7 phương pháp đơn giản giúp giảm tình trạng ngủ ngáy
Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến thường gặp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của người bên cạnh.
Trong lúc ngủ, cơ thể sẽ hít vào một lượng khí. Lượng khí này sẽ đi vào mũi hoặc miệng rồi xuống phổi và thở ra một cách tự nhiên. Nếu vùng hầu họng bị hẹp sẽ khiến lượng khí hít vào đó đi qua một vùng hẹp hơn, các mô niêm mạc xung quanh vì thế bị rung lên và tạo ra âm thanh. Âm thanh này có tiếng khò khè hay khàn khàn, phát ra từ mũi hoặc miệng nên được gọi là ngáy.
- Nghẹt mũi hay đường thở trong mũi bị tắc: Do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, do biến dạng mũi như lệch vách ngăn…
- Ở một số người có các cơ ở họng và lưỡi ít hoạt động, chúng chùng xuống và tạo áp lực lên đường thở. Lạm dụng bia rượu hoặc thuốc ngủ, tuổi càng cao thì các cơ càng kém vận động hơn.
- Thừa cân béo phì có thể khiến mô vùng họng trở nên kém linh động gây ngủ ngáy.
- Mắc VA, amidan hoặc hạch họng lớn cũng gây ngủ ngáy
- Ngủ nghỉ không điều độ gây tinh thần mệt mỏi
Nguy cơ lớn nhất của ngủ ngáy đối với bản thân là “ngưng thở khi ngủ”. Nghĩa là chúng ta có thể bị hẹp đường thở khi đó oxy lên não bị thiếu đi, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như: sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải; thậm chí ngủ gật khi lái xe; chất lượng công việc bị giảm sút không được linh hoạt và minh mẫn. Nếu ngưng thở khi ngủ kéo dài trên 10 giây hoặc hơn nữa thì đôi khi sẽ dẫn đến trường hợp xấu nhất đó là đột tử.
Ngoài ra, một người ngủ ngáy trước tiên làm ảnh hưởng đến người xung quanh rất nhiều như con cái, vợ, chồng, hàng xóm,… vì âm thanh tiếng ngáy của bạn có thể khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu và không thể đi vào giấc ngủ.
Video đang HOT
Tránh ăn quá no vào bữa tối
Trong các bữa ăn hằng ngày, nhất là bữa tối thì không nên ăn quá no. Vì việc đó vừa có ảnh hưởng không tốt cho dạ dày, vừa là nguyên nhân gây nên chứng ngủ ngáy vào ban đêm. Chính vì thế khi ăn xong sau bữa tối, nên đi bộ thể dục để giúp việc tiêu hóa được nhanh hơn và đồng thời cũng giúp cơ thể có được giấc ngủ hơn, sâu hơn. Không ăn các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa trước khi ngủ.
Thay đổi tư thế ngủ
Nếu nằm ngửa có thể khiến cho lưỡi và vòm miệng có xu hướng đổ xuống họng gây ngủ ngáy. Nằm nghiêng giúp giảm bớt tình trạng này. Sử dụng gối cao giúp khai thông đường thở.
Người thừa cân béo phì thường có nguy cơ ngủ ngáy. Giảm cân là biện pháp giảm ngủ ngáy đã được chứng thực.
Không uống bia rượu, hút thuốc lá
Tránh uống rượu trước khi ngủ, vì rượu bia gây giảm trương lực cơ bao gồm cả cơ họng. Bỏ thuốc lá do thuốc lá gây kích thích đường hô hấp.
Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ
Những người thiếu ngủ làm tinh thần mệt mỏi dễ dẫn đến ngủ ngáy. Không nên sử dụng các thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào gây giảm trương lực cơ vùng họng.
Thường xuyên thay ga giường, vỏ gối
Do bụi nhà có thể là tác nhân gây dị ứng có thể là nguyên nhân gây ngủ ngáy.
Làm thông thoáng đường thở
Dùng thuốc xịt mũi nếu như đang bị viêm mũi gây tiết dịch cản trở đường hô hấp.
Cơ chế gien đặc biệt giúp nhiều người hút thuốc lá lâu năm không bị ung thư phổi
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), 90% ca tử vong do ung thư phổi ở Mỹ là do các sản phẩm thuốc lá.
Trong bản hướng dẫn mới nhất, cơ quan y tế công cộng quốc gia Mỹ còn cảnh báo những người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong vì ung thư phổi cao gấp 15 - 30 lần so với những người không hút thuốc.
Hơn nữa, phát hiện này có thể giúp giải thích tại sao một số người không bao giờ hút thuốc lại phát triển khối u trong cơ thể.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Genetics đã chỉ ra rằng gien di truyền chính là yếu tố quan trọng đứng đằng sau hiện tượng này.
Ở Mỹ, hút thuốc lá là yếu nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi, chiếm khoảng 90% các ca tử vong do ung thư phổi. CDC giải thích trong khói thuốc lá có đến hơn 7.000 chất hóa học độc hại nên chỉ cần hút một vài điếu thuốc mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Tuy nhiên, nghiên cứu có tên "Phân tích tế bào đơn về các đột biến soma trong tế bào biểu mô phế quản ở người liên quan đến lão hóa và hút thuốc" của nhóm chuyên gia tại trường Cao đẳng Y dược Albert Einstein Mỹ lại phát hiện rằng mặc dù khói thuốc có thể gây ra đột biến tế bào trong phổi, song nó có phát triển thành khối u hay không còn phụ thuộc vào khả năng sửa chữa hoặc giảm nhẹ tổn thương về DNA của mỗi cá nhân.
Nghiên cứu trên đã sử dụng hồ sơ về gien của 14 người không bao giờ hút thuốc và 19 người hút thuốc nhẹ, vừa và nặng. Nhóm chuyên gia thu thập tế bào phổi của những người tham gia từ 11 - 86 tuổi và giải trình tự từng cá nhân để xác định đột biến trong bộ gien của họ.
Kết quả là các tế bào lót phổi của những người hút thuốc lâu năm nhưng không bị ung thư phổi dường như ít có khả năng đột biến theo thời gian hơn.
"Những tế bào phổi này tồn tại trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ và do đó có thể tích lũy các đột biến theo cả tuổi tác và mức độ hút thuốc. Trong tất cả các loại tế bào của phổi, chúng là một trong những loại tế bào có khả năng trở thành ung thư cao nhất", nhà dịch tễ học Simon Spivack tại Cao đẳng Y dược Albert Einstein giải thích.
Theo đó, các gien sửa chữa DNA dường như hoạt động tích cực hơn ở một số cá nhân, bảo vệ họ chống lại bệnh ung thư ngay cả khi họ thường xuyên hút thuốc.
Các tác giả của nghiên cứu khẳng định những phát hiện này đã chứng minh một cách rõ ràng rằng các đột biến trong phổi của con người tăng lên theo tuổi tự nhiên. Tuy nhiên, những người nghiện hút thuốc nặng nhất lại không chịu "gánh nặng đột biến" cao nhất. Mặc dù họ hút thuốc nhiều nhưng cơ thể lại ngăn chặn được sự tích tụ đột biến thêm nhờ có các hệ thống sửa chữa tổn thương DNA hoặc khử độc tố khói thuốc lá hiệu quả.
Hơn nữa, những phát hiện đó có thể giúp giải thích tại sao một số người không bao giờ hút thuốc vẫn phát triển các khối u.
Các nhà khoa học cho biết thêm nguy cơ ung thư cũng có thể bắt nguồn từ các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống, vì các chất dinh dưỡng trong cơ thể có thể tác động đến sự phát triển của khối u.
Dù vậy, chính xác điều gì đã khiến cơ thể của một số cá nhân lại có khả năng sửa chữa DNA vượt trội vẫn là một câu hỏi mở.
Nhà di truyền học Jan Vijg thuộc Khoa Di truyền, Cao đẳng Y Albert Einstein, kết luận: "Hiện chúng tôi mong muốn phát triển các xét nghiệm mới có thể đo lường khả năng sửa chữa DNA của một người nào đó để tìm ra phương pháp đánh giá nguy cơ ung thư phổi của một người".
Làm thế nào để nhận biết ung thư trước khi quá muộn? Một số bệnh ung thư gây ra các triệu chứng ban đầu, nhưng những bệnh khác không biểu hiện các triệu chứng cho đến khi chúng phát triển nặng hơn. Nhiều trong số các triệu chứng của ung thư thường xuất phát từ những nguyên nhân không liên quan đến ung thư. Theo Medical News Today, cách tốt nhất để xác định sớm...