7 khoản chi không bao giờ nên cắt giảm ngay cả khi tài chính eo hẹp
Thắt chặt tài chính là điều bạn nên làm để có thể đảm bảo lộ trình đạt được mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống tài chính eo hẹp, vẫn có những khoản chi bạn không nên cắt giảm.
Sau những kỳ nghỉ hay khi gặp phải tình huống bất ngờ như giảm lương, mất việc… tài chính của bạn trở nên hạn hẹp hơn và điều này đòi hỏi bạn phải xem xét kỹ lưỡng hơn về cách chi tiêu của mình.
Thắt chặt tài chính là điều bạn nên làm để có thể đảm bảo lộ trình đạt được mục tiêu đã đặt ra. Đã đến lúc bạn phải rà soát xem đâu là khoản chi có thể cắt bỏ. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống tài chính eo hẹp, vẫn có những khoản chi bạn không nên cắt giảm.
Bảo hiểm y tế
Bạn có thể nghĩ rừng chi phí cho bảo hiểm y tế thật lãng phí khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên nếu bạn nghĩ rằng mình nên dừng lại việc đóng bảo hiểm thì đó không phải là một ý kiến hay. Bạn có thể tiết kiệm tiền trong ngắn hạn, nhưng nó có thể khiến bạn phải trả giá nhiều hơn trong dài hạn. Nếu không may gặp phải vấn đề về sức khoẻ, bảo hiểm y tế sẽ gánh đỡ bạn rất nhiều chi phí.
Bạn có thể cân nhắc thay đổi sang gói bảo hiểm khác với chi phí phù hợp hơn. Dù sao điều này vẫn tốt hơn là cắt bỏ bảo hiểm.
Bảo hiểm xe có vẻ như là một khoản chi phí không cần thiết khi bạn nghĩ rằng mình lái xe đâu khác gì tay đua chuyên nghiệp. Tuy nhiên bảo hiểm xe không chỉ bắt buộc theo luật mà số tiền bạn có thể phải bỏ ra để trả nếu không may gặp tai nạn nhiều hơn rất nhiều những gì bạn chi cho bảo hiểm.
Video đang HOT
Bạn có thể không gọi internet là khoản chi thiết yếu nhưng cũng không thể phủ nhận internet đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình. Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số và việc không thể truy cập Internet có thể làm ảnh hưởng đến những việc quan trọng như giao dịch ngân hàng, giữ liên lạc với bạn bè và người thân ở xa hay mua sắm trực tuyến, giảm tiếp xúc trong lúc dịch bệnh diễn biến khó lường.
Nếu ngân sách của bạn cho phép, bạn nên tiếp tục sử dụng internet. Để tiết kiệm, hãy rà soát xem bạn có đang sử dụng hết gói cước internet ở nhà và 3G ở điện thoại không. Nếu câu trả lời là không, hãy chủ động liên hệ với nhà cung cấp để được tư vấn về gói cước có chi phí phù hợp hơn.
Trả nợ
Bạn cần nhớ rằng nợ là một khoản chi phí có xu hướng tăng lên nếu bạn không trì hoãn việc trả nó. Dù đó là nợ thẻ tín dụng hay các khoản vay khác, số tiền lãi đều sẽ tăng lên nhanh chóng.
Việc cố trì hoãn hay chỉ trả khoản thanh toán tối thiểu sẽ khiến bạn phải đau đầu nhiều hơn sau này, khi khoản nợ tăng đến mức không kiểm soát được. Trước tiên, hãy ngồi xuống để xem xét các khoản nợ và bắt đầu từ khoản có lãi suất cao nhất.
Ưu tiên ăn uống lành mạnh đôi khi có thể khó khăn khi tình trạng tài chính của bạn eo hẹp. Tuy nhiên đầu tư cho sức khoẻ là khoản rất xứng đáng và cần thiết ngay cả trong thời kỳ khó khăn. Bạn cũng có thể tự làm rau giá hay trồng cho mình một số loại rau củ quả dễ sống, phù hợp với diện tích nhỏ như xà lách, rau mùng tơi, rau cải, rau muống hay các loại rau gia vị, cà chua… Bằng cách này, bạn vừa được ăn thực phẩm sạch lại không tốn kém nhiều.
Cùng với đó, hãy nhớ luôn kiểm kê các nguyên liệu trong nhà trước khi đến chợ hay siêu thị mua sắm. Bằng cách lên kế hoạch trước cho bữa ăn, bạn sẽ hạn chế việc lãng phí thực phẩm.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Trong thời điểm khó khăn về tài chính, bạn có thể sẽ thuyết phục bản thân rằng mình không cần những thứ từng coi là thiết yếu như khoản chăm sóc sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên nếu ngân sách của bạn cho phép, bạn thực sự nên cân nhắc tiếp tục sử dụng các dịch vụ này để không gặp phải khó khăn hơn. Bạn cũng có thể tìm hiểu các liệu pháp trị liệu có giá thành phù hợp hơn.
Quỹ khẩn cấp
Không ít người cho rằng thật ngớ ngẩn khi tiếp tục rót tiền vào quỹ khẩn cấp khi bạn đang đứng sát ranh giới của tình huống tài chính khẩn cấp, nhưng nếu bạn vẫn còn tiền để tiết kiệm thì mọi thứ có thể không đến nỗi ngặt nghèo như bạn nghĩ.
Quỹ dự phòng khẩn cấp có thể cứu bạn khỏi những tình huống bất ngờ như đột ngột thất nghiệp hay sửa chữa nhà cửa, ô tô. Đây là những chi phí thường không đoán trước được và khá lớn. Thậm chí chỉ với 10 đô la một tháng cho quỹ khẩn cấp, bạn đã có 120 đô la vào cuối năm.
"Quy tắc chi tiêu 1%" mà ngay cả các triệu phú cũng phải áp dụng: Dân đầu tư nhất định phải biết để đảm bảo tài chính dài lâu
Việc chi tiêu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến những mục tiêu tài chính khác. Nhưng nếu không mua hoặc không trải nghiệm những điều mới thì sẽ rất khó mang lại niềm vui trong cuộc sống.
Vậy phải làm sao để cân bằng giữa khoản chi tiêu và các khoản tiết kiệm đầu tư khác?
Glen James, một diễn giả về tài chính hàng đầu của Úc đã chia sẻ một chiến lược chi tiêu tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu áp dụng thành công thì sẽ mang lại lợi ích to lớn về lâu dài.
Quy tắc chi tiêu 1%: Mua hay không mua?
Chính bản thân Glen James cũng đã mặc rất nhiều sai lầm trong chi tiêu
"Khi đó, tôi cùng một người bạn ghé qua cửa hàng của Apple. Sau đó tôi đã mạnh tay chi đến 1.300 USD để mua một chiếc Apple Watch mà chẳng hề suy nghĩ. Tuy nhiên, vào buổi sáng hôm sau, tôi nhận ra mình không cần một chiếc đồng hồ thông minh đến như vậy. Đó cũng là lúc tôi nhận ra cần thay đổi cách chi tiêu".
Quy tắc chi tiêu 1% của James chia sẻ rất đơn giản: Nếu bạn muốn chi tiêu cho một thứ gì đó không thật sự cần thiết và mức chi phí vượt quá 1% tổng thu nhập hàng năm của bạn, bạn phải đợi một ngày trước khi mua. Trong thời gian đó, hãy tự hỏi bản thân: Tôi có thực sự cần thứ này không? Tôi có thể mua được không? Tôi sẽ sử dụng nó như thế nào? Tôi sẽ không hối hận sau mua chứ?
Giả sử tổng lương hàng năm của bạn là 60.000 USD và bạn muốn mua một chiếc điện thoại có giá 600 USD (1% của 60.000 USD). Bạn sẽ cần đợi một ngày trước khi đưa ra quyết định. Ngay cả khi chiếc điện thoại bạn đang sử dụng đã cũ.
Bạn có thể cân nhắc xem bản thân có thực sự cần điện thoại mới không, 600 USD có xứng đáng với những lợi ích mà điện thoại mới mang lại không. Nếu sau một ngày suy nghĩ, bạn vẫn cảm thấy quyết định mua đồ là xứng đáng, thì hãy mở ví để mua món đồ đó.
Quy tắc chi tiêu này đặc biệt hữu ích cho những khoảng khắc "cao hứng" muốn mua sắm những món đồ bạn thích. Quy tắc đơn giản này giúp nhiều người nhận ra đó có thực sự là món đồ cần thiết hay không. Tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cũng là một điều cần thiết để bạn kiểm soát các khoản chi tiêu của mình.
Quy tắc quản lý chi tiêu tốt nhất là quy tắc phù hợp với tình hình tài chính của mỗi người
Diễn giả này cũng chia sẻ thêm: "1% không phải giới hạn. Với những người có mức thu nhập cao thì hoàn toàn có thể nâng mức % này lên cao. Hoặc bạn có thể hạ xuống mức 0,5% nếu mức thu nhập vẫn chỉ ở mức trung bình, khá. Dù tỷ lệ phần trăm nào thì nó cũng nên dựa trên tình hình tài chính, nhu cầu, mục tiêu và các ưu tiên của mỗi cá nhân".
Tất nhiên, có nhiều quy tắc chi tiêu khác nhau mà bạn có thể áp dụng. Nhiều người đặt ra một giới hạn nghiêm ngặt (không được phép chi quá $ X cho một thứ gì đó).
Tưởng chừng những tỷ phú giàu có nhất thế giới với mức thu nhập hàng tỷ đô la mỗi năm sẽ là những người chi tiêu hào phóng nhất. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Những người giàu có nhất lại chính là những người quản lý chi tiêu chặt chẽ nhất bởi họ luôn muốn "tiền đẻ ra tiền".
Quy tắc của Glen James hoạt động giống như "một trạm kiểm soát tinh thần" - một lời nhắc nhở để suy nghĩ trước khi hành động, thiết lập định mức chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính của mỗi cá nhân.
Tuân thủ theo quy tắc này, bạn sẽ không bao giờ phải ân hận vì "vung tay quá trán" Có tên "Quy tắc chi tiêu 1%", phương pháp này được xem là bí quyết giữ tiền cho người thu nhập dưới 200.000 USD một năm. Khi bạn chi tiêu quá nhiều, bạn sẽ bị lấn át bởi cảm giác hổ thẹn và tiếc nuối. Thậm chí cảm xúc đó sẽ kìm hãm bạn khỏi các mục tiêu tài chính của mình. Mặt...