7 căn bệnh phổ biến có liên quan đến béo phì
Béo phì là một căn bệnh ngày càng có nhiều người mắc phải, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Béo phì là một thuật ngữ dùng để chỉ mức thừa cân nặng từ hơn 20% so với mức cân nặng thông thường xét tỷ lệ với chiều cao.
Tim và đột quỵ: Khi trọng lượng cơ thể bạn dư thừa thì huyết áp và hàm lượng cholesterol đều ở mức cao. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim và đột quỵ.
Tiểu đường loại 2: Hầu hết những người bị tiểu đường loại 2 đều trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì.
Ung thư: Béo phì có thể gây ra các loại ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư thận và thực quản…
Bệnh túi mật: Bệnh viêm túi mật và sỏi mật thường xảy ra phổ biến ở những người thừa cân.
Viêm xương khớp: Việc tăng cân làm tăng áp lực lên các khớp và sụn ảnh hưởng xấu đến chức năng bảo vệ xương, gây đau nhức.
Video đang HOT
Bệnh gout: Bệnh xảy ra khi cơ thể có quá nhiều axit uric trong máu, dẫn đến hình thành các tinh thể lắng đọng trong các khớp. Đây là căn bệnh phổ biến ở những người thừa cân, béo phì.
Chứng ngưng thở khi ngủ là một chứng bệnh về hô hấp có liên quan đến béo phì, khiến bạn ngáy to hơn và ngưng thở trong một khoảng thời gian ngắn khi ngủ./.
Ăn gan động vật đúng cách để không gây béo phì, tăng acid uric
Mặc dù ăn gan khá tốt do nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên nếu ăn gan động vật không đúng cách có thể gây tăng nặng các bệnh mãn tính hay ngộ độc.
Rất nhiều người cho rằng gan là nơi chuyển hóa cũng như tích tụ độc tố mà động vật hấp thụ vào nên ăn gan không tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên gan lại là bộ phận được ví như siêu thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên nếu như bạn biết ăn gan động vật đúng cách.
1. Ăn gan bổ gan có đúng không?
Theo PGS.TS Lê Thị Hương, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - ĐH Y Hà Nội, rất nhiều người có quan niệm rằng "ăn gì bổ nấy" hay "ăn gan bổ gan",... Tuy nhiên, các thực phẩm ăn vào cơ thể đều sẽ được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng như nhau nên quan niệm ăn gan bổ gan là không chính xác.
Quan niệm ăn gan bổ gan không chính xác. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, gan là cơ quan nội tạng đóng vai trò chuyển hóa và giải độc tố của cơ thể chứ không có nghĩa đây là bộ phận lưu giữ những chất độc tố lại. Do đó khi thực hiện quá trình chuyển hóa và đào thải, các độc tố này sẽ được phân giải và đưa ra ngoài qua đường bài tiết.
Mặt khác, với những con vật bị bệnh, bị tiêm thuốc kháng sinh, hormone trong chăn nuôi quá liều. bà nội trợ chọn gan không kĩ, chọn phải gan động vật bị bệnh thì rất dễ gây tích tụ những chất độc vào cơ thể người ăn.
2. Những điều cần lưu ý để ăn gan động vật đúng cách không rước bệnh vào người
Ai không nên ăn gan động vật?
Một trong những nguyên tắc cần nhớ để ăn gan động vật đúng cách chính là đối tượng nào phù hợp ăn gan động vật và nên ăn bao nhiêu là đủ.
Chẳng hạn như người đang bị mắc các bệnh tim mạch, người cao tuổi nếu ăn gan quá nhiều rất dễ dẫn tới quá tải hoặc vô tình nạp thêm chất độc hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bị bệnh gout - một dạng viêm khớp do bị tăng acid uric trong máu nếu như ăn gan quá nhiều dễ dẫn tới các cơn gout cấp, sưng đau khó chịu do trong gan có purin chuyển hóa thành acid uric.
Người bị gout không nên ăn gan tránh sưng đau và gặp cơn gout cấp. (Ảnh: Internet)
Phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn nhiều gan bởi trong gan có chứa một lượng lớn vitamin A. Nếu như bà bầu hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể dẫn tới nguy cơ dị tật thai nhi. Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu chỉ nên ăn khoảng 30 gram gan bò/ngày là đủ. Hoặc ăn từ 1-2 lần/tháng.
Người khỏe mạnh nên ăn bao nhiêu gan động vật?
Người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều gan. Tốt nhất nên ăn vừa phải sao cho phù hợp với chức năng đào thải độc tố của cơ thể, không gây quá tải. Một tuần có thể ăn một bữa.
Ăn gan động vật đúng cách là ăn điều độ (Ảnh: Internet)
Đối với trẻ em đang ăn dặm, khẩu phần ăn cho mỗi bữa chỉ nên là 30 gram, mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất là 2 bữa. Ăn gan động vật đúng cách sẽ giúp bé bổ sung được vitamin A hiệu quả, đồng thời giúp giảm nguy cơ thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch.
Không nên xào gan động vật lẫn với rau củ quả giàu vitamin C
Một lưu ý nữa giúp bạn ăn gan động vật đúng cách đó là không nên xào nấu gan động vật cùng với các loại rau củ quả có hàm lượng vitamin C cao chẳng hạn như cà rốt, giá đỗ, cải xoăn, rau cần,...
Hàm lượng vitamin C trong giá đỗ có thể khiến gan bị mất chất dinh dưỡng (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân là do vitamin C có trong các loại rau củ này sẽ oxy hóa vi lượng đồng, sắt có trong gan làm giảm giá trị dinh dưỡng cho tính kiềm không ở mức ổn định.
Chọn gan động vật như thế nào?
Khi chọn gan động vật, tốt nhất nên mua gan có màu sẫm tươi, khi ấn vào bề mặt lá gan vẫn còn độ đàn hồi tốt. Bề mặt miếng gan phải nhẵn, đặc biệt không mua gan động vật có các nốt sần trên bề mặt hoặc gan có màu vàng, màu tím sẫm là gan của động vật bị bệnh.
Khi chọn gan động vật, tốt nhất nên mua gan có màu sẫm tươi. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra cũng không được mua gan động vật đã có mùi ôi thiu khó chịu.
Nên chế biến gan như thế nào?
Để ăn gan động vật đúng cách, trước khi nấu bạn nên ngâm miếng gan trong nước muối từ 10 tới 30 phút sau đó rửa lại thật kĩ. Chú ý bóp sạch hết những vùng máu đọng. Sau đó nấu chín gan thì vi khuẩn, vi trùng gây bệnh mới được loại bỏ.
Nếu như có những vấn đề sức khỏe đặc biệt, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn để đảm bảo ăn toàn.
Biến dạng tứ chi vì bệnh gout "Cách đây 20 năm, tôi đã được chẩn đoán mắc bệnh Gout. Do tâm lý chủ quan, không chữa trị khiến cho khớp tay chân đau nhức dữ dội, xuất hiện nhiều khối u", theo lời chia sẻ của ông N.Đ.Q, 55 tuổi ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Tại Bệnh viện Quốc tế Vinh, qua thăm khám lâm sàng, kết hợp với kết...