩn đoán là “theo dõi Lơ xê mi cấp” – ung thư máu dạng cấp. Sau đó, Bệnh viện đề nghị chuyển cho Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để điều trị tiếp. Tuy nhiên, mẹ của bé đã quyết định bỏ điều trị và tìm đến một nhân vật bán hàng thực dưỡng trên mạng để “điều trị” một thời gian.
Thực dưỡng không chữa khỏi ung thư (ảnh: minh họa)
Người bán quả quyết rằng ung thư máu ở trẻ em là thách thức đối với Tây y chứ với thực dưỡng thì chẳng khó khăn gì. Người bán còn nhiều lần khẳng định: nếu tuân theo thực dưỡng ngay ở giai đoạn đầu, khi chưa bị tây y can thiệp gì cả thì cơ hội cứu sống cháu bé gần như chắc chắn.
Cách “điều trị” cho cháu bé là nhai gạo sống, ăn cơm lứt với tương tekka, nhai trà thất vị (một loại trà gồm nhiều loại gạo và đậu rang lên, nấu nước, do chính người bán tự pha chế từ các nguyên liệu thực dưỡng), ăn tương sắn dây. Người mẹ cũng phải ăn theo “số 7″ (chế độ ăn chỉ bao gồm cơm lứt muối vừng) trong khi cho con bú. Người bán cũng giải thích kỹ: đến khi nào các vết bầm biến mất hoàn toàn nghĩa là cháu đã khỏi bệnh, vì những chỗ bầm tím là dấu hiệu cho biết tình trạng máu độc hay sạch (bầm đen là máu độc, hết bầm là máu sạch).
Đừng tin vào quan điểm thực dưỡng bỏ đói tế bào ung thư
Thời gian qua, có nhiều câu chuyện đáng tiếc được cảnh báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về những trường hợp tin vào thực dưỡng, tập thiền, điều trị ung thư. Tuy nhiên chia sẻ tại chương trình tư vấn trực tuyến “Tư vấn tâm lý và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư”, GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết “Trong cơ thể của bệnh nhân ung thư đương nhiên là cùng tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể.
Hiểu một cách đơn giản bất kì loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein ….. chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.
Chuyên gia Bệnh viện K khẳng định “ung thư máu có thể điều trị ổn định nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời đúng theo phác đồ điều trị”
TS.BS Đỗ Huyền Nga, Phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết, Bệnh viện K chia sẻ “Một căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh ung thư trẻ em, đó là ung thư máu, chiếm 1/3 tổng số trường hợp mắc ung thư hàng năm ở trẻ. Đây là một căn bệnh ác tính của tổ chức máu, gây nên hiện tượng rối loạn quá trình sinh sản và phát triển của dòng bạch cầu, lấn át dòng hồng cầu và tiểu cầu trong máu.
Ung thư máu ở trẻ em có xu hướng tiến triển nhanh hơn sơ với người lớn. Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, kết quả điều trị của bệnh ung thư máu ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện ra bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh. Phát hiện bệnh ung thư máu ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị bệnh.
Với sự phát triển của nền y học hiện nay, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh có thể lên tới 80%, so với trước đây chỉ đạt 50%-60%. Rất nhiều bệnh nhân ung thư máu đã được điều trị ổn định, quay trở về cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc, thậm chí là đã có gia đình riêng và sinh con. Là bác sỹ điều trị chuyên ngành ung thư, chúng tôi rất lấy làm tiếc trước những trường hợp từ chối điều trị theo phương pháp y học hiện đại, đặt niềm tin vào những lời quảng cáo, truyền tai nhau uống thuốc nam hay thực dưỡng. Đấy cũng là điều chúng tôi thường xuyên tuyên truyền tại bệnh viện, tại khoa điều trị để tâm lý người bệnh luôn ổn định, đặt niềm tin vào các bác sỹ”.
“ung thư máu có thể điều trị ổn định nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời đúng theo phác đồ điều trị”
Video đang HOT
Lời khuyên của bác sỹ nhận biết sớm căn bệnh ung thư máu
Cũng theo chia sẻ từ TS. BS Đỗ Huyền Nga, ung thư máu ở trẻ em không có những biểu hiện điển hình, tuy nhiên chúng ta có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu dưới đây có thể là một cách để nhận biết sớm được bệnh ung thư máu ở trẻ em:
1. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân Xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc bị chảy máu mũi Trẻ bị thiếu máu da xanh xao Trẻ hay bị nhiễm trùng Hạch bạch huyết sưng to
Trẻ có dấu hiệu sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; trẻ bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
2. Nếu trên người trẻ bỗng xuất hiện các vết bầm tím, hoặc vết ban đỏ không rõ nguyên nhân, hoặc trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên thì rất có thể đây chính là biểu hiện ung thư máu ở trẻ em. Hiện tượng này xảy ra do khả năng đông máu kém do số lượng bạch cầu tăng cao, chèn ép tiểu cầu và hồng cầu.
3. Ung thư máu khiến lượng bạch cầu tăng cao và hồng cầu suy giảm, mà hồng cầu lại có chức năng đưa oxy đi khắp cơ thể, khi hồng cầu bị thiếu trẻ sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, da tái nhợt xanh xao, thở dốc,…
4. Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
Khi mắc ung thư máu, các tế bào ung thư máu làm cho khu vực bụng của trẻ bị khó chịu, gây cảm giác chán ăn, khiến trẻ bị sụt cân, cơ thể yếu ớt.
5. Trẻ bị khó thở
Sở dĩ trẻ mắc ung thư máu bị khó thở là bởi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh có thể tập trung ở quanh tuyến ức, gần khu vực cổ, khiến trẻ cảm thấy khó thở.
6. Nhiễm trùng thường xuyên, dai dẳng là một trong những biểu hiện của ung thư máu. Biểu hiện của nhiễm trùng do ung thư máu là: ho, sốt, chảy nước mũi… và tình trạng này sẽ không hề thuyên giảm dù dùng thuốc kháng sinh.
7. Đau bụng, chướng bụng
Bởi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh và tích tụ trong các cơ quan nội tạng như gan, thận, lá lách… vì vậy khiến trẻ bị đau bụng, chướng bụng. Khi trẻ bị ung thư máu, các hạch bạch huyết ở khu vực cổ, dưới cánh tay, bẹn sẽ bị sưng to, cứng do tích tụ nhiều tế bào bạch cầu.
9. Đau nhức xương khớp
Máu thường được sản xuất trong tủy xương, nhưng khi bị ung thư máu, lượng hồng cầu bị suy giảm do bạch cầu tăng cao, sự tích tụ quá mức của bạch cầu sẽ chèn ép, tác động lên các mô xương gây đau nhức.
Điều trị bệnh ung thư máu là sự kết hợp phác đồ đa mô thức, các phương pháp điều trị như hóa trị, phẫu thuật . . . các bác sỹ cân nhắc tùy theo thể trạng sức khỏe, dạng bệnh và tuổi của trẻ.
“Tuy nhiên điều quan trọng nhất đó là tâm lý của trẻ và gia đình, “Phụ huynh cũng không nên quá hoang mang, lo lắng, hãy trao đổi và chia sẻ với bác sỹ để hiểu rõ hơn về tình hình sức khỏe và quá trình điều trị của con em mình. Đừng vì cả tin mà bỏ dở điều trị, đi theo những lời khuyên hay phương pháp thiếu cơ sở khoa học và không có đích đến. Bởi để chiến thắng ung thư, không có phương pháp nào ngoài y học hiện đại và chính tâm lý lạc quan của người bệnh.” – TS.Đỗ Huyền Nga chia sẻ.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu ở trẻ em
Ung thư máu ở trẻ em không có những biểu hiện điển hình, tuy nhiên có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu dưới đây để nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư máu ở trẻ em
Ung thư máu là một căn bệnh phổ biến nhất ở các bệnh ung thư trẻ em, nó chiếm 1/3 tổng số trường hợp mắc ung thư hàng năm ở trẻ. đây là một căn bệnh ác tính của tổ chức máu, gây nên hiện tượng rối loạn quá trình sinh sản và phát triển của dòng bạch cầu, lấn át dòng hầu cầu và tiểu cầu trong máu.
Ảnh minh họa
Các dạng ung thư máu ở trẻ em
Một số dạng ung thư thường gặp phải ở hiện tượng ung thư máu ở trẻ em như:
Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính (ALL): Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính (ALL) chiếm đến 75% các trường hợp ung thư máu ở trẻ. Đây là một loại ung thư do một lượng lớn các tế bào bạch cầu dòng lympho chưa trưởng thành và liên quan đến đột biến gen dẫn đến sự phân chia tế bào nhanh chóng.
Bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML): Bệnh bạch cầu tủy cấp tính là căn bệnh nguy hiểm phát triển do những tổn thương từ ung thư của tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Tiên lượng sống sót sau 5 năm là từ 60-70%
Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML): Đây là dạng bệnh hiếm khi gặp ở trẻ em, xảy ra do sự tăng trưởng bất thường của các hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong tủy xương và ở dạng mãn tính. Các tế bào ung thư đã trưởng thành hơn trường hợp cấp tính. Bệnh thường gặp nhiều ở những người có độ tuổi trên 60 và tỷ lệ sống là từ 60-80% sau 5 năm.
Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính (CLL): Bệnh bạch cầu dòng lympho mãn tính (CLL) là một dạng ung thư làm ảnh hưởng đến tủy xương nơi đóng vai trò sản sinh ra các tế bào máu. Đây là dạng đặc biệt hiếm gặp ở trẻ và có khả năng sống sau 5 năm trên 80%.
Bệnh bạch cầu tủy bào thiếu niên (JMML): Đây là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em và xảy ra khi có sự biến đổi trong DNA của một loại tế bào gốc bên trong tủy xương. Sự tăng lên bất thường can thiệp vào những công việc của tủy như sản xuất hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.. dẫn đến ung thư. Tiên lượng sống của bệnh bạch cầu tủy bào thiếu niên sau 5 năm là 50%.
Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, kết quả điều trị của bệnh ung thư máu ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào rất nhiều vào thời điểm phát hiệm ra bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh. Phát hiện bệnh ung thư máu ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị bệnh. Tuy nhiên việc phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm là một thách thức không chỉ đối với gia đình người bệnh mà ngay cả đối với những người chuyên môn, đây là một vấn đề rất khó khăn.
Ung thư máu ở trẻ em là một không có những biểu hiện điển hình, tuy nhiên chúng ta có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu dưới đây có thể là một cách để nhận biết sớm được bệnh ung thư máu ở trẻ em:
Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể thiếu hồng cầu. Thông thường, các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy đi khắp cơ thể và nếu không đủ loại tế bào này, trẻ có thể gặp phải:: Mệt mỏi, yếu đuối, chóng mặt, khó thở, đau đầu, da nhợt nhạt, cảm thấy lạnh bất thường
Ảnh minh họa
Bầm tím và chảy máu
Nếu trẻ dễ bị bầm tím, chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc chảy máu nướu, trẻ có thể mắc bệnh bạch cầu do cơ thể không đủ tiểu cầu để giúp đông máu.
Nhiễm trùng thường xuyên
Thường xuyên bị nhiễm trùng cũng chính là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của ung thư máu ở trẻ em. Các tế bào bạch cầu cần thiết để chống nhiễm trùng, nhưng các tế bào bạch cầu non sản sinh ra khi trẻ bị ung thư máu, không thể thực hiện chức năng này, khiến trẻ rất hay bị nhiễm trùng.
Đau xương hoặc khớp
Nếu trẻ thường xuyên phàn nàn bị đau ở xương hoặc khớp, trẻ có thể mắc bệnh bạch cầu.
Ở trẻ mắc bệnh bạch cầu, các tế bào bất thường có thể tập trung bên trong khớp hoặc gần bề mặt của xương, gây đau nhức.
Trẻ bị đau bụng và sụt cân nhanh
Một dấu hiệu khác của bệnh ung thư máu ở trẻ đó là trẻ thường kêu đau bụng. Nguyên nhân do các tế bào bạch cầu tích lũy trong gan, lá lách, thận gây sưng bụng. Bên cạnh đó trẻ thường chán ăn, ăn ít dẫn tới sụt cân nhanh chóng.
Sưng tấy
Sưng tấy ở các vùng trên cơ thể cũng chính là biểu hiện của ung thư máu. Khi các bạch huyết tích tụ nó có thể gây sưng đau ở các vùng như cổ, vùng hang, xương đòn...
Trẻ tái xanh, nhợt nhạt
Khi bị ung thư máu, các tế bào hồng cầu suy giảm, tăng các tế bào bạch cầu, khiến trẻ có dấu hiệu da xanh xao, nhợt nhạt. Một số trẻ sẽ gặp vấn đề trong ngôn từ như nói không rõ do lưu lượng máu lưu thông lên não kém.
Ho và khó thở
Bệnh bạch cầu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể trong và xung quanh ngực, chẳng hạn như một số hạch bạch huyết hoặc tuyến ức nằm giữa phổi.
Nếu các khu vực này sưng lên, chúng có thể gây áp lực lên khí quản và khiến bạn khó thở. Tình trạng khó thở cũng có thể xảy ra nếu các tế bào bạch cầu tích tụ trong các mạch máu nhỏ của phổi. Nếu trẻ khó thở, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.
Phát ban da
Khi các tế bào bạch cầu lan sang da có thể gây ra những đốm nhỏ, sẫm màu, giống như phát ban.
Các vết bầm tím và chảy máu đặc trưng cho bệnh bạch cầu cũng có thể khiến da xuất hiện những đốm nhỏ như phát ban.
Nếu quan sát trẻ có một trong những biểu hiện được liệt kê ở trên trong thời gian diễn ra một vài ngày hoặc một vài tuần, cha mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bé 3 tuổi ở Thái Nguyên tử vong vì chữa ung thư bằng thực dưỡng Thay vì đưa con đến viện, người mẹ quyết định cho con ở nhà ăn gạo sống, gạo lứt và nhai lá chè chữa ung thư. Bé gái 3 tuổi đến khám ở Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên do có các nốt xuất huyết dưới da. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị "theo dõi Lơ xê mi cấp" - ung thư...