8 loại trái cây cần cẩn trọng khi sử dụng
Nhiều loại hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần chú ý những điều cấm kị khi ăn một số loại trái cây sau:
1. Dưa bở
Theo Đông y, dưa bở có tác dụng giải nhiệt, giải khát, lợi tiểu. Tuy nhiên, cần lưu ý là do dưa bở tính hàn, nên những người bị nôn ra máu, ho ra máu, tá tràng, viêm loét dạ dày, viêm ruột mãn tính, tỳ vị hư, đầy hơi do lạnh hoặc đau bụng, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần, tim mạch cần thận trọng khi ăn loại dưa này hoặc tốt nhất nên tránh ăn vì có thể làm cho bệnh nặng hơn.
Người có sức khỏe bình thường cũng không nên ăn quá nhiều, bởi vì dưa bở nhiều nước, ăn nhiều sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dẫn tới đau dạ dày, khó tiêu hoặc đau bụng tiêu chảy.
2. Táo
Do táo giàu gluxit và muối kali nên những người bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh thận, tiểu đường không nên ăn nhiều vì nó có thể tạo gánh nặng cho thận và ảnh hưởng đến hoạt động của các tĩnh mạch.
Ảnh minh họa
3. Dừa
Nước dừa có nhiều thấp khí, thường gây trở ngại cho hoạt động của tạng tỳ. Do đó, uống nước dừa vào lúc cơ thể suy yếu hay uống quá nhiều sẽ gây ra rối loạn chức năng hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, không nên uống nước dừa khi đang đói, mệt, sốt, ớn lạnh. Những người thuộc chứng âm hư (da xanh tái, tay chân lạnh, ăn ít, dễ bị tiêu chảy, người nặng nề, tay chân bải hoải…) không nên dùng nước dừa. Người bị chứng ho suyễn, vừa mới đi ngoài trời nắng, không nên uống nước dừa.
Video đang HOT
4. Vải
Vải có vị ngọt thơm ngon, đặc biệt là vải thiều, bởi nó giàu đường, protein, vitamin, chất béo, axit citric, pectin, phốt pho và sắt… và còn là lại quả rất có lợi cho sức khỏe. Vải thể bổ sung một lượng nước cho cơ thể, có lợi cho dạ dày. Những người thiếu dịch vị có thể ăn nhiều vải.
Nhưng vải có tính nóng, những người máu nóng, nhiệt miệng không nên ăn nhiều, nếu không sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.
5. Đào
Những người có chức năng dạ dày kém, người già và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều. Đào tính ôn, ăn nhiều sẽ gây hại cho dạ dày dẫn tới đầy hơi, tức ngực.
Ăn quá nhiều đào sẽ tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.
6. Dưa hấu
Theo y học, dưa hấu có tính vị ngọt mát, không độc, giải nhiệt do say nắng gây tụt huyết áp. Ngoài ra, còn có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, trị giun sán, giải độc rượu…Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều dưa hấu, nó sẽ gây hại cho lá lách, dạ dày và dẫn đến chán ăn và thậm chí khó tiêu. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, chức năng tiêu hóa của họ đã giảm, nếu ăn quá nhiều dưa hấu, nó có thể gây ra chứng chán ăn, tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.
Lưu ý khi ăn dưa hấu: Đối với người hay bị tiêu chảy thì không nên dùng nhiều dưa hấu. Dưa hấu khi bổ ra thì phải ăn ngay, nếu để lâu và bảo quản không tốt rất dễ gây đau bụng. Khi ăn dưa bạn nên chấm cùng một chút muối để tăng thêm vị ngọt của dưa đồng thời còn có tác dụng nhuận tràng…
Đối với người hay bị tiêu chảy thì không nên dùng nhiều dưa hấu.
7. Xoài
Xoài giàu chất chống ô-xy hóa, làm mất tác dụng của các phân tử gốc tự do gây hại cho tế bào và gây ra những trục trặc cho sức khỏe như bệnh tim, già trước tuổi và ung thư.
Tuy nhiên, nó không phải là thích hợp cho những người bị thiếu hụt năng lượng hoặc suy lá lách. Nếu không, nó có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và hiện tượng dị ứng khác.
8. Dứa
Dứa có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và cải thiện tình trạng lão hóa da, khiến da không bị khô và bong tróc. Dứa là một loại trái cây nhiệt đới, trong đó có chứa một hàm lượng cao vitamin C. Ngoài ra, dứa chứa một loại chất đặc biệt proteinase, có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày.
Vì vậy, một số người có thể bị đau bụng, ngứa, buồn nôn, nhức đầu, thậm chí sốc sau khi ăn dứa. Trong trường hợp này, trước khi ăn dứa, bạn có thể ngâm dứa trong nước muối khoảng 20 phút, để tiêu diệt proteinase và giảm sự xuất hiện của phản ứng dị ứng.
Theo Thanhnien
Kỳ thú đua bò Bảy Núi
Hội đua bò là nét đặc sắc riêng có trong lễ hội truyền thống Sene dolta hằng năm của đồng bào dân tộc Khmer An Giang và người Khmer vùng Bảy Núi.
Ngày 4.10, tại sân đua chùa Thơm Mít, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên (An Giang), 64 cặp bò được tuyển chọn từ các vòng thi đã bước vào tranh tài theo thể thức loại trực tiếp.
Sau một ngày thi đấu gay cấn, hấp dẫn, đôi bò số 16 của ông Dương Văn Hiệp ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên đã đoạt Cúp vô địch Giải "Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang lần thứ 22 năm 2013".
Dàn nhạc ngũ âm với điệu Lăm Vông phục vụ hội đua.
Tài xế và bò lắng nghe thể lệ thi đấu.
Một pha nguy hiểm cho tính mạng khi chẳng may tài xế bị văng ra, con bò thì "lật giộng"...nằm bất động.
Giây phút bứt phá quyết liệt về đích.
Ông Dương Văn Hiệp, chủ nhân đôi bò số 16 đoạt Cúp vô địch, không kìm được cảm xúc đã "thơm" chú bò của mình ngay tại sân đua.
Hội đua bò là nét đặc sắc riêng có trong lễ hội truyền thống Sene dolta hằng năm của đồng bào dân tộc Khmer An Giang và người Khmer vùng Bảy Núi. Nét "độc" của hội đua bò Bảy Núi là mỗi lần đua chỉ có 2 đôi bò chạy thi với nhau để chọn một đôi vào vòng trong, và kết thúc, kẻ thắng người thua, đều được hưởng chung niềm vui thắng lợi của một năm được mùa và hướng tới một mùa vụ mới...
Theo 24h
Lễ Đôlta chờ đón hội đua bò Ngày 4.10, Sene Đôlta - 1 trong 4 lễ hội lớn của đồng bào dân tộc Khmer chính thức diễn ra. Nét đặc trưng được chờ đón nhất của lễ hội này là hội đua bò của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi (An Giang). Lễ Đôlta - lễ báo hiếuSene Đôlta có nghĩa là cúng ông bà, còn gọi là lễ mừng...