8 dấu hiệu trên khuôn mặt để lộ sức khỏe của bạn
Các nốt ruồi mới xuất hiện có thể là biểu hiện của ung thư hay khi da bỗng ám vàng, bạn nên đi kiểm tra gan của mình.
Chỉ cần nhìn vào gương mặt, các bác sĩ có thể dự đoán ban đầu về sức khỏe của bệnh nhân.
1. Da hoặc môi khô, bong tróc
Đây là dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu nước. Nó cũng có thể báo hiệu một vấn đề khác nghiêm trọng hơn như bệnh suy giáp, tiểu đường.
Các triệu chứng khác của bệnh suy giáp là cảm thấy lạnh, tăng cân, mỏi mệt. Trong khi đó, bệnh nhân tiểu đường hay khát, đi tiểu thường xuyên, mắt mờ.
2. Nốt ruồi mới
Bạn nên cẩn thận với các nốt ruồi mới mọc. Ảnh: Solomonfacial
Đa số các nốt ruồi không phải là lý do khiến bạn lo ngại. Nhưng để an toàn, nếu thấy có những nốt ruồi mới trên da, bạn nên đi kiểm tra. Chúng có thể là dấu hiệu của ung thư da, bệnh nội khoa hay một chứng bệnh di truyền nào đó.
3. Lông mọc nhiều
Những khoảng lông không mong muốn ở cằm, trên môi có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Đó là tình trạng mất cân bằng hormone ở nữ giới với nồng độ hormone nam tăng cao. Căn bệnh này có thể khiến việc sinh nở khó khăn. Tuy nhiên, đôi khi lông mọc nhiều cũng chỉ là một yếu tố di truyền.
4. Điểm màu vàng trên mí mắt
Xanthelasma còn gọi là ban vàng quanh mắt là hiện tượng có các đốm, mảng màu vàng ở mí mắt. Những người có triệu chứng này có thể có chỉ số cholesterol cao hơn. Do đó, họ dễ mắc phải các bệnh liên quan tới tim.
5. Mặt không đối xứng
Video đang HOT
Đây có thể là một trong những dấu hiệu sớm của đột quỵ. Khi nhìn vào gương, bệnh nhân đột nhiên thấy gương mặt mình trông khác lạ. Một bên mặt cũng có vẻ bị xệ xuống, khó cười nói.
Nếu có thêm các triệu chứng như song thị hoặc tay chân mệt mỏi, bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao.
Ngoài ra, mặt không đối xứng còn có thể liên quan tới bệnh tê liệt thần kinh mặt.
6. Bọng mắt
Bạn có bọng mắt có thể do thiếu ngủ hoặc mắc bệnh suy giáp, dị ứng. Ảnh: Draxe
Những đôi mắt mệt mỏi cảnh báo dị ứng mạn tính, làm giãn mạch máu. Điều đó sẽ khiến cho khu vực da nhạy cảm dưới mắt bạn bị sưng, có những khoảng xanh tím. Ngoài ra, bọng mắt cũng có thể là biểu hiện của bệnh suy giáp, rối loạn giấc ngủ.
7. Da đổi màu
Bất cứ một thay đổi nhỏ bất thường nào cũng là dấu hiệu của một điều gì đó. Da xanh nhợt nhạt có thể do thiếu máu, da màu vàng do bệnh gan. Thoáng xanh ở môi đôi lúc liên quan tới bệnh tim hoặc phổi.
8. Phát ban, mụn nhọt
Một số vấn đề tiêu hóa sẽ biểu hiện trên da của bạn. Nhiều mụn đỏ mọc trên mặt có thể do bạn không dung nạp được gluten có trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch… Dị ứng, chàm, chứng đỏ mặt và một số bệnh nhiễm trùng cũng khiến mặt có mụn.
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch mạn tính cần lưu ý gì trong mùa dịch Covid-19?
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến với nhiều chiều hướng phức tạp. Dù đang được kiểm soát tốt, nhưng mọi người không thể lơ là cảnh giác với dịch bệnh đặc biệt đối với các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính cần chủ động chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch trong khi dịch Covid-19 đang diễn ra, người bệnh cần được ở nhà, giữ an toàn cho bản thân hạn chế những nguy cơ đối với sức khỏe.
1. Chuẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch
Muốn chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch thường dựa vào những đoạn tĩnh mạch bị kéo giãn, ngoằn nghèo, da đổi màu. Ngoài ra, tình trạng rối loạn dinh dưỡng, các u máu xuất hiện cũng có thể là triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Cách chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch bạn có thể sờ để biết được độ cứng của phần mềm. Vùng xương trước chày có thể so sánh cả hai bên với nhau. Lúc sờ có thể thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da.
Nếu thăm khám bác sĩ, các thầy thuốc chuyên khoa có thể áp dụng một số thủ thuật để đánh giá tình trạng van tĩnh mạch như thủ thuật Schwarz, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg và thủ thuật Perthe.
Ngoài ra, tình trạng suy giãn tĩnh mạch còn có thể được chuẩn đoán bằng siêu âm Doppler màu mạch máu, với phương pháp này có thể xác định được rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch với múc độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn với bệnh suy giãn tĩnh mạch.
2. Bệnh nhân điều trị nội khoa
Những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính đang được điều trị nội khoa cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe bản thân:
- Nghiêm túc uống thuốc đầy đủ, đủ liều, liên tục theo toa của bác sĩ. Ngoài ra, không tự ý dừng uống thuốc dù các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm.
- Cần đeo thêm tất ép, đây là loại tất (vớ) y tế, vớ áp lực, vớ nén, vớ tĩnh mạch,...) Sử dụng các loại vớ có nhiều áp lực khác nhau sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh khác nhau. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả dành cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
- Những loại vớ người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần đeo khi tập thể dục, đi tàu xe, đi máy bay hoặc đi làm, khi phải tĩnh ở một tư thế trong thời gian dài hoặc những hoạt động đứng, ngồi để làm việc trong khoảng thời gian dài.
- Khi nghỉ ngơi người bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể tháo vớ đang đeo ra.
- Lúc ngủ cần kê cao chân bằng gối mềm, đây là biện pháp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị giãn tĩnh mạch ở người bệnh.
3. Thay đổi lối sống, tập thể dục nâng cao sức khỏe
Muốn có sức khỏe tốt, con người cần phải có lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe bằng cách tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Thay đổi lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe bằng cách:
- Hạn chế tối đa việc đứng hoặc ngồi một vị trí quá lâu. Đặc biệt xảy ra với người làm việc văn phòng, ngồi liên tục một vị trí trong thời gian dài. Để bảo vệ sức khỏe bạn cần đứng dậy, đi lại sau 20 đến 30 phút ngồi liên tục để máu vùng chậu - mông được lưu thông.
Nếu phải đứng để làm việc lâu, bạn cần di chuyển thường xuyên, không đứng lâu ở một tư thế. Bắt buộc phải đứng làm việc cần dồn lực lên 2 chân đều nhau. Điều này sẽ khiến máu lưu thông tốt, làm hạn chế tình trạng máu đọng ở chân và làm giảm tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
- Nên lựa chọn những loại quần áo có độ co giãn tốt, mềm mại và thoáng khí.
- Thường xuyên tập thể dục, cần tập thể dục vừa sức, không tập quá sức. Đối với người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần lựa chọn những bài tập phù hợp.
Thực hiện các động tác tập thể dục như trên mỗi ngày từ 2 đến 3 lần có thể bảo vệ đôi chân của bạn khỏi nguy cơ suy giãn tĩnh mạch. Những nhân viên văn phòng, công nhân viên đều cần có thời gian và điều kiện luyện tập hạn chế nên những động tác và tư thế ngồi làm việc cần được ngồi đúng, có thể phối hợp với các động tác tập luyện khi về nhà.
- Muốn bảo vệ khỏi nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, phòng bệnh hiệu quả mỗi người cần tránh các tư thế ngồi, đứng quá lâu. Khi làm việc nếu phải đứng lâu bạn có thể thực hiện vài động tác nhún nhẩy đơn giản từng chân, hành động này sẽ giúp máu lưu thông về tim tốt hơn.
- Tránh những tư thế không tốt như ngồi vắt chéo chân, ngồi bó gối hoặc ngồi xổm,...
- Điều trị những triệu chứng tê mỏi, chuột rút bắp chân hay đau tức sưng cổ chân khi đi lại thì lựa chọn phẫu thuật lột bỏ tĩnh mạch nông nếu tĩnh mạch to và ngoằn nghèo. Ngoài ra bạn có thể mang vớ tĩnh mạch, loại vớ có áp lực từ đùi đến cổ chân nếu bị suy van tĩnh mạch sâu.
Nắng Mai
Phá bỏ "lời nguyền" hemophilia cho người mang gene bệnh máu khó đông Lần đầu tiên tại Việt Nam đã thực hiện thành công chẩn đoán trước chuyển phôi hemophilia, giúp người mang gen sinh ra những em bé khỏe mạnh. Người mẹ này cạn khô dòng nước mắt khi chứng kiến 4 người con trai cùng mắc căn bệnh máu khó đông (BVCC) Hemophilia (hay còn gọi là bệnh máu khó đông) là một bệnh...