Sỏi tiết niệu: Chủ quan coi chừng mất thận
Sỏi thận không chỉ gây đau đớn mà còn xuất hiện những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh sỏi thận có thể được điều trị hiệu quả cao nếu phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh diễn biến âm thầm, nhiều người không biết mình bị bệnh cho đến khi phát hiện thì bệnh đã gây biến chứng nguy hiểm như suy thận, thậm chí bị cắt bỏ thận.
Sỏi thận là một trong những căn bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 45 – 70 tuổi, đặc biệt là nam giới. Căn bệnh này không chỉ gây đau đớn mà còn xuất hiện những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Theo TS.BS Lê Sĩ Trung – Chuyên gia thận tiết niệu Bệnh viện Đa Khoa Hà Nội, đa phần sỏi niệu quản đều sinh ra từ thận và có xu hướng di chuyển xuống niệu quản. Trong trường hợp sỏi to và bị tắc đột ngột ở đường niệu quản, khiến người bệnh gặp phải những cơn đau quặn thận vô cùng khó chịu.
Người bệnh sẽ không thể nào quên được cảm giác đau tái mặt, vã mồ hôi, đứng ngồi không yên của một cơn đau quặn thận điển hình. Những dấu hiệu thông báo cho bạn biết cần phải đi khám bác sĩ ngay chính là nôn, buồn nôn hoặc đi tiểu ra máu.
TS.BS Lê Sĩ Trung trực tiếp điều trị sỏi cho bệnh nhân
Những cơn đau kéo dài, tình trạng bệnh phát triển nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như bị giãn niệu quản, đài bể thận. Nước tiểu không thể thoát ra ngoài trong một thời gian dài, dẫn đến tổn thương nhu mô thận. Qua thời gian, nhu mô của quả thận sẽ mỏng dần và được bác sĩ ví như chỉ là một cái bọc đựng nước tiểu.
Nếu những bệnh nhân bị giãn niệu quản hoặc đài bể thận không chữa trị kịp thời sẽ bị suy thận hoặc mất chức năng thận vĩnh viễn. Có trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, phải cắt thận nếu không điều trị kịp thời.
Video đang HOT
TS.BS Lê Sĩ Trung cho biết nhiều bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận, sỏi tiết niệu nhưng không điều trị và khi xuất hiện các biểu hiện như sốt cao (khoảng 40 độ), rét run, nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu nặng. Có những ca phải chỉ định cắt bỏ một bên thận.
Sỏi thận cần phải được điều trị sớm và nhanh chóng để tránh gặp phải các biến chứng khó lường gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe cơ thể mỗi người.
TS.BS Lê Sĩ Trung cho hay, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi như mổ mở, điều trị bằng phương pháp kỹ thuật cao ít xâm lấn: Nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, nội soi niệu quản (ống cứng, ống mềm). Trong đó phương pháp mổ mở không được khuyến khích vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, biến chứng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, dù không có triệu chứng đau chúng ta vẫn nên khám và sàng lọc sỏi để phát hiện sớm bệnh (nếu có). Đặc biệt, với những người đã từng điều trị sỏi tiết niệu cũng không nên chủ quan, thường xuyên tái khám 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe.
"Tỉ lệ phải cắt thận ở bệnh nhân sỏi không triệu chứng đau rất cao"
TS.BS Lê Sỹ Trung - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho rằng, nhiều bệnh nhân chần chừ khi bác sĩ đã có quyết định mổ can thiệp sỏi tiết niệu.
Sỏi thận hình thành bên trong thận bằng muối khoáng và axit. Sỏi thận hình thành khi nước tiểu trở nên tập trung cô đặc, cho phép các khoáng chất kết tinh và dính lại với nhau.
Tuy nhiên, sỏi thận có thể có hoặc không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản - ống nối liền thận và bàng quang. Vì vậy, nhiều bệnh nhân bị sỏi thận nhưng không phát hiện cho đến khi sỏi đã lớn và có biến chứng nặng.
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tổ chức chương trình miễn phí khám và sàng lọc sỏi tiết niệu trong tháng 6
Từ ngày 12/6, bệnh viện Đa khoa Hà Nội (29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội) thực hiện chương trình miễn phí khám và sàng lọc sỏi tiết niệu. Bệnh nhân được thăm khám bởi hai chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiết niệu là TS.BS Lê Sỹ Trung (Nguyên trưởng khoa tiết niệu bệnh viện Việt Pháp) và TS.BS Dương Văn Trung (trưởng khoa tiết niệu bệnh viện Bưu Điện).
TS.BS Lê Sỹ Trung - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội đang thăm khám bệnh cho bệnh nhân.
Trực tiếp thăm khám cho hàng trăm bệnh nhân đến sàng lọc sỏi tiết niệu mỗi ngày, TS.BS Lê Sỹ Trung cho biết: "Trong số những bệnh nhân tôi đã thăm khám, tỉ lệ mắc sỏi tiết niệu rất cao, chiếm 70%. Trong đó, tỉ lệ phải can thiệp mổ nội soi chiếm 50%. Tuy nhiên, dù đã có chỉ định can thiệp nhưng không phải bệnh nhân nào cũng quyết định thực hiện. Điều đó gây hại lớn đến sức khỏe của bệnh nhân".
Nói về việc bệnh nhân chần chừ trong quyết định phẫu thuật nội soi, TS.BS Lê Sỹ Trung chia sẻ thêm: "Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân chần chừ chưa quyết định phẫu thuật. Nhưng việc sỏi thận gây đau và không đau là nguyên nhân chính.
Theo kinh nghiệm của tôi, sỏi càng gây đau càng tốt. Khi sỏi đã đau, bệnh nhân sẽ theo quyết định của bác sĩ, sỏi sẽ được giải quyết dứt điểm. Còn trường hợp sỏi không gây đau, bệnh nhân chần chừ lại là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ phải cắt thận cao hơn. Thăm khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc sỏi thận tiết liệu rất quan trọng, việc này rất phổ biến ở các nước Châu Âu nhưng Việt Nam còn hạn chế".
Sáng 13/6, rất đông bệnh nhân ngồi chờ để được thăm khám và sàng lọc sỏi tiết niệu miễn phí
Sàng lọc sỏi tiết niệu ở Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, bệnh nhân được khám tổng quát, đo huyêt ap, đanh gia chi sô cơ thê, tim hiêu tiên sư bênh, kiêm tra bênh ly tiêt niêu soi thân... xét nghiệm mau ngoai vi băng may đêm tư đông (24TS), xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu... để phát hiện sớm sỏi thận và có phương pháp can thiệp tối ưu.
Ngày nay, thay vì mổ mở người bệnh phần lớn đều lựa chọn phương pháp nội soi tán sỏi công nghệ cao, ít xâm lấn nên việc tán sỏi diễn ra rất nhẹ nhàng và nhanh chóng, không đau, không để lại sẹo và rất an toàn như: Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể; Tán sỏi qua nội soi niệu quản; Nội soi lấy sỏi (laparoscopy); Tán sỏi qua da.
"Đánh bay" sỏi bằng công nghệ cao có rất nhiều ưu điểm:
- Ảnh hưởng chưa tới 1% chức năng thận trước và sau khi bị mổ.
- Toàn bộ sỏi sẽ được lấy ra nhẹ nhàng, vết thương được hồi phục nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần 2-3 ngày để xuất viện.
- Không gây sẹo lên vùng mổ nội soi nên giữ được thẩm mỹ cao
- Tỉ lệ tái phát thấp.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, dù không có triệu chứng đau chúng ta vẫn nên khám và sàng lọc sỏi để phát hiện sớm bệnh (nếu có). Đặc biệt, với những người đã từng điều trị sỏi tiết niệu cũng không nên chủ quan, thường xuyên tái khám 6 tháng/lần để đảm bảo sức khoẻ.
Những dấu hiệu "cảnh báo" bạn bị sỏi tiết niệu, cần phải đi khám ngay TS.BS Lê Sĩ Trung, chuyên gia phẫu thuật tiết niệu cho biết, nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận bao gồm yếu tố di truyền, rối loạn tiêu hóa và đặc biệt là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Đau quặn thận là triệu chứng điển hình của bệnh sỏi thận- Ảnh minh họa Triệu chứng phổ biến...