8 nguyên tắc vàng để phòng đột quỵ
Đột quỵ đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới.
Cứ 4 người trên 25 tuổi thì sẽ có một người từng trải qua đột quỵ ít nhất một lần trong đời. Chỉ riêng năm 2023, toàn cầu ghi nhận 12,2 triệu người mắc đột quỵ mới và có tới 101 triệu người đang sống chung với di chứng do đột quỵ.
Đây là những con số đáng báo động được TS.BS Nguyễn Thế Anh, Trưởng đơn nguyên Đột quỵ, Bệnh viện Thanh Nhàn thông tin tại Chương trình tổng kết công tác Hội và Hội nghị khoa học năm 2024 của Hội Nội khoa thành phố Hà Nội.
TS.BS Nguyễn Thế Anh, Trưởng đơn nguyên Đột quỵ, Bệnh viện Thanh Nhàn (Ảnh: Khánh Vi).
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca đột quỵ, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm đến 50%.
Đáng lo ngại, căn bệnh này không còn chỉ tập trung ở người cao tuổi mà ngày càng trẻ hóa nhanh chóng, với nhiều bệnh nhân chỉ mới ngoài 30 tuổi. Số lượng bệnh nhân đột quỵ ngày càng gia tăng tạo gánh nặng y tế và xã hội.
TS Anh cho biết, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra “Life’s Essential 8″ (8 yếu tố cốt lõi cho sức khỏe tim mạch) như một kim chỉ nam giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Việc tuân thủ các nguyên tắc Life’s Essential 8 không chỉ bảo vệ sức khỏe tim mạch mà còn giảm thiểu gánh nặng do di chứng đột quỵ mang lại và tránh tái phát đột quỵ.
Video đang HOT
Đột quỵ có thể cướp đi sinh mạng và để lại những di chứng nặng nề (Ảnh: Freepik).
Cụ thể, 8 nguyên tắc này bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng: Hướng đến chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể bao gồm ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ưu tiên sử dụng dầu oliu và dầu hạt cải khi nấu ăn và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.
TS Anh cho biết, với những người chưa từng mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chế độ ăn Địa Trung Hải giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ đột quỵ.
- Hoạt động thể chất: Nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút hoặc cường độ mạnh ít nhất 75 phút mỗi tuần để giảm nguy cơ đột quỵ. Theo thống kê, người ít vận động có nguy cơ đột quỵ cao hơn 30% so với người thường xuyên tập luyện.
- Đường huyết: Đường huyết không ổn định dễ dẫn đến các biến chứng tim mạch. Cần ăn uống khoa học và hạn chế đồ ngọt.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức 18,5-24,9 là lý tưởng để giảm áp lực lên tim và mạch máu.
- Quản lý cholesterol trong máu: Cholesterol cao gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Người dân cần hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ và kiểm tra định kỳ.
TS Anh khuyến cáo, người thừa cân, béo phì hoặc xơ vữa mạch máu nên sàng lọc đái tháo đường để dự phòng nguy cơ đột quỵ.
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Cao huyết áp là yếu tố hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Người trên 18 tuổi nên kiểm tra huyết áp ít nhất một lần mỗi năm.
- Không hút thuốc lá: Khói thuốc làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến đột quỵ. Đối với những người đang hút thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác cần cai thuốc để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Đồng thời, không nên sử dụng thuốc lá điện tử thay thế cho liệu pháp thay thế nicotine để cai thuốc lá.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, tránh thức khuya và giảm căng thẳng. Thiếu ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ đến 20%.
Việc càng sớm cải thiện sức khỏe thì kết quả đạt được sẽ càng tốt. Thay đổi lối sống có thể gặp khó khăn ban đầu, nhưng những bước nhỏ như tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ mang lại lợi ích lâu dài, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Làm những điều này vào mùa đông, bạn sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ
Khi trời lạnh, nhiều người thường ít chú ý đến việc kiểm soát huyết áp vào mùa đông so với mùa hè.
Theo thông tin từ Bệnh viện Tim Hà Nội, khi thời tiết chuyển lạnh, số lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú tăng đáng kể, chủ yếu do các bệnh lý như tăng huyết áp và đột quỵ. Nguyên nhân là do trời lạnh gây co mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Đáng lưu ý, nhiều người thường ít chú ý đến việc kiểm soát huyết áp vào mùa đông so với mùa hè.
(Ảnh minh họa).
Mặc dù bản thân thời tiết lạnh không phải yếu tố trực tiếp gây đột quỵ, nhưng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và tình trạng nhiễm lạnh lại làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những người có tiền sử bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, rối loạn nhịp tim, thừa cân béo phì hoặc hút thuốc lá cần đặc biệt lưu ý trong mùa đông để tránh đột quỵ. Sự khắc nghiệt của thời tiết kết hợp với việc quên dùng thuốc có thể làm cho các yếu tố nguy cơ trở nên khó kiểm soát hơn.
Xử lý đúng cách khi có dấu hiệu đột quỵ
Khi nghi ngờ ai đó bị đột quỵ, cần đặt họ vào tư thế an toàn và không cho uống thuốc hay bất kỳ loại đồ uống nào, vì người bệnh có thể bị rối loạn nuốt, dễ dẫn đến sặc.
Ngay lập tức gọi cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để tận dụng "giờ vàng" trong điều trị, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, mùa lạnh là thời điểm tỷ lệ đột quỵ tăng từ 20-30% so với các mùa khác, đặc biệt ở người cao tuổi và những người có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, hoặc bệnh tim mạch.
Cách phòng tránh đột quỵ:
Thời tiết lạnh khiến cơ thể dễ mất nhiệt, kích thích cơ chế co mạch để bảo vệ các cơ quan quan trọng, làm tăng áp lực máu và nguy cơ đột quỵ.
Mặc đủ ấm: Chú trọng các vùng dễ mất nhiệt như cổ, tay, chân và ngực. Mặc nhiều lớp quần áo giúp giữ nhiệt tốt hơn.
Giữ ấm bàn chân: Đây là nơi dễ mất nhiệt nhất, nên đeo tất khi ngủ để tránh thất thoát nhiệt, giúp ổn định huyết áp vào ban đêm.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi ra ngoài từ nhà ấm, nên mặc thêm áo khoác hoặc đứng ở nơi trung gian để cơ thể quen với sự thay đổi nhiệt độ, tránh sốc nhiệt.
Kiểm soát huyết áp và đường huyết: Mùa lạnh là thời điểm huyết áp và đường huyết dễ tăng do cơ chế co mạch và sự thay đổi trong chuyển hóa của cơ thể.
Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà, duy trì mức huyết áp dưới 120/80 mmHg.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa. Những thay đổi nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết hiệu quả.
Lời khuyên từ bác sĩ: Cẩn thận giữ ấm và theo dõi sức khỏe thường xuyên là cách tốt nhất để bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh trong mùa lạnh, đặc biệt với người cao tuổi và những người có bệnh nền.
Nhóm máu có nguy cơ đau tim cao nhất Biết được mình thuộc nhóm máu nào rất quan trọng vì nhóm máu có thể ảnh hưởng đến một số yếu tố sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ bị đau tim. Các nhóm máu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đau tim. Ảnh minh họa: Patch. Chia sẻ với Health Digest, tiến sĩ Alexandra Kharazi, bác sĩ phẫu thuật tim mạch,...