7 cách giúp mẹ bầu ngủ xuyên đêm đến sáng
Khi có bầu các nội tiết tố trong cơ thể của bạn sẽ thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày trong đó có giấc ngủ. Có những mẹ bầu mất ngủ thường xuyên lo lắng liệu có ảnh hưởng tới em bé? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cách giúp các mẹ có một giấc ngủ thật ngon.
1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể giúp những giấc ngủ đêm của bầu êm ái và trọn vẹn hơn. Mẹ có thể chọn yoga cho bà bầu, bơi lội hay đi bộ đều tốt cho sức khỏe. Miễn là đừng quá sức, trong giới hạn cho phép là được.
Dù mang thai lần đầu hay chuẩn bị sinh con rạ mẹ bầu đều khó có thể biết trước tình hình sức khỏe của bản thân. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết được giới hạn mức độ hoạt động trong thai kỳ và nhận được những lời khuyên về bài tập nào phù hợp nhất. Có thể bầu gặp vài vấn đề về sức khỏe và phải tập theo chỉ định.
2. Nên để phòng ngủ thoáng mát
Chúng ta đều biết nhiệt độ cơ thể bà bầu thường nóng hơn người bình thường nên mẹ cần chú ý đến nhiệt độ trong phòng ngủ. Nhiệt độ lý tưởng nhất là khoảng 25-27 độC. Nếu phòng ngủ của bạn có thể mở cửa, mẹ hãy mở cửa để tạo không khí thoáng mát nhất. Mẹ cần biết rằng, cảm giác mát mẻ và thoải mái cũng rất có lợi cho sự phát triển thai nhi đấy.
Vâng, bầu hãy làm nũng như một đứa trẻ. Nằm thoải mái lên gối của chồng và nhờ chàng massage ở vai và hông nhẹ nhàng. Vâng, như một đứa trẻ. Những động tác này không chỉ giúp nới lỏng các cơ bắp bị đau mà còn giúp “lôi kéo” chồng tham gia vào thai kỳ một cách khéo léo.
4. Tắm trước khi ngủ
Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngâm chân với chậu nước ấm cũng được chứng minh là giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn. Nhiệt độ lý tưởng trong bồn nước tắm là 35-37 độ C. Tắm nước ấm có thể giúp cơ bắp thư giãn, giảm mệt mỏi và có tác dụng giúp giấc ngủ ngon hơn.
5. Tạo dựng “pháo đài” gối khi ngủ
Tư thế nằm ngủ tốt nhất đối với bà bầu là nằm nghiêng bên trái. Tư thếnày giúp máu lưu thông tốt hơn. Sử dụng gối cho bà bầu sẽ giúp giấc ngủ trọn vẹn hơn và có thể cải thiện tâm trạng bầu suốt thai kỳ.
Video đang HOT
Nếu thấy gối ngủ “chuyên dụng” quá cồng kềnh, chiếm diện tích bầu có thể “lách luật” bằng một vài thủ thuật: Cho một gối vào sau lưng, cuộn chăn để bên dưới bụng bầu và kéo về phía bên phải, để gối ở giữa đầu gối. Tư thế này sẽ giúp bé cưng cảm thấy thoải mái hơn
6. Không nên uống nhiều nước trước giờ ngủ
Đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà đặc có thể sẽ khiến mẹ càng thêm tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ. Uống nước quá lo cũng khiến mẹ bị thức giấc giữa đêm do buồn tiểu. Vì vậy, lời khuyên để mẹ bầu có giấc ngủ ngon là không nên uống nước nhiều 1 giờ trước khi đi ngủ. Mẹ cũng đừng nên ăn quá no sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều và ảnh hưởng đến giấc ngủ đấy nhé.
7. Giảm ợ nóng
Nếu chứng ợ nóng làm phiền giấc ngủ của mẹ, hãy cố gắng không ăn quá gần trước khi đi ngủ để hệ tiêu hóa có thể làm việc hiệu quả.Thay đổi chế độ dinh dưỡng và một số thói quen hàng ngày là cách đơn giản nhất giúp bầu hạn chế triệu chứng khó chịu này.
Một phương thuốc tự nhiên phổ biến hiệu quả là uống hỗn hợp mật ong và giấm táo (1 muỗng cà phê mật ong, 1 miooxng cà phê giấm táo và nước).
Theo www.phunutoday.vn
8 bài tập giúp mẹ bầu thư giãn và khỏe hơn trong suốt thai kì
Các bài tập thể dục cho mẹ bầu mang đến rất nhiều lợi ích khi mang thai, không chỉ giúp người mẹ khỏe khoắn hơn và còn làm giảm một số nguy cơ, rủi ro trong thai kì.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải trải qua quá trình thay đổi rất nhiều từ ngoại hình bên ngoài cho đến những biến đổi bên trong cơ thể để tiếp nhận và nuôi dưỡng thêm một sinh linh bé bỏng đang lớn dần từng ngày. Sức khỏe của mẹ bầu chắc chắn sẽ không còn ổn định như trước khi mang thai, chính vì vậy những bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp trong suốt thai kì sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Các nhà khoa học tin rằng những bài tập thể dục vừa phải trong khi mang thai có thể giúp làm giảm một số vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu như như đau lưng, nguy cơ sinh mổ, tiêu tiểu không tự chủ, chứng trầm cảm và rất nhiều rủi ro khác. Mẹ bầu hãy tham khảo 8 bài tập dành cho phụ nữ mang thai dưới đây và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể trong mỗi bài.
Bài tập số 1: Thả lỏng cơ thể
Tác dụng: Đây là dạng bài tập chính và đơn giản nhất dành cho mẹ bầu giúp thư giãn hai chân vốn đã phải chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, mở rộng các cơ vùng chậu, tăng sự dẻo dai và giảm nguy cơ tích nước bên trong gây ra chứng phù nề ở phụ nữ có thai. Ngoài ra, bài tập thả lỏng này còn hiệu quả với cơn đau dai dẳng kéo dài và giúp người mẹ đẩy nhanh quá trình chuyển dạ và sinh con.
Cách thực hiện: Mẹ bầu chỉ cần ngồi trong tư thế bắt chéo hai chân hoặc chỉ cần để hai chân đối lập vào nhau trên sàn nhà. Uốn cong đầu gối hướng ra phía ngoài. Ưỡn mình và duỗi thẳng lưng, xương cột sống. Đặt hai tay lên đầu gối. Thực hiện hít vào và co đầu gối lên ngực - thở ra và hạ gối xuống sao cho chạm đến sàn nhà sát nhất có thể. Lặp lại thao tác đều đặn từ 15 đến 20 lần.
Bài tập số 2: Cố định vị trí thai nhi
Tác dụng: Bài tập này là một trong những cách tốt nhất để di chuyển và giúp cố định bào thai trong bụng vào một vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho việc sinh nở dễ dàng hoặc tạo cảm giác thoải mái hàng ngày cho mẹ bầu. Bài tập này cũng hiệu quả trong việc giúp mẹ bầugiảm bớt cảm giác đau lưng, xương sống và lưng vận động linh hoạt hơn, tăng sức chịu đựng cho cột sống.
Thực hiện: Cúi người, chống tay và gối xuống sàn nhà. Thả lỏng bụng xuống phía dưới, hít vào và từ từ ngẩng đầu lên và rướn mắt nhìn lên trên. Sau đó thở ra đồng thời chống lưng cong lên, cúi đầu, hướng cằm về phía ngực. Lặp lại luân phiên lần lượt 2 động tác này. Mẹ bầu có thể thực hiện bài tập này hàng ngày.
Bài tập số 3: Tập co thắt cơ sàn chậu
Tác dụng: Bài tập Kegel là bài tập thể dục cho nhóm cơ đặc biệt gọi là nhóm cơ mu cụt giúp tăng sự dẻo dai cho cơ sàn chậu, cơ hỗ trợ tử cung, bàng quang, trực tràng và ruột non. Bài tập này sẽ giúp thư giãn và khả năng kiểm soát các cơ vùng mu cụt tốt hơn để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh em bé. Bài tập này cũng được khuyến khích thực hiện sau khi sinh con, nhằm giúp các cơ mu cụt quay về trạng thái khỏe mạnh ban đầu đồng thời cải thiện đường tiết niệu.
Thực hiện: Trước khi thực hiện bài tập Kegel, mẹ bầu cần phải xác định cơ xương chậu của mình. Đây là những cơ hình thành khung sàn chậu và cách phổ biến nhất để xác định cơ xương chậu là cố gắng ngưng dòng chảy nước tiểu giữa chừng. Để có thể tập trung và tăng cường hiệu quả, mẹ bầu cần hít vào và thở ra theo mỗi nhịp co thắt xương chậu thay vì nhịn thở.
Bài tập số 4: Gập cơ bụng
Tác dụng: Bài tập gập cơ bụng sẽ làm cho cơ bụng của mẹ khỏe hơn, dẻo hơn từ đó giúp đẩy em bé ra ngoài dễ dàng hơn trong khi sinh. Mẹ có thể thực hiện bài thể dục này trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ.
Thực hiện: Đứng dạng hai chân vừa bằng vai. Đặt giữ hai tay sau đầu. Đầu gối hơi cong, từ từ cúi người về phía trước cho đến khi đầu gối chạm rốn rồi đẩy người đứng thẳng lên. Lặp lại động tác 12-15 lần liên tiếp.
Bài tập số 5: Nhấc chân lên xuống
Tác dụng: Đây là bài tập giúp tăng cường sức khỏe vùng háng và cơ bắp chân cho mẹ bầu. Ngoài ra, nó có thể trị chứng rối loạn, đau nhức gót chân trong thời gian mang thai.
Thực hiện: Nằm nghiêng bên phải, một tay chống giữ đầu, một tay chống eo. Hít thật sâu và từ từ nâng chân trái lên thật cao có thể. Lưu ý vùng xương háng phải thẳng với toàn bộ cơ thể. Giữ trong vòng 10 nhịp thở rồi hạ chân xuống và sau đó lặp lại 5 lần. Tiến hành đổi bên và cứ liên tục lặp lại như vậy.
Bài tập số 6: Luyện cơ xương háng, hông
Tác dụng: Bài tập thể dục này sẽ làm cho cơ bắp xung quanh hông của người mẹ linh hoạt hơn, giảm triệu chứng đau lưng và hạn chế các vấn đề về tiêu hóa trong khi mang thai. Ngoài ra, bài tập này còn có thể giúp mẹ sinh con dễ dàng hơn nhờ sức chịu đựng tốt và sự dẻo dai của xương háng và cơ hông.
Thực hiện: Ngồi thẳng, dạng chân rộng hình chữ "V", ấn lòng bàn tay xuống sàn nhà. Bắt đầu nhấc tay còn lại từ từ lên cao qua đầu đồng thời uốn cong hông. Giữ tư thế này trong vòng 10 nhịp thở và sau đó đổi bên. Mỗi bên thực hiện 5 lần.
Bài tập số 7: Bơi lội
Tác dụng: Bơi lội là một trong những hoạt động thể chất an toàn nhất trong thai kỳ. Bơi rất có lợi cho hệ tim mạch, giúp cải thiện lưu thông máu cho mẹ bầu, tăng khả năng miễn dịch và giúp người mẹ kiểm soát cân nặng tốt hơn. Mẹ có thể tập bơi kể cả khi bụng bầu đã lớn. Bơi lội không chỉ tốt cho mẹ mà cũng rất tốt cho thai nhi trong bụng. Mẹ chỉ cần lưu ý không bơi dưới vùng nước quá lạnh hoặc bẩn, mất vệ sinh để đảm bảo an toàn.
Thực hiện: Kiểu bơi ếch có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bà bầu vì nó không đòi hỏi phải xoay người (như là kiểu bơi sải) và không mất nhiều sức. Một kiểu bơi khác cũng rất tốt đó là bơi ngửa. Vì nước làm giảm những tác động của lực hấp dẫn lên cơ thể.
Bài tập số 8: Đi bộ nhẹ nhàng
Tác dụng: Đi bộ là một trong những cách tốt nhất để tập thể dục trong khi mang thai bởi nó giúp người mẹ kiểm soát tăng cân nặng khá hiệu quả. Ngoài ra, đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp giảm các cơn đau nhức khi mang thai, ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, viêm sưng. Đi bộ còn giúp mẹ bầu giải tỏa tâm lý và giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng lưu ý, nếu người mẹ bị huyết áp cao, co thắt sớm hoặc chảy máu bất thường thì không nên đi lại.
Thực hiện: Mẹ có thể duy trì hoạt động đi bộ trong suốt 9 tháng mang thai. Nếu mẹ vẫn thường xuyên đi bộ trước khi mang thai thì hãy cố gắng duy trì thói quen đi bộ trong thai kì. Ngược lại, nếu không mấy khi hoạt động thể dục trước khi có bầu, mẹ hãy bắt đầu với những bài đi bộ chậm rãi như đi chơi, đi dạo khoảng từ 20 - 30 phút mỗi ngày.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
4 "quy tắc vàng" mẹ nào mang bầu cũng cần học thuộc để có thai kỳ hoàn hảo Bộ "bốn quy tắc vàng" giúp thai kỳ khỏe mạnh dưới đây, là những quy tắc đã được bác sĩ sản khoa xác nhận và được đông đảo mẹ bầu chứng minh là có hiệu quả. Mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng. Chọn thực phẩm hữu cơ Thực phẩm bạn ăn phần nào phản ánh con người bạn. Các...