7 ‘huyền thoại’ về thực phẩm nhiều người tin nhưng không phải sự thật
Dưới đây là 7 “huyền thoại” về thực phẩm mà bạn có thể tin là có thật nhưng thực tế không phải như vậy, theo Eat This, Not That!
Mật ong không thực sự hết hạn! – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Quy tắc 5 giây khi làm rơi đồ ăn
Bạn đánh rơi một viên kẹo xuống sàn, nhặt nó lên, phủi bụi, cho vào miệng và tự hào tuyên bố “Quy tắc 5 giây!”. Tuy nhiên, quy tắc 5 giây (và đặc biệt là quy tắc 10 giây) là những điều hoang đường: Vi trùng có thể bám vào viên kẹo khá nhanh.
Theo một nghiên cứu của Đại học Rutgers (Mỹ), trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể chuyển sang thức ăn rơi xuống dưới 1 giây. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thực phẩm càng ẩm ướt thì quá trình “chuyển giao” vi khuẩn xảy ra càng nhanh. Ví dụ, dưa hấu mà họ thử nghiệm nhiễm bẩn nhanh nhất và kẹo dẻo là thấp nhất.
2. “Thả chuồng” có nghĩa là gà mái thả rông
Ngay cả khi gà mái được “thả chuồng”, chúng có thể không được ra ngoài trời. Thuật ngữ này đơn giản có nghĩa là chúng có thể đi lang thang trong một tòa nhà, phòng hoặc khu vực mở thay vì bị nhốt trong lồng.
3. Mật ong hết hạn sử dụng
Khi bạn đang dọn dẹp phòng đựng thức ăn và phát hiện ra một hộp đựng mật ong bằng nhựa hình con gấu đã ngủ đông trong góc trong nhiều năm, bạn có thể muốn ném nó đi. Nhưng, mật ong không thực sự hết hạn!
Video đang HOT
Theo National Honey Board , khi được bảo quản đúng cách trong các hộp kín, nó có thể ổn định trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, nó có thể kết tinh hoặc mất đi một số mùi thơm và hương vị theo thời gian. Vì vậy đó là lý do tại sao bạn có thể thấy ngày hết hạn.
3. Bánh gato sô cô la của Đức có xuất xứ tại Đức
Trên thực tế, bánh sô cô la làm từ dừa và hồ đào không có mối liên hệ nào với Đức. Đúng hơn, theo NPR, cái tên này xuất phát từ một người tên Sam German, vào năm 1852, đã tạo ra một loại sô cô la nướng cho Baker’s.
Công ty đặt tên nó là “sô cô la của Đức” và nó được rút ngắn thành “sô cô la Đức” theo thời gian.
4. Nhìn kỹ thực phẩm có thể biết thực phẩm có an toàn
Nhiều người tin rằng họ có thể biết được thực phẩm có an toàn để ăn hay không bằng cách nhìn kỹ hoặc thậm chí ngửi thực phẩm. Tuy nhiên, các vi trùng nguy hiểm như E. coli hoặc Salmonella sẽ không khiến thức ăn của bạn có màu sắc khác lạ.
5. Món khoai tây chiên kiểu Pháp có nguồn gốc từ Pháp
Nguồn gốc của khoai tây chiên kiểu Pháp hơi phức tạp, nhưng có bằng chứng xác thực về việc chúng xuất phát từ Bỉ chứ không phải Pháp, theo National Geographic .
Những người dân làng dọc theo sông Meuse đã dùng đến cách chiên khoai tây khi sông đóng băng và họ không thể chiên cá. Trên thực tế, những khoai tây chiên giòn vàng thậm chí không được gọi là khoai tây chiên ở Pháp. Chúng có biệt hiệu là “frites” hoặc “pommes frites”.
6. Hàu sống đã chết khi bạn ăn chúng
Lần tới khi bạn húp một con hàu sống, hãy biết điều này: Có khả năng nó vẫn còn sống. Hầu hết các nhà hàng ở Mỹ sẽ giữ hàu của họ còn sống trên đá cho đến khi chúng bị lột ra, Business Insider giải thích. Sau khi hàu bị lột ra, nó có thể chết hoặc bất động, nhưng vì chúng không di chuyển nhiều nên rất khó nhận biết.
7. Bạn có thể rán một quả trứng trên vỉa hè
Nếu bạn đã từng nghe câu nói “trời nóng đến mức bạn có thể rán một quả trứng trên vỉa hè”, bạn có thể đã thắc mắc về sự thật của câu nói này. Tuy nhiên, sẽ khá khó khăn nếu thực sự rán một quả trứng trên vỉa hè, vì nó là chất dẫn nhiệt kém, theo Thư viện Quốc hội Mỹ. Một quả trứng cần nhiệt độ cao tới 158 độ F (70 độ C) để nấu chín, và một vỉa hè nóng có thể chỉ lên đến 145 độ F (62,7 độ C), theo Eat This, Not That!
Loại gia vị quen thuộc mạnh hơn thuốc kháng sinh
Nghiên cứu mới chỉ rõ, mật ong có thể điều trị ho và cảm lạnh tốt hơn kháng sinh và không có tác dụng phụ.
Viện Y tế và Chất lượng điều trị quốc gia Anh (NICE)) và Viện Sức khỏe quốc gia (PHE) chính thức khuyến nghị các bác sĩ nên sử dụng mật ong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm ho và cảm lạnh để giảm tình trạng kháng kháng sinh.
Chỉ định sử dụng mật ong áp dụng cho các bệnh nhi từ trên 1 tuổi và người trưởng thành. Khuyến nghị được đưa ra sau khi 2 cơ quan này đã xem xét rất kỹ bằng chứng nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH ĐH Oxford.
Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính (URTIs) ảnh hưởng đến mũi, cổ họng, thanh quản và phế quản, đặc biệt hay gặp ở trẻ em. URTIs cũng là lý do thường xuyên nhất để bác sĩ kê kháng sinh. Tuy nhiên phần lớn nhiễm trùng hô hấp trên là do virus nên việc dùng kháng sinh vừa không hiệu quả vừa không đúng chỉ định.
Từ lâu mật ong đã được coi như một phương thuốc tại nhà để điều trị ho và cảm lạnh, tuy nhiên hiệu quả thực sự của loại nguyên liệu này với các bệnh đường hô hấp trên ở người chưa được xem xét một cách có hệ thống.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 14 thử nghiệm lâm sàng với trên 1.700 người tham gia ở các độ tuổi khác nhau. Trong đó có 2 nghiên cứu đối chứng cho thấy, việc sử dụng mật ong giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ho, giảm ho nhanh hơn từ 1-2 ngày so với những người không sử dụng.
"Mật ong vượt trội so với các phương pháp chăm sóc thông thường trong việc cải thiện triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đây là phương thuốc đơn giản, dễ kiếm và không có tác dụng phụ để thay thế kháng sinh", nhóm nghiên cứu viết.
Bác sĩ hướng dẫn, cách sử dụng mật ong hiệu quả nhất là pha 1-2 thìa mật ong cùng với nửa quả chanh vào cốc nước nóng rồi uống.
Ngoài dùng mật ong, người dân có thể kết hợp sử dụng thuốc ho chứa guaifenesin long đờm (áp dụng trẻ trên 12 tuổi); thuốc ho chứa dextromethorphan chống ho. Nếu sau 3 tuần, tình trạng không cải thiện cần đến gặp bác sĩ.
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh mật ong có khả năng tiêu diệt hàng chục chủng vi khuẩn, bao gồm cả E. coli và salmonella.
Riêng mật ong Manuka từ New Zealand và mật ong Tualang của Malaysia đã được chứng minh có khả năng chống lại tụ cầu khuẩn và vi khuẩn tiêu hóa gây viêm loét dạ dày tá tràng - HP.
Một nghiên cứu khác trên 139 trẻ em cho thấy, mật ong làm dịu cơn ho vào ban đêm và cải thiện giấc ngủ tốt hơn cả thuốc giảm ho phổ biến dextromethorphan và thuốc kháng histamine diphenhydramine (thường được bán dưới thương mại là Benadryl).
Các cơ quan y tế công cộng Anh đã nhiều lần cảnh báo sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc kháng sinh, nguy cơ hàng triệu thủ thuật phẫu thuật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nếu tác dụng của thuốc kháng sinh giảm đi do kê đơn quá nhiều.
Nguyên nhân được cho đến từ cả 2 phía bác sĩ và bệnh nhân. Bác sĩ phần vì thiếu các giải pháp thay thế hiệu quả, phần vừa muốn duy trì mối quan hệ, sự tin tưởng của bệnh nhân, trong khi bệnh nhân luôn muốn khỏi bệnh nhanh nên cả hai góp phần làm cho tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng.
Vi khuẩn kháng thuốc có thể lây lan cả khi không dùng kháng sinh Kháng thuốc kháng sinh đang là hiểm họa đe dọa sức khỏe toàn cầu và mới đây các nhà khoa học còn phát hiện thêm một cơ chế mới, chưa từng được biết đến trước đây, đó là, kháng thuốc còn có thể xuất hiện ngay cả khi chúng ta không sử dụng kháng sinh với số lượng lớn. Do đó, việc giảm...