6 nhà hàng, khách sạn tuyệt đẹp trong đêm
Trong đêm, dưới ánh sáng của dàn đèn được thiết kế riêng, lâu đài Tajmasago, Cham Charm, Majestic… lung linh và huyền ảo khiến bao người chiêm ngưỡng và thán phục.
Lâu đài Tajmasago: Tọa lạc bên cạnh khu cầu Ánh Sao – hồ Bán Nguyệt, Tajmasago mê hoặc mọi người với vẻ đẹp của một tòa lâu đài màu trắng bề thế,sang trọng và tinh tế.
Tajmasago có nghĩa là thánh đường Tajma ở Sài Gòn. Đây là một resort với tất cả dịch vụ sang trọng dành cho doanh nhân.
Tòa lâu đài gồm có gồm 19 phòng được thiết kế khác nhau, trong đó có một phòng President Suite có diện tích 260m2. Ngoài ra, nơi này cũng sở hữu một rạp chiếu phim 3D, thư viện, phòng họp và hồ bơi. Ban ngày đã tuyệt đẹp, ban đêm, nhìn từ xa, tòa lâu đài như bước ra từ những câu chuyện cổ tích của xứ Ba tư.
Bên trong lâu đài có hai nhà hàng khác nhau. Một trong hai nhà hàng nổi tiếng với những món ăn mạ vàng 24k.
Nhà hàng Cham Charm: Tọa lạc ngay chân cầu Ánh Sao, Cham Charm nổi bật với lối kiến trúc mô phỏng ngôi đền Ankor Wat uy nghi, lộng lẫy. Đây được xem như một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi nhà hàng triệu đô của Khai Silk.
Màu trắng tinh khiết của tòa lâu đài lộng lẫy nổi bật giữa hai hàng cây xanh với bậc thang dẫn lối cao 4m đầy uy nghiêm.
Bên trong nhà hàng được thiết kế như hoàng cung của một vị vua Chăm Pa với mảng tường gạch xếp so le, hàng cột đá ở Mỹ Sơn, tượng thần bằng đất nung, tượng Linga, các di vật cổ, tượng điêu khắc…
Ban ngày đã tuyệt mỹ, đêm đến, dưới hệ thống đèn được thiết kế riêng, cả kiến trúc bừng sáng, đẹp như giấc mơ về cung điện của các vị vua chúa ngày xưa.
Video đang HOT
Khách sạn Majestic: Khách sạn Majestic tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng, đoạn đối diện bến Bạch Đằng. Ảnh: Asialinktravel
Tòa nhà khách sạn được thiết kế một nửa nhìn ra cảnh quan tuyệt đẹp của sông Sài Gòn, một nửa nhìn ra hồ bơi thuộc khách sạn. Ảnh: Vaagroup
Đêm đến, cả công trình rực rỡ trong ánh sáng của hàng ngàn ngọn đèn tạo nên vẻ đẹp vừa lung linh, vừa kì bí. Ảnh: Univervietnam
Bạn có thể ngắm khách sạn ở bến Bạch Đằng ở đối diện, song nếu lên tàu làm một cuộc du ngoạn ẩm thực ngắn, bạn sẽ càng bất ngờ với vẻ đẹp của nó khi nhìn từ giữa dòng sông. Ảnh: cntraveler
Khách sạn REX: Tiền thân của REX là một khu nhà để xe và nơi bán ô tô hai tầng được xây dựng năm 1927. Từ 1959 đến 1975, nơi này được nâng cấp công trình thành khách sạn “Rex Complex”. Vào năm 1976, đây là nơi diễn ra cuộc họp tuyên bố thống nhất đất nước. Ảnh: Vietnam
Hiện Rex gồm 5 tầng với 230 phòng, trong đó có 53 phòng Suite và 14 phòng dạng căn hộ. Ảnh: citypassguide
Đêm đến REX lộng lẫy dưới ánh đèn và dòng xe cộ tấp nập. Vẻ đẹp này của REX mê hoặc từ khách du lịch đến người Sài Gòn. Ảnh: vietnamonline-travel
Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Sài Gòn. Khách sạn được xây vào năm 1878 và hoàn thành năm 1880. Ảnh: bookandpay
Nơi đây từng đón tiếp nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore – người đoạt Giải Nobel văn chương 1913; văn hào Anh Graham Greene – tác giả Người Mỹ trầm lặng. Ảnh: continental
Khách sạn là một công trình kiến trúc Pháp vừa mang nét cổ điển vừa có sự phá cách hiện đại. Ngoài kiến trúc, tông màu trắng chủ đạo của khách sạn khiến nơi này càng trở nên sang trọng, thanh nhã. Ảnh: chudu24
Lotte Legend Saigon có 175 phòng. Mỗi phòng được trang bị nội thất cao cấp cùng các trang thiết bị hiện đại.
Ngoài nét tinh tế, tao nhã và sang trọng của kiến trúc, hồ bơi rộng ở giữa khách sạn cũng khiến khách sạn trở nên xinh đẹp hơn.
Khách sạn có hai nhà hàng với hàng trăm món ăn theo phong cách Âu – Á để bạn thưởng thức. Bên cạnh các món mặn, các dòng bánh ngọt tại đây cũng được giới sành ăn đánh giá cao.
Nơi đây cũng có phòng tập gym với đầy đủ trang thiết bị cho khách luyện tập.
Huỳnh Hằng
Theo TTVN
Chấm điểm 3 tiệm bánh mì lâu năm của Sài Gòn
Không chỉ ngon, lạ và khác biệt, các tiệm bánh mì như Bảy Hổ, Nguyên Sinh, Hòa Mã... còn lưu giữ trong mình ký ức Sài Gòn từ những năm lâu lắm.
Bánh mì Bảy Hổ
Bánh mì Bảy Hổ hấp dẫn với kích thước bé xinh cùng phần nhân khác lạ.
Tiệm bánh mì Bảy Hổ tọa lạc trên đường Huỳnh Khương Ninh có ba điểm nhấn khác biệt với hàng trăm tiệm bánh mì khác của Sài Thành. Trước hết, tiệm bánh này đã có tuổi thọ 80 năm có lẻ. Và dù có lịch sử lâu đời và tọa lạc ở trung tâm quận 1, giá một ổ bánh chỉ 10.000 đồng. Ba ổ bánh mì tại đây có kích thước nhỏ xinh, "ăn chơi thì được, ăn no phải vài ổ".
Tuy nhỏ nhắn, giá rẻ, song độ đa dạng hay độ ngon của phần nhân bánh tại đây không hề kém cạnh các tiệm khác, thậm chí có phần độc đáo hơn. Ví dụ thịt luộc không chỉ thấm đều, đậm đà bên trong mà bề ngoài còn có màu vàng đẹp mắt. Các loại khác như chả lụa, paté, bơ, củ cải cà rốt ngâm chua hay xíu mại đều có phong vị riêng để thực khách cảm nhận sự khác biệt.
Địa chỉ: Bánh mì Bảy Hổ, 23 Huỳnh Khương Ninh, P. Đa Kao, Q. 1. Mở cửa 14h - 17h.
Bánh mì Hòa Mã
Bánh mì ốp la.
Bánh mì thịt nguội. Ảnh: David Hagerman
Bánh mì Hòa Mã ra đời vào năm ra đời năm 1958 tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q. 3). Hai năm sau, tiệm dời về số 51 Cao Thắng và "yên vị" đến nay. Tên tiệm được đặt tên theo một ngôi làng ngoại ô Hà Nội.
Bánh mì Hòa Mã đươc biết đến với hai dòng là bánh mì thịt nguội gồm jambon, sốt, patê, ăn cặp với đồ chua và bánh mì ốp la - dòng bánh này được đánh giá cao hơn.
Một phần bánh mì ốp la tại đây gồm một ổ bánh mì dài khoảng một gang tay, bên trong là hai trứng gà chiên ốp la với lòng đỏ chỉ hơi chín, hành tây, jambon, chả lụa, chả quế, thịt ba rọi muối, xúc xích.... Ngoài ra còn có tí muối tiêu, xì dầu, tương ớt để tăng thêm độ mặn, cay, giúp bánh càng đậm đà. Ít đồ chua như cải trắng, dưa leo, cà rốt thái to bản để trung hòa vị ngấy.
Bánh mì Hòa Mã, 51 Cao Thắng, P. 5, Q. 3. Mở cửa từ 6h - 10h trưa. Giá: Ốp la bánh mì (42.000 đồng/phần), thịt nguội thập cẩm (42.000 đồng/phần), bánh mì thập cẩm (24.000 đồng/ổ).
Bánh mì Nguyên Sinh
Ảnh: Ngoisao.net
Bánh mì Nguyên Sinh ra đời vào năm 1982. Tiệm được đặt theo tên người con thứ hai của người mở quán.
Có hai yếu tố khiến bánh mì Nguyên sinh được nhiều người biết đến và lựa chọn. Một là chất lượng vượt trội của các thành phần, hai là cách thưởng thức "không đụng hàng" với bất kỳ hàng quán nào tại Sài Thành.
Một phần bánh mì thịt nguội tại Nguyên Sinh gồm một đĩa với 7 loại khác nhau là paté gan, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, thịt hun khói... Để tiết giảm bớt ngán ngấy của các thành phần này, một ít đồ chua gồm củ cải, dưa leo và cà rốt ngâm chua và bơ cũng được dọn kèm.
Thành phần không lạ hay bắt mắt, song suất ăn này tại đây luôn tạo ấn tượng mạnh với thực khách. "Ngoài ngoại hình bắt mắt, lý do để tôi chọn thương hiệu này chính là món patê gan heo hay gan gà có độ mềm mại, thơm ngon, thoảng mùi quế khó cưỡng. Song một phần là ký ức tuổi thơ với những lần đươc ba đưa đến đây để thưởng cho bài kiểm tra đạt điểm cao", anh Sang, nhà ở quận 3 chia sẻ.
Hầu hết khách đến mua về, song nếu một lần thử ngồi tại quán, chậm rãi thưởng thức món ăn trong không gian của quán, cảm nhận từng cảm giác khác biệt món ăn mang lại.
Địa chỉ: Bánh mì Nguyên Sinh, 141 Trần Đình Xu, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1. Mở cửa từ 6h - 21h. Giá: Bánh mì thịt nguội thập cẩm (32.000đồng/phần), Ốp la thịt nguội (38.000đồng/phần).
An Huỳnh
Theo TTVN
4 kiểu buffet nên thử ở Sài Gòn Nếu buffet trên tàu là hành trình ẩm thực thú vị thì buffet sushi giúp bạn thỏa sức khám phá những điều lý thú quanh món của đất nước hoa anh đào. Buffet trên tàu Buffet trên tàu giống như một cuộc du lịch ẩm thực nhỏ. Đầu tiên là góc nhìn khám phá Sài Gòn từ bờ sông với con đường Tôn...