8 món ăn được yêu thích nhưng nguy hiểm chết người
Cá nóc, sò huyết, bạch tuộc sống… là những món ăn được rất nhiều người yêu thích nhưng nó cũng vô cùng nguy hiểm nếu không biết cách chế biến và cách ăn.
1. Cá nóc
Lý do cá nóc có trong danh sách những món ăn có thể gây chết người này là vì nội tạng của loài cá này, đặc biệt là gan và ruột có chứa chất Tetrodotoxin – độc hại gấp 1200 lần chất độc Cyanide. Chất này có thể gây ra tê liệt cơ thể thâm chí gây tử vong cho người ăn phải.
2. Ếch ương châu Phi
Những con ếnh ương khổng lồ là món ăn quen thuộc ở quốc gia châu Phi này. Kinh nghiệm của người dân ở đây là ăn thịt chúng khi chúng bước vào mùa sinh sản, chặt bỏ hết chân. Nếu không làm như vậy, chất độc có trong con vật này sẽ làm bạn bị suy thận, người dân địa phương gọi là Oshiketakata.
3. Sò huyết
Loại sò huyết này tương đối khó tìm vì nó chỉ sinh sống ở vùng vịnh Mexico ở Đại Tây Dương và một vài vùng biển khác ở khu vực Thái Bình Dương.
Loài thân mềm có vỏ này sống trong môi trường oxy thấp hơn những loại cùng họ khác do đó sò huyết tại đây phải thực hiện quá trình lọc nước nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa loại sò này sẽ chứa nhiều loại virus, vi khuẩn trong cơ thể hơn, bao gồm virus viêm gan A, thương hàn hay khuẩn bệnh lỵ.
4. Bạch tuộc sống
Bạch tuộc sống là một món ăn được nhắc đến nhiều khi bạn du lịch Hàn Quốc hay Nhật Bản. Bạch tuộc là một dạng động vật thân mềm, xúc tu của nó có chứa các tế bào thần kinh, ngay cả khi đã bị tách rời khỏi cơ thế, chúng vẫn tiếp tục chuyển động khiến món bạch tuộc sống trở nên nguy hiểm. Vì vậy khi thưởng thức món này, bạn nên chắc rằng mình đã nhai thật kĩ và liên tục để tránh xúc tu của bạch tuộc bám vào miệng hoặc cổ họng khi nuốt gây nguy hiểm.
5. Pho mát Casu Marzu
Món pho mát có giòi không chỉ là một show truyền hình thực tế mà bạn được xem. Trên thực tế đây lại là một món ăn truyền thống ở hòn đảo xinh đẹp Sardinia nước Ý. Món pho mát này được làm từ pho mát sữa cừu sau đó để giòi phát triển phía trên.
Video đang HOT
Món pho mát này bị cấm sử dụng vì những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Châu Âu. Những con ấu trùng sống trên những miếng bánh pho mát Pecorino này không gây chết người. Nhưng nếu bạn không nhai kĩ, những con giòi còn sống khi vào cơ thể có thể tàn phá thành ruột của người ăn.
6. Elderberries (quả cây cơm cháy)
Đây có lẽ là thực phẩm nguy hiểm nhất trong danh sách các trái cây chín được ăn trên toàn thế giới. Hoa và trái được dùng để chế biến nhiều thức ăn như mứt dâu, bánh, syrup; thức uống như rượu ngọt (sambuca) hoặc “purple juice” và cả dược phẩm chữa cảm cúm. Lá, cành, rễ và hạt đều chứa cyanide nên không bao giờ được ăn lá hay cành của chúng.
7. Hàu sống
Trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất do Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ khuyến cáo, hàu có thứ hạng khá cao về nguy cơ gây ra đột quỵ.
Hai mầm bệnh thủ phạm chính chứa trong hàu là Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày và Vibrio, một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu. Mặc dù vậy, hàu luôn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên cho những ai mê hải sản.
8. Cá ngừ phi lê
Cá ngừ là món ăn được yêu thích ở nhiều quốc gia, tuy nhiên việc ngày càng nhiều trường hợp nhập viện do ngộ độc cá ngừ khiến các thực khách tỏ ra ít nhiều nghi ngại.
Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp chính là nguyên nhân khiến món ăn này (bao gồm cả cá ngừ đóng hộp) bị liệt vào danh sách những món ăn bị cấm cửa, khi gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methylmercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.
Các tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ là scombrotoxin, được hình thành do việc xử lý cá sai quy trình từ khi mới được đánh bắt, gây ra hàng trăm ca bệnh mỗi năm. Các triệu chứng ban đầu thường là đau đầu đi kèm tiêu chảy, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù mắt.
Giải pháp an toàn nhất chính là luôn bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp và chỉ ăn ở những nhà hàng có uy tín.
Theo Minh Khôi (Đời sống & Pháp luật)
Những nghề lạ, "dễ sống" ở Việt Nam
Nhắc đến những công việc như cào trứng sò huyết, bế lợn thuê, câu mực bằng cần tre khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng vì lạ lẫm. Thế nhưng, nhờ những nghề này mà nhiều người đã có khoản thu nhập đáng kể, để có thể đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình.
Cào trứng sò huyết
Không cần vốn nhiều, dụng cụ đánh bắt rẻ tiền, dễ tiêu thụ sản phẩm, mỗi ngày thu nhập trung bình 200.000 - 300.000 đồng, nhiều người sống khỏe nhờ nghề cào trứng sò huyết.
Cào trứng sò huyết chỉ cần dụng cụ đơn giản. (Ảnh: Nongnghiep)
Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân, đa phần là người Khơme sinh sống dọc theo đê biển thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu có cuộc sống ổn định nhờ nghề bán trứng sò huyết cho thương lái.
Vào những đợt cao điểm trúng mùa, mỗi ngày có đến hàng ngàn ngư dân bán trứng cho mấy chục thương lái đến từ các địa phương.
Chị Thạch Thị Hồng, ngụ ở ấp 13, xã Vĩnh Hậu A làm nghề này đã 2 năm cho biết: "Công việc kéo dài khoảng 4 đến 5 tiếng kể từ khi nước chuẩn bị "ròng", người lao động dùng dụng cụ cào cát lẫn trứng sò vào túi lưới mành, sau đó lựa trứng sò ra riêng và mang vào bờ bán lại cho người mua".
Nói nghe dễ chứ theo chị thì cái khó nhất của nghề này là việc biết lựa chọn khoảng cát nào có nhiều trứng sò huyết nằm lẫn lộn trong đó, muốn vậy phải tự dò tìm hàng chục cây số theo bãi biển mới phát hiện được. Sau đó phải biết cách đưa chúng vào dụng cụ cào thật an toàn và phải bảo quản chúng chu đáo vào đến nơi bán.
Anh Thạch Thon, một ngư dân khá nổi tiếng về tay nghề bắt trứng sò huyết với hơn 20 năm kinh nghiệm nói thêm: "Nói vậy chớ dân chúng tôi sống rất ổn định nhờ nghề này đó nghe. Bản thân tui mỗi ngày kiếm được 200.000 - 300.000 đồng, vô cao điểm tiền kiếm được còn nhiều hơn gấp bội"
Điều rất ngạc nhiên và có lẽ cũng không đâu có hình thức mua bán lạ thường như nghề bán trứng sò huyết, bởi lẽ bên mua và bán thỏa thuận giá cả chỉ bằng hình thức mua sô, mua mớ mà không sử dụng bất kỳ dụng cụ cân đo trọng lượng, kích cỡ nào.
Anh Nguyễn Thái Học, kinh doanh nghề này đã trên 20 năm nói: "Tập quán mua bán đó có từ lâu rồi, thuận mua vừa bán, ngư dân bây giờ nắm chắc giá lắm, mình mua ép giá không được đâu".
Câu mực bằng cần tre
Chỉ cần một chiếc thuyền máy, cần tre và mồi cao su sơn màu sặc sỡ, ngư dân ở quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, Kiên Giang) thu từ 1 đến 3,5 triệu đồng mỗi đêm ra khơi câu mực.
Làng câu mực nằm tại xã An Sơn, huyên Kiên Hải (Kiên Giang) - một xã thuộc quần đảo Nam Du. Ngoài câu mực bằng ánh sáng đèn, bóng mực, người dân tại đây còn dùng vỏ ốc để bắt bạch tuộc.
Mỗi đêm người dân thu được từ 1 đến 3,5 triệu. (Ảnh: Zing)
Đồ nghề câu mực của người dân ở đây khá đơn giản, chỉ gồm cần câu bằng tre, bộ lưỡi chùm, dây gân và miếng mồi làm bằng cao su sơn màu sặc sỡ để dụ mực cắn câu.
Ban đầu, tại Kiên Hải chỉ có vài chục thuyền câu mực nhưng đến nay, tổng số thuyền toàn huyện đảo đã lên tới 300 chiếc.
Chi phí cho nghề câu mực khá thấp. (Ảnh: Zing)
Chi phí cho nghề câu mực khá thấp. Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng mua giàn câu, mồi thả, ngư dân có thể sử dụng trong cả tháng mới phải thay giàn mới. Ngoài ra, phương tiện chính cho nghề câu mực là tàu thuyền loại nhỏ, có công suất 20-30 mã lực cũng khá dễ tìm.
Theo lời ngư dân tại An Sơn, mùa mực năm nay, các thuyền câu trúng đậm. Mỗi ngày, các tàu câu cấp cho huyện đảo 10-20 tấn mực tươi, đáp ứng đủ nguồn để bán trong nước và chế biến xuất khẩu.
Bế lợn thuê
Không ngại bẩn, mưa nắng hay nặng nhọc, những người phụ nữ thôn quê vẫn cần mẫn làm nghề bồng (bế) heo thuê tại chợ Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Đây được xem là cái nghề nghề độc nhất vô nhị ở Việt Nam và đem lại nguồn thu nhập cho nhiều phụ nữ nơi đây.
Nghề bế lợn thuê - nghề độc nhất vô nhị tại Việt Nam. (Ảnh: Tiền phong)
Được biết, nghề này xuất hiện là do mỗi lần cân heo giống là một lần khó khăn vì nhốt heo vào rọ hay trói để cân sẽ làm heo bị trầy xước, mất giá. Đồng thời, bán xong mà còn khiêng heo cho khách thì rất mất thời gian. Chính vì thế, chỉ có cách thuê người "bồng heo" để cân và khiêng heo cho khách là dễ dàng và thuận lợi nhất.
Việc kiếm đồng tiền từ việc bồng heo thuê rất khó khăn. Họ phải đánh đổi bằng mồ hôi, giọt nước mắt và công sức để kiếm tiền mưu sinh. Bồng mỗi con heo chỉ được trả công 500 - 1.000 đồng. Tiền công mà họ làm ra mỗi ngày tuy ít nhưng thật giá trị vì góp phần duy trì cuộc sống gia đình họ.
Nghề bế lợn thuê cần sự yêu nghề và nhẫn nại. (Ảnh: Tiền phong)
Người làm nghề bồng heo đòi hỏi phải có sự yêu nghề và nhẫn nại. Đây là nghề đặc biệt, không đòi hỏi sự khéo léo nhưng lại cần tính thận trọng, chịu khó vì suốt ngày phải tiếp xúc với heo.
Ở chợ heo Bà Rén, thương lái thường chọn những phụ nữ khỏe mạnh, nhanh nhẹn rồi bảo các chị bồng heo lên cân. Sau khi có kết quả, họ trừ đi trọng lượng cơ thể của người, còn lại là trọng lượng thực tế của con heo.
Cô Nguyễn Thị Yến (ở Thăng Bình, Quảng Nam) tâm sự: "Cái nghề ni khó khăn lắm chú ơi. Đôi khi mình bồng heo còn dính phân nữa kia, nhớp nháp, bẩn thỉu lắm. Nhưng chúng tôi vẫn làm vì miếng cơm manh áo, với lại cũng quen rồi. Bồng mà không chắc, sơ xảy là heo chạy mất chứ không giỡn chơi. Mà mất thì tiền mô mà đền". Giọng Quảng chân chất của cô Yến vang lên, rõ mồn một giữa phiên chợ.
Theo ĐB
Phát hiện ong lạ có đầu giống đầu cá nóc Một người dân ở thôn Phú Xuân B, xã Xuân Phước, huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phát hiện, bắt được con ong lạ mà họ chưa từng thấy loài ong này bao giờ. Theo quan sát, con ong to bằng hạt lạc, thân chia làm hai phần. Nửa thân trên có màu xanh lục, nửa dưới màu xanh nước biển;...