7 thói quen xấu của bố gây hại cho thai nhi
Bạn nghĩ chỉ khi người mẹ có những thói quen xấu mới làm ảnh hưởng tới thai nhi ? Không. Những thói quen xấu của bố cũng là nguyên nhân gây hại cho thai nhi.
Sự phát triển của thai nhi, nhất là trong 9 tháng 10 ngày bị cho phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ. Tuy nhiên bên cạnh đó, những hành động thường ngày của người thân xung quanh, đặc biệt là bố cũng có sự ảnh hưởng nhất định.
Bào thai được tạo nên từ tinh trùng của bố và trứng của mẹ nên chắc chắn tính cách, sức khỏe của bé sẽ có điểm tương đồng với bố mẹ. Chính vì vậy, ngay từ khi vợ chưa mang bầu, chồng đã có trách nhiệm phải xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa những thói quen xấu dưới đây để con phát triển khỏe mạnh nhất.
Quan hệ khi mang tha i
Các ông chồng nên hết sức cẩn thận, bởi nếu lạm dụng quan hệ liên tục, quá nhiều, quá thô bạo, có thể dẫn tới tình trạng sảy thai. Nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, những thời điểm nhạy cảm của thai nhi.
Chồng nên chú ý tới nhu cầu quan hệ của bà bầu
Vậy nên, nếu ông chồng nào có thói quen thích quan hệ thô bạo, thích cảm giác mới lạ hay nhu cầu tình dục quá cao thì nên thay đổi đi nhé. Bởi đây đều là những thói quen xấu gây hại cho thai nhi và sức khỏe bà bầu.
Không quan tâm tới mẹ bầu
Đây là thói quen xấu gây hại cho thai nhi nghiêm trọng của các ông bố cần phải biết. Bởi sự yêu thương, tình cảm của các ông chồng là động lực, là niềm vui của mẹ bầu. Mà cảm xúc của người mẹ luôn tương thông với thai nhi, vì thế nếu các ông bố bỏ mặc, không chăm lo, người vợ sẽ buồn bã, chán nản,… điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi. Đôi khi sự căng thẳng, Stress lâu ngày của mẹ bầu tích tụ, nó có thể gây sảy thai đấy.
Thường xuyên căng thẳng
Video đang HOT
Stress dường như chiếm vị trí quan trọng trong đời sống hiện đại ngày nay. Stress có thể gây sảy thai, thậm chí tác động lớn tới việc phụ nữ có thể đậu thai hay không. Thậm chí, những lo lắng của người cha vẫn tác động không nhỏ tới tình trạng sảy thai của người mẹ.
Stress có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của nam giới
Làm việc trong môi trường độc hại
Những ông bố làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại sẽ khiến thai nhi có tỉ lệ mắc dị tật cao hơn.
Những ông bố làm nghề như họa sĩ, công nhân tẩy rửa, thợ sơn, thợ mỏ, công nhân xử lý kim loại,… cần có biện pháp hạn chế tác động xấu của hóa chất lên cơ thể.
Hút thuốc khi ở cạnh vợ đang mang thai
Điều này không ít người biết nhưng lại không để tâm. Nếu ông bố vô tư hút thuốc lá khi đang ở cạnh người phụ nữ mang thai sẽ gây hại cho thai nhi, không chỉ hại cho bản thân mà người mẹ và thai nhi ở đây giống như gián tiếp hút thuốc. Khói thuốc lá rất đọc, có thể khiến thai nhi dị tật hoặc khi sinh ra mắc một số bệnh liên quan tới đường hô hấp. Bởi vậy, nếu ông bố nào đang hút thuốc thì hãy cai hoặc tạm hút chỗ khác khi phụ nữ mang thai ở bên cạnh nhé!
Uống rượu, bia, đồ uống có cồn
Bố nên bỏ rượu bia ngay từ khi hai vợ chồng có ý định thụ thai
Trong giai đoạn thai kỳ, người bố mà uống rượu bia cũng mang lại những điều không tốt cho trẻ chẳng khác nào nếu mẹ uống. Theo một nghiên cứu mới đây, tinh trùng của người đàn ông gây ra những rối loạn thai nhi do uống rượu (FASD). Trong số 100 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 bé bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho những bé sơ sinh sinh ra trong trạng thái chậm phát triển về tâm thần, thể chất, và những biểu hiện bất thường trên mặt.
Tiếp xúc với bia rượu trước khi sinh là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra những tổn thương về não của trẻ, khả năng tiếp thu, học hỏi, hành vi kém, và thậm chí có thể gây ra những vấn đề phạm pháp.
Ăn uống không khoa học
Không chỉ mẹ mà bố cũng cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học từ trước và trong khi mang thai. Chế độ ăn của bố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Hơn nữa, bố cũng cần chuẩn bị sức khỏe tốt nhất để chăm sóc mẹ bầu và em bé trong tương lai nên ăn uống khoa học sẽ giúp ích rất nhiều.
Theo www.phunutoday.vn
Những thói quen của bà bầu khiến thai nhi còi cọc, kém phát triển
Muốn con được phát triển khỏe mạnh và thông minh mẹ cần tránh những thói quen xấu sau.
Thức khuya
Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và thậm chí còn khó tính hơn.
Mẹ bầu đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ đêm đủ giấc cũng giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ giống bố mẹ.
Trong thời gian mang thai, mẹ nên từ bỏ những thói quen xấu, dành thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Mẹ cần ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và có thêm 1 giờ nghỉ trưa. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến bé.
Lười ăn uống
Rất nhiều mẹ bầu mắc chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu, thậm chí là cả thai kỳ nên thường có cảm giác chán ăn, lười ăn hoặc chỉ ăn một vài món mình thích. Điều này không hề tốt nhé. Việc mẹ kén ăn có thể ảnh hưởng đến sự dung nạp dinh dưỡng cho cơ thể, khiến cơ thể không đủ chất. Hơn thế nữa, chế độ ăn "khiêm tốn" của mẹ còn ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé nữa. Nếu mẹ chỉ ăn một vài món yêu thích thì sau này khi chào đời, bé cũng chỉ ăn được những món đó thôi.
Từ sau 3 tháng, tình trạng ốm nghén cũng thuyên giảm dần thì mẹ bầu nên có chế độ ăn uống cân bằng và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Mẹ tuyệt đối không nên chỉ ưu tiên những thực phẩm mình thích mà bỏ qua những món ăn giàu dưỡng chất khác. Điều này không tốt với sự hình thành sở thích ăn uống của bé chút nào.
Ngồi hoặc đứng lâu
Khi tử cung nở to hơn, khả năng lưu thông máu của mẹ bầu sẽ kém đi, đặc biệt là khi phải ngồi hoặc đứng lâu trong cùng một tư thế.
Nếu vì yêu cầu công việc phải ngồi hoặc đứng nhiều, mẹ bầu nên tranh thủ nghỉ ngơi, đi lại sau 1-2 tiếng.
Tập thể dục quá sức
Các bác sĩ đều khuyến khích mẹ bầu không nên lười vận động, cần tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ bầu phải biết lựa chọn những bài tập phù hợp và tập với cường độ vừa phải. Tập luyện quá sức có thể đe dọa đến em bé trong bụng.
Căng thẳng, hay cáu gắt
Chúng ta đều biết rằng tính cách của thai nhi bị ảnh hưởng rất lớn từ tính cách và tâm trạng của mẹ trong thời gian mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm trạng của mẹ thường xuyên stress khi mang bầu có thể dẫn đến những thay đổi trong môi trường vật lý và truyền đến bé qua nhau thai, và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ.
Theo www.phunutoday.vn
Chi tiết chế độ ăn từng tuần trong 9 tháng thai kỳ giúp thai nhi tăng cân khỏe mạnh Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn. Tuần 1 - 4 thai kỳ Trong giai đoạn này, từ phôi, bào thai sẽ phát triển thành thai nhi với đầy đủ các cơ quan...