6 thực phẩm giúp đốt mỡ
Những người thừa cân, béo phì có thể sử dụng trà xanh, dứa thường xuyên để đốt mỡ, giảm cân.
Những gì bạn ăn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cân. Bạn có thể thêm một số loại thực phẩm có tác dụng đốt cháy chất béo vào chế độ ăn uống của mình.
Táo: Ít calo và nhiều chất xơ, táo có thể giúp bạn loại bỏ chất béo dư thừa. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho thấy táo chứa polyphenol ngăn ngừa mỡ nội tạng tích tụ ở những người có chỉ số BMI cao, thừa cân. Táo cũng giúp bạn no lâu, tránh ăn nhiều. Ảnh: Britannica
Đậu lăng: Những hạt đậu nhỏ bé nhưng có tác dụng lớn trong việc giảm cân. Đậu lăng rất giàu carbohydrate phức, loại chất dinh dưỡng tăng cường trao đổi chất và giúp bạn đốt mỡ. Ảnh: Healthshots
Trứng: Là nguồn cung cấp protein dồi dào và ít calo, trứng là thực phẩm giảm cân hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng cho thấy thực phẩm giàu protein làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp bạn giảm cân. Ảnh: Newsbyte
Trà xanh: Đây là một trong những đồ uống phổ biến nhất được khuyên dùng để giảm cân. Theo Healthshots, các nghiên cứu chỉ ra trà xanh chứa chất chống oxy hóa có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng. Trà xanh cũng giàu caffeine, cải thiện hiệu suất tập thể dục và đốt cháy mỡ trong cơ thể. Ảnh: Businesstoday
Video đang HOT
Dứa: Bromelain có trong dứa là loại enzyme có tác dụng tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hóa. Trao đổi chất tốt hơn đồng nghĩa bạn có thể đốt cháy nhiều calo hơn và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn. Ảnh: Littlewest
Giấm táo: Loại nước này được làm từ táo nghiền, chưng cất và lên men. Theo dữ liệu của Harvard Publishing School, giấm táo chứa axit axetic, tăng cường đốt cháy chất béo và giảm mỡ bụng. Giấm táo cũng làm giảm cảm giác thèm ăn và kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: Healthshots
Người bệnh tiểu đường có được ăn nho?
Bệnh tiểu đường loại 2 sẽ không đáng lo nếu người bệnh thực hiện các bước để giảm thiểu tác hại của nó.
Điều quan trọng là giữ cho lượng đường trong máu được kiểm soát.
Nghĩa là trước khi ăn một loại thực phẩm nào, người bệnh cần phải cân nhắc và hiểu rõ liệu nó có làm tăng mức đường huyết hay không, theo nhật báo Anh Express.
Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu có thể tăng lên mức nguy hiểm.
Chế độ ăn uống có thể làm trầm trọng thêm hoặc giảm bớt tác động này tùy vào những gì bạn ăn.
Thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao nên được ăn vừa phải, vì carb được phân hủy thành đường trong máu tương đối nhanh. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng mạnh.
Nho có thể khiến mức đường huyết tăng đột biến, nên ăn vừa phải
Nho có thể khiến mức đường huyết tăng đột biến, vì vậy nên ăn vừa phải. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đó là lời cảnh báo của tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes.co.uk.
Cơ quan này giải thích: 1 quả nho chứa khoảng 1g carbohydrate.
Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nho vừa phải, đặc biệt nếu họ dễ bị lượng đường trong máu cao, theo Express.
Nho có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến do hàm lượng carb.
Theo tạp chí chăm sóc sức khỏe của Mỹ dành cho người bệnh tiểu đường Diabetes Self-Management, trong khi một số loại trái cây có thể là lựa chọn tốt hơn cho những người bị bệnh tiểu đường, họ vẫn có thể ăn nho. Nho có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, như với hầu hết các loại thực phẩm, khẩu phần là yếu tố then chốt. Nếu tính lượng carb, bạn cần phải lưu ý rằng 1 khẩu phần nho là 17 quả, chứa 15 gram carbohydrate (tức là một khẩu phần carb).
Vì vậy, để an toàn, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 17 quả nho một ngày.
Hết sức lưu ý, người bệnh tiểu đường không bao giờ nên ăn nho khô. Bởi vì nho khô được sấy khô, hàm lượng đường cô đặc, nên rất cao.
Ngược lại, hạt nho có tác dụng giảm đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hạt nho có tác dụng giảm đường huyết
Nghiên cứu, do các nhà khoa học từ đại học Sheyang Agricultural University (Trung Quốc) thực hiện, cho thấy tăng cường ăn hạt nho và chiết xuất từ vỏ có thể hữu ích cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu đã tìm thấy hợp chất procyanidin có trong hạt nho có thể kiểm soát lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, theo Express.
Được thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường, hợp chất này làm giảm nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 6 tuần.
Hơn nữa, procyanidin làm chậm tốc độ chuyển hóa đường và giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.
Tiến sĩ Kequan Zhou, tác giả nghiên cứu, Phó giáo sư tại Đại học bang Wayne (Mỹ), cho biết: Hy vọng rằng nghiên cứu của chúng tôi cuối cùng có thể giúp phát triển thành công của một phương pháp an toàn để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, theo Express.
5 thực phẩm phục hồi cơ bắp tốt nhất bạn nên ăn sau khi tập luyện Sau khi tập luyện thể thao, điều quan trọng làm thế nào để phục hồi thể lực nhanh nhất. Lúc này, bạn cần chú ý đến những gì bạn đưa vào cơ thể. Sau đây là 5 thực phẩm tốt nhất để phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện. 1. Cá và thịt gà, trứng Cá, thịt gà và trứng rất giàu...