7 tác hại khi ăn quá nhiều đậu phụ, nam giới cần đặc biệt chú ý
Đậu phụ xuất hiện trong cả bữa cơm bình dân lẫn các nhà hàng cao cấp. Đây là thực phẩm mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại nếu ăn quá mức.
Lợi ích của đậu phụ
Theo lương y Bùi Đắc Sáng – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hội đồng Y Hà Nội, đậu phụ là một chế phẩm quan trọng của đậu nành đã có từ 2.000 năm trước ở Trung Quốc.
Theo Trung dược học bản thảo, đậu phụ có công dụng khoan trung, ích khí, điều hòa tỳ vị, làm tiêu chứng đầy bụng, hạ trọc khí ở đại tràng. Hằng ngày ăn đậu phụ, cơ quan tiêu hóa sẽ làm việc tốt hơn, tiêu đi kịp thời chất độc hại khỏi cơ thể, tránh tình trạng tự đầu độc, bảo vệ sức khỏe có hiệu quả.
Đậu phụ còn có tác dụng ổn định huyết áp, do đậu nành chứa nhiều lecithin và isoflavone là những chất hòa tan chất béo, ngừa lắng đọng thành mạch. Đậu phụ còn có tác động đến việc chuyển hóa mỡ ở gan và làm tăng tỷ lệ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu. Vitamin E trong đậu phụ là chất chống oxy hóa và hòa tan chất béo, chất isoflavone cung cấp phytoestrogen làm giảm hội chứng tiền mãn kinh (bốc hỏa, cáu gắt).
Theo lương y Sáng, hiện nay, các nhà khoa học Mỹ, Anh, Singapore nghiên cứu và chỉ ra rằng nếu phụ nữ uống sữa đậu nành, ăn tào phớ giảm bớt nguy cơ ung thư vú.
Đậu phụ là món ăn xuất hiện từ quán cơm bình dân tới nhà hàng cao cấp. Ảnh: Freepik
Cơ thể sẽ ra sao nếu ăn quá nhiều đậu phụ?
Trong đời sống của các gia đình, đậu phụ trở thành món ăn phổ biến, được nhiều người yêu thích. Đậu phụ tốt cho cả người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo lương y Bùi Đắc Sáng, ăn quá nhiều đậu phụ và các chế phẩm từ đậu nành từ ngày này qua ngày khác có thể đối mặt với không ít vấn đề nghiêm trọng.
Thứ nhất, ăn nhiều đậu phụ gây rối loạn tình dục ở nam giới: Theo nhà dinh dưỡng học Neha Sanwalka, Ấn Độ, ăn nhiều đậu phụ có thể làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn “yêu”, số lượng và chất lượng tinh trùng. Vì vậy, các bác sĩ nam khoa đều khuyến cáo nam giới không ăn quá nhiều đậu phụ tránh ảnh hưởng đến các vấn đề sinh lý sinh sản.
Thứ hai, gây các vấn đề về tuyến giáp: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thyroid (Anh) cho thấy isoflavone trong các sản phẩm đậu nành như đậu phụ ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp và có thể cản trở sự hấp thụ của tuyến giáp. Nghiên cứu cũng cảnh báo ăn nhiều đậu phụ có thể tăng nguy cơ phát triển tuyến giáp.
Video đang HOT
Thứ ba, tăng quá trình hình thành sỏi thận: Đậu phụ rất giàu oxalat, nguy cơ gây ra sỏi thận. Theo kết luận của nghiên cứu đăng trên tạp chí Agriculture and Food Chemistry (Mỹ), sau khi được hấp thụ vào cơ thể từ đậu phụ, oxalat được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Trong nước tiểu, oxalat kết hợp với canxi thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo ra sỏi thận.
Thứ tư, ngăn ngừa hấp thụ chất khoáng: Đậu phụ chứa axit phytic, liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magiê, do đó, ngăn ngừa đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Thứ năm, dẫn đến thiếu i-ốt: Đậu nành dùng để chế biến thành đậu phụ có chứa saponin, chất này khiến cho i-ốt trong cơ thể bài tiết nhanh hơn. Ăn đậu phụ thường xuyên trong thời gian dài dễ làm cơ thể thiếu i-ốt, và dẫn đến các bệnh về thiếu i-ốt.
Thứ sáu, khiến bệnh gout phát tác: Đậu phụ chứa tương đối nhiều chất purine. Bệnh gout dễ tái phát nếu việc đào thải purine thất thường và nồng độ axit uric trong máu cao.
Thứ bảy, khó giảm cân: Nhiều người cho rằng ăn đậu phụ bổ sung protein thực vật, tốt cho quá trình giảm cân. Tuy nhiên, lương y Sáng khẳng định nếu bạn ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng calo nạp vào dẫn đến tăng cân.
Lương y Sáng khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 100g/người. Các chuyên gia khuyên không nên kết hợp đậu phụ cùng thịt dê, cải bó xôi, mật ong, quả hồng xiêm… có thể tạo ra các phản ứng không tốt cho sức khỏe.
Loại củ giúp ngừa ung thư, hỗ trợ giảm huyết áp, mỡ máu hiệu quả mà nhà nào cũng có
Đây là loại củ được mọi người rất ưu ái vì khả năng ổn định huyết áp, mỡ máu hiệu quả.
Trong xã hội ngày càng nhiều người bị cao huyết áp và mỡ máu như ngày nay, bệnh nhân thường bị ám ảnh bởi suy nghĩ chỉ cần dùng thuốc hạ huyết áp là sẽ bị phụ thuộc thuốc suốt đời, một khi ngưng thuốc thì bệnh sẽ tái phát, thậm chí trầm trọng hơn. Vì vậy, nhiều bệnh nhân đã từ chối chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc hạ huyết áp, thay vào đó họ muốn kiểm soát bệnh tình thông qua chế độ ăn uống.
Khi tìm kiếm những thực phẩm giúp giảm huyết áp và mỡ máu trên Internet, chắc hẳn nhiều bệnh nhân sẽ thấy kết quả "Hành tây là nữ hoàng của các loại rau, không chỉ giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu mà còn chống ung thư, ăn càng nhiều càng tốt".
Vậy, ăn hành tây thường xuyên có thực sự giúp giảm huyết áp và mỡ máu? Thậm chí là chống lại bệnh ung thư? Và hành tây nên ăn sống hay nấu chín?
1. Ăn hành thường xuyên có thực sự giúp hạ huyết áp?
Lý do tại sao nhiều người cho rằng ăn nhiều hành tây có thể hạ huyết áp là vì trong chúng chứa nhiều chất prostaglandin A - một chất làm giãn mạch máu mạnh mẽ. Chất này không chỉ có thể làm giảm sức cản của mạch máu và động mạch vành tim, mà còn có thể chống lại catecholamine - một chất làm tăng huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Viện nghiên cứu thực phẩm ở Anh cũng chỉ ra rằng, hành tây có chứa quercetin - chất này được cơ thể phân hủy để tạo ra một loại flavonoid có tác dụng ngăn ngừa tình trạng dày động mạch, gây viêm mãn tính, có tác dụng bảo vệ mạch máu, qua đó có thể gián tiếp đóng vai trò ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.
Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra hành tây có tác dụng hạ huyết áp nhất định, nhưng các hoạt chất trong hành tây có giới hạn. Bên cạnh đó, hạ huyết áp bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống là không thực tế, thế nên ăn nhiều hành tây thay cho thuốc hạ huyết áp lại càng không thể mà chỉ có thể điều trị bổ trợ.
Cao huyết áp
2. Ăn hành tây thường xuyên có giúp giảm mỡ máu không?
Các nghiên cứu đã phát hiện các hoạt chất như axit amin có chứa lưu huỳnh và diallyl disulfide trong hành tây có chức năng điều hòa mỡ máu và điều trị chứng mỡ máu cao. Và các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng phát hiện ra chất quercetin trong hành tây có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở gan chuột.
Đồng thời, một số điều tra - nghiên cứu đã phát hiện nếu bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu thường xuyên ăn hành tây thì hàm lượng cholesterol, triglycerid và lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể đều giảm.
Mặc dù các nghiên cứu đã khẳng định hành tây có tác dụng hạ mỡ máu nhất định, nhưng cũng vì lý do đó mà các hoạt chất trong hành tây bị hạn chế, và việc giảm mỡ máu bằng cách ăn hành tây là không thực tế mà chỉ có thể điều trị bổ trợ.
3. Hành tây có thể ngừa ung thư không?
Đây là vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất. Sở dĩ hành tây được cho là có tác dụng chống ung thư là vì các nghiên cứu đã phát hiện chất flavonoid trong hành tây có hoạt tính chống oxy hóa và có tác dụng chống ung thư nhất định. Ngoài ra, alkyl sulfide và diallyl disulfide trong hành tây cũng có khả năng chống ung thư, và các nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra rằng các chất này có thể ức chế sự hình thành các khối u gan do diethylnitrosamine gây ra ở chuột.
Ngoài ra, nghiên cứu y học hiện đại còn cho thấy ăn hành hợp lý có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Vì hành tây chứa tương đối nhiều chất xơ, và một số hoạt chất trong hành tây có thể làm tăng sức căng của đường tiêu hóa và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, có chức năng nhuận tràng và giảm tích tụ độc tố trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Tế bào ung thư
Mặc dù hành tây có một số hoạt chất chống ung thư, có thể làm giảm tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư, nhưng chỉ phòng ngừa ung thư qua đường ăn uống thực sự còn hạn chế, cần quan tâm đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày để có thể ngừa ung thư hiệu quả hơn.
4. Nên ăn hành tây sống hay chín?
Về mặt dinh dưỡng, hành tây sống có nhiều chất dinh dưỡng hơn, vì một số chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi khi hành chín. Ngoài ra, dưới tác động của nhiệt độ cao, nhiều hoạt chất của hành tây cũng dễ dàng bị phá hủy, thế nên, để phát huy tốt tác dụng của hành tây, ăn sống sẽ tốt hơn ăn chín, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước.
Dù ăn hành tây sống rất tốt nhưng có một điều bạn cần chú ý: Hành sống có tính kích thích cao có thể gây kích thích đường tiêu hóa. Vì vậy, không phải ai cũng thích hợp ăn hành sống, nhất là những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, loét tá tràng thì tốt nhất không nên ăn hành sống để tránh làm nặng thêm tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, không nên ăn hành sống lúc bụng đói vì chúng có thể kích thích tiết axit dạ dày.
Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của hành tây tương đối cao, ăn nhiều sẽ rất tốt cho cơ thể.
Nhưng hành tây cũng chỉ là một loại rau, dù giá trị dinh dưỡng cao đến đâu cũng không thể thay thế thuốc chữa bệnh, mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong điều trị bệnh. Chữa bệnh đơn giản bằng cách ăn hành tây là viển vông, phản khoa học, bệnh nhân nên nhìn nhận một cách rõ ràng.
Những sai lầm khi ăn quả bơ có thể biến thứ quả bổ dưỡng này thành 'thuốc độc' Bỏ phần màu xanh sát vỏ, bỏ phần hạt bơ là những sai lầm khi ăn bơ, bạn cần lưu ý. Quả bơ có giá trị dinh dưỡng cao, chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý khi ăn trái bơ. Những tác dụng tuyệt vời của quả bơ Ngăn ngừa...