6 thực phẩm được công nhận là “mối nguy” nhất trong nhà hàng, đầu bếp luôn từ chối ăn nhưng khách nào tới cũng gọi
Tờ Insider đã có một cuộc phỏng vấn với một số đầu bếp chuyên nghiệp, cựu nhân viên nhà hàng để hỏi ý kiến họ về những món bẩn nhất trong nhà hàng, đến họ cũng không dám đụng đũa.
Thời điểm cuối năm đang đến gần, đây cũng là lúc mà các buổi lễ kỷ niệm, các cuộc gặp gỡ bạn bè diễn ra thường xuyên. Trong khoảng thời gian này, có lẽ không gian phù hợp nhất cho các cuộc gặp gỡ chính là ở nhà hàng. Tại đây, bạn không chỉ được ăn ngon mà còn có địa điểm để trò chuyện. Tuy nhiên, an toàn thực phẩm ở các nhà hàng là thứ khó kiểm soát nhất.
Tờ Insider đã có một cuộc phỏng vấn với một số đầu bếp chuyên nghiệp, cựu nhân viên nhà hàng để hỏi ý kiến họ về những món bẩn nhất trong nhà hàng, đến họ cũng không dám đụng đũa. Bạn cũng nên xem đó là những món gì để tránh.
1. Món trai, hến
“Tôi không bao giờ gọi món trai, hến tại các nhà hàng” , đầu bếp Mary Dumont nói với Insider.
Vị đầu bếp này tiết lộ, bản thân mình là người rất cẩn thận trong việc bảo quản, sơ chế trai, hến trước khi phục vụ cho khách. Tuy nhiên không phải nhà hàng nào cũng có tâm như vậy. 2 loại thực phẩm này nếu không được bảo quản, sơ chế cẩn thận có thể khiến người ăn bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ngộ độc.
Các nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện khoa học hàn lâm hoàng gia Thụy Điển, công bố trên tạp chí “International Journal of Food Microbiology” cho biết, trong con trai có chứa adonovirus, loại virus này có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.
Ngoài ra, ăn trai, hến chưa được vệ sinh cẩn thận còn có thể khiến bạn bị ngộ độc. Trai không tự nó tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của trai, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Thứ chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, vì vậy ngay cả khi bạn ăn trai, hến nấu kĩ vẫn có nguy cơ trúng độc. Cách duy nhất l ngâm trai một thời gian để trai nhả bớt chất thải ra ngoài, sau đó rửa sạch sẽ, loại bỏ “túi phân” của chúng trước khi chế biến.
2. Tránh ăn hải sản vào thứ 2
Vì sao chúng ta nên tránh ăn hải sản vào thứ 2? Vào thời điểm đó trong tuần, hải sản có thể cũ từ cuối tuần, không còn tươi ngon vì hầu hết các nhà hàng đều nhập hàng vào giữa tuần (thứ 4 – thứ 5) vì đó là thời điểm ngay trước những ngày cuối tuần cao điểm.
Ngoài ra, đầu bếp Silvia Barban, nói với Insider rằng: “Khi vào nhà hàng, nhiều người sẽ gọi hải sản phiên bản đặc biệt, tuy nhiên quyết định gọi loại thực phẩm này rất hên xui. Đó có thể là món tươi ngon nhất, nhưng đồng thời với nhiều nhà hàng, món đặc biệt là sự kết hợp của nhiều đồ thừa trong tủ lạnh”.
Ông Jory D. Lange, một luật sư của các vụ ngộ độc thực phẩm cho biết, rau sống và rau mầm là thực phẩm nhiều khách hàng yêu cầu nhưng ít ai biết, nó từng là nguyên nhân của hơn 30 đợt dịch tại Mỹ kể từ năm 1990. Chúng ta hoàn toàn không có cách để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi ăn chúng, trừ khi nấu chín. Ngoài ra, rau mầm, rau sống thường được trồng trong môi trường ẩm ướt, ấm áp – rất phù hợp cho E.coli, Listeria và Salmonella phát triển mạnh.
4. Hàu sống
Video đang HOT
Ông Candess Zona-Mendolla, một chuyên gia về an toàn thực phẩm, đồng thời là BTV của MakeFoodSafe.com cho biết: Hàu sống là một trong những lựa chọn rủi ro nhất trong thực đơn ngay cả khi chúng được quảng cáo là tươi ngon.
Hàu sống là một trong những lựa chọn rủi ro nhất trong thực đơn.
“Một con hàu có thể chứa những vi khuẩn vô cùng đáng sợ, đó là norovirus, Shigella và Vibrio (vi khuẩn ăn thịt). Vi khuẩn Vibrio có thể khiến bạn nôn ói, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm” , Candess Zona-Mendolla nói
5. Các giỏ bánh mì
Theo một người từng làm nhân viên phục vụ ở các nhà hàng, đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách “Debra Ginsburg’s Waiting: The True Confessions of a Waitress”: Các giỏ bánh mì có xu hướng luân chuyển từ bàn này sang bàn khác. Bánh mì trong giỏ của bạn có thể là mẩu vụn đến từ những vị khách trước đó. Bạn không thể dám chắc chiếc bánh mì này đã được người ăn trước đó cầm lên ngửi hay có bị bắn nước miếng vào trong quá trình ăn các món khác hay không, việc nhiễm khuẩn là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài bánh mì thì bỏng ngô, hướng dương, đậu phộng… miễn phí cũng có thể chịu chung số phận.
6. Các lọ nước sốt cà chua
Từng là nhân viên chính trong một nhà hàng, ông Aaron Norris nói rằng gia vị, đặc biệt là sốt cà chua luôn là thứ mà mình tránh sử dụng khi đi ăn bên ngoài. Vào cuối ngày trước khi của hàng đóng cửa, các nhân viên nhà hàng thường dành thời gian để dồn các chai tương cà còn dở vào một chai, tiếp tục sử dụng vào những ngày tiếp theo, vì vậy khó mà khách hàng biết được số gia vị này đã ở đáy chai được bao lâu, đôi khi dẫn đến tình trạng tương cà chua bị hỏng, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người ăn.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ: Tìm hiểu nguyên nhân đến dấu hiệu để chăm sóc trẻ đúng cách
Viêm kết mạc một căn bệnh khá phổ biến nên trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ cũng không phải trường hợp hiếm gặp. Bệnh khá lành tính nhưng trẻ sơ sinh mắc bệnh dễ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Tìm hiểu bài viết dưới đây để chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ đúng cách.
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khiến trẻ cảm thấy ngứa trong mắt, tiết dịch nhiều ở khoé mắt. Đây là tình trạng viêm ở phần bên trong mí mắt, khiến các mạch máu trở nên rõ ràng, gây ra màu hồng hoặc đỏ ở mắt.
Tuy là một căn bệnh khá lành tính nhưng rất nhiều phụ huynh vẫn lo lắng về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ.
1. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh
Đau mắt đỏ là một căn bệnh truyền nhiễm ở mắt, bệnh có thể gây ra bởi việc nhiễm trùng mắt hoặc tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng. Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng tự nhiên.
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi sinh. Bệnh có thể do các nguyên nhân như vi khuẩn chlamydia trachomatis, do bệnh lậu mủ, do virus hoặc do kích ứng với thuốc.
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi sinh (Ảnh: Internet)
2. Phân loại đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh theo nguyên nhân
Đau mắt đỏ do chlamydia
Loại bệnh đau mắt đỏ này là do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Vi khuẩn này có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ và nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Những bà mẹ mắc bệnh này trong thời gian mang thai nếu không được điều trị có thể lây truyền cho trẻ trong khi sinh.
Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do vi khuẩn chlamydia, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như đỏ mắt, sưng mí và chảy mủ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vòng từ 5 đến 12 ngày sau khi sinh. Ngoài ra đến 50% trẻ sơ sinh mắc bệnh đau mắt đỏ do loại vi khuẩn này cũng bị nhiễm trùng ở phổi và vòm họng.
Đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ
Cũng tương tự như đau mắt đỏ do chlamydia, đau mắt đỏ do lậu mủ ở trẻ sơ sinh có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh nở. Bệnh khởi phát sau khi sinh từ 2 đến 4 ngày với các triệu chứng như đỏ mắt, sưng mí và mủ dày ở mắt.
Đây là một trong những loại bệnh nguy hiểm vì nếu trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do lậu mủ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu rất nghiêm trọng, nhiễm trùng niêm mạc não và nghiêm trọng hơn là viêm tủy sống hay viêm màng não.
Sưng mí và mủ dày ở mắt là những triệu chứng ở trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ
Đau mắt đỏ do kích ứng với thuốc
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có thể là do trong quá trình ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, một số loại thuốc nhỏ mắt được sử dụng có thể gây ra kích ứng. Khi trẻ mắc loại bệnh đau mắt đỏ này, có thể có các triệu chứng như mắt đỏ nhẹ và hơi sưng.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các loại đau mắt đỏ do các nguyên nhân kể trên, trẻ có thể mắc bệnh do một số yêu tố khác như virus, vi khuẩn sống trong âm đạo của người mẹ, virus gây mụn rộp sinh dục... Nhunzg virus, vi khuẩn này cư ngụ trên cơ thể mẹ và gây bệnh cho trẻ sơ sinh trong khi sinh nở.
3. Các dấu hiệu đau mắt đỏ
Các dấu hiệu thường gặp của đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm mắt đỏ, mắt có chất nhầy và chảy nước, sưng mắt, gỉ mắt có màu vàng hoặc xanh,... Trong đó:
- Mắt có màu đỏ. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên và điển hình của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Phần lòng trắng của mắt trẻ sẽ chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu hồng. Triệu chứng này xảy ra do tình trạng viêm các mạch máu trên bề mặt của mắt.
Triệu chứng này thường bắt đầu ở một mắt và lan sang mắt kia trong vòng 24 đến 48 giờ. Phía bên trong của mí mắt cũng có màu đỏ bất thường, phụ huynh có thể kiểm tra khi kéo nhẹ mi mắt bên dưới của trẻ.
Chất nhầy và chảy nước có màu vàng hoặc xanh ở mắt trẻ (Ảnh: Internet)
- Mắt có chất nhầy và chảy nước, có màu vàng, trắng hoặc xanh. Chất nhầy hay còn gọi là ghèn bắt đầu đóng dày lên ở các góc, sau đó bao phủ toàn bộ bề mặt của mắt. Trẻ sẽ cảm thấy khó mở mắt vào mỗi khi ngủ dậy.
- Mắt và vùng xung quanh mắt sưng phù lên khi tình trạng viêm mí mắt trở nên nghiêm trọng. Đôi khi trẻ sẽ cảm thấy khó mở mắt do sưng quá nặng.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý để đưa trẻ đến gặp cơ sở y tế chuyên khoa ngay nếu như có những dấu hiệu sau đây:
- Mắt trẻ ngày càng đỏ và sưng hơn dù đã điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ sau 2 đến 3 ngày.
- Gỉ mắt có màu vàng đậm hoặc màu xanh.
- Trẻ quấy khóc liên tục và sốt cao.
- Có màng xuất hiện trong mắt của trẻ.
4. Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Đối với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và nguyên nhân gây bệnh. Thuốc kháng sinh dạng nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt sẽ được chỉ định nếu tình trạng nhiễm trùng nhẹ.
Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ ở mức độ nặng có thể được chỉ định kết hợp thuốc nhỏ tại chỗ cùng với thuốc kháng sinh đường uống và tiêm tĩnh mạch. Bên cạnh đó, phụ huynh cần rửa mắt bị nhiễm trùng bằng dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ bớt gỉ mắt có mủ bị tích tụ hay các tác nhân gây bệnh.
Đối với những trường hợp bị đau mắt đỏ do bị tắc tuyến lệ, các bậc phụ huynh có thể massage nhẹ nhàng giữa mắt và vùng mũi của bé để điều trị. Nếu bệnh vẫn không hết sau khi trẻ được 1 tuổi, bé có thể cần phải được can thiệp bằng các thủ thuật thông lệ đạo.
Một số cách điều trị đặc hiệu theo từng phân loại bệnh theo nguyên nhân bao gồm:
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia thường được điều trị bằng kháng sinh dạng uống như erythromycin. Đối với trường hợp bệnh này, việc điều trị tại chỗ là không hiệu quả vì không thể loại bỏ được các vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ sơ sinh.
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến đến viêm phổi. Tuy nhiên, việc điều trị bằng erythromycin chỉ có tác dụng khoảng 80% nên thường phải kết hợp với kháng sinh tại chỗ như thuốc mỡ erythromycin để điều trị bổ sung.
- Đau mắt đỏ do lậu cầu có thể được điều trị bằng nhỏ thuốc. Với những trường hợp bệnh nặn cần dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Nếu không được điều trị, bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể thành loét giác mạc và dễ dẫn đến mù lòa.
- Đau mắt đỏ do dị ứng thuốc nhỏ nên biện pháp được khuyến khích là ngưng nhỏ, đổi thuốc. Trẻ sơ sinh thường sẽ khỏe hơn từ 24 đến 36 giờ sau khi ngưng sử dụng loại thuốc gây kích ứng. Sau đó phụ huỵnh có thể chăm sóc bằng các loại thuốc dưỡng mắt để bảo vệ nhãn cầu.
- Đối với các loại đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus khác, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ để điều trị bệnh. Với các trường hợp bệnh do vi khuẩn khác ngoài Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae gây ra và có nhiễm khuẩn thứ phát, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng kháng sinh tại chỗ.
- Với trường hợp đau mắt đỏ do nhiễm virus, việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ giảm kích ứng bằng thuốc chống viêm. Đồng thời bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc bôi trơn để bảo vệ nhãn cầu, giảm bớt kích thích mắt.
Những món ăn này sẽ biến thành chất độc nếu nấu không kỹ Chế biến rau củ sai cách có thể biến chúng trở thành chất độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn. Sữa đậu nành (Ảnh Internet) Do trong đậu nành sống cũng có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín, khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ...