6 lợi ích của việc lặp lại một món ăn sáng mỗi ngày
Dù việc lặp đi lặp lại một món cho bữa sáng có vẻ nhàm chán nhưng điều này lại thực sự có thể mang đến cho bạn nhiều ích lợi.
Có nhiều thời gian rảnh hơn
Bạn mất bao nhiêu thời gian để quyết định ăn gì cho bữa sáng? Việc quyết định ăn gì trong bữa sáng thực sự có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.
Khi bạn cố định chọn một thức ăn cho bữa sáng, bạn sẽ không lãng phí thời gian để phân vân hoặc quyết định. Ngoài ra, bạn có thể sẽ chuẩn bị bữa sáng vào đêm hôm trước, do đó, sáng hôm sau bạn sẽ không cần phải bận tâm nhiều.
Chú tâm cho những điều quan trọng hơn
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao Steve Jobs luôn mặc một chiếc áo cổ lọ màu đen hay tại sao Mark Zuckerberg thường chỉ mặc màu xám? Đó là bởi vì thói quen này giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Không phải nghĩ xem nên mặc gì trong ngày hoặc ăn gì cho bữa sáng giúp bạn tập trung vào những việc quan trọng hơn trong ngày.
Đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng
Nếu bữa sáng yêu thích của bạn là một bát yến mạch thịnh soạn, một món trứng tráng đơn giản hoặc một cốc trái cây tươi, thì bạn đang cung cấp năng lượng bổ dưỡng cho cơ thể. Một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng là cách tuyệt vời trong việc cung cấp năng lượng cho bạn trong cả một ngày dài.
Video đang HOT
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn cùng một loại thực phẩm mỗi ngày thực sự có thể giúp bạn giảm cân. Khi bạn ăn cùng một thứ trong mỗi bữa ăn, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn những thứ bạn nạp vào cơ thể, do đó bạn tránh được lượng đường và chất béo tăng đột biến, từ đó làm giảm lượng calo và trọng lượng cơ thể của bạn.
Tiết kiệm
Nếu bữa sáng của bạn là yến mạch, tất cả những gì bạn cần chỉ là yến mạch, sữa và một chút chất tạo ngọt. Xác định thực phẩm bạn sẽ ăn mỗi ngày trong tuần cho phép bạn lập danh sách thực phẩm chính xác hơn. Bạn không chỉ có thể kiểm soát chi tiêu của mình mà còn nhận ra rằng nếu không có quá nhiều lựa chọn trong danh sách thực phẩm của bạn, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Hình thành thói quen
Lặp đi lặp lại một hành động thường xuyên sẽ hình thành thói quen. Những thói quen tốt rất cần thiết trong cuộc sống giúp phát triển bản thân và trở nên thành công hơn. Bắt đầu từ việc đơn giản như ăn một đĩa trứng hàng ngày có thể làm nên điều kỳ diệu trong việc điều hòa cơ thể và não bộ của bạn, từ đó giúp bản thân cảm thấy dễ dàng hơn trong việc hình thành những thói quen tốt khác.
Sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19: Cần kiêng khem gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin COVID-19 hay không, là câu hỏi mà nhiều người quan tâm thời gian vừa qua.
Các chuyên gia cho hay, mặc dù không có tương tác lớn nhưng một chế độ ăn uống đơn giản, hợp lý trước và sau khi tiêm sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của vắc-xin.
Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một số người ít hoặc không gặp tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19, nhưng những người khác lại có thể bị mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Ngay cả việc uống rượu nhẹ cũng có thể gây ra tình trạng mất nước, điều đó có thể làm tăng các tác dụng phụ này. Ngoài ra, việc bị mất nước hoặc hơi nôn nao, việc uống rượu còn gây khó phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc-xin với cơ thể.
Uống rượu cũng được chứng minh là làm căng thẳng hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho biết, rượu có thể giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng cũng gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ hơn và ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, một tác nhân khác gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tối đa. Để tăng chất lượng giấc ngủ trước khi tiêm chủng, đặc biệt là vào đêm hôm trước, nên có chế độ ăn lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy, ăn quá ít chất xơ (trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt), quá nhiều chất béo bão hòa và đường (thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt) có thể dẫn đến kém phục hồi, giấc ngủ bị xáo trộn.
Có thể ăn nhẹ giữa bữa tối và trước khi đi ngủ bằng trái cây tươi và/ hoặc các loại hạt. Lưu ý, nên ăn trước giờ đi ngủ 3 tiếng. Không uống caffeine ít nhất 6 giờ trước khi ngủ. Hạn chế uống nước vào buổi tối.
Không nên uống rượu trước và sau khi tiêm vắc-xin.
Uống đủ nước
Uống đủ nước là một trong những cách quan trọng nhất để tối đa hóa cảm giác trước và sau khi tiêm phòng. Theo Viện Y học (IOM), phụ nữ cần 2,7 lít tổng lượng chất lỏng mỗi ngày (trên 11 cốc) và nam giới cần 3,7 lít (trên 15 cốc). Khoảng 20% nước đến từ thức ăn. Lượng nước còn lại nên bổ sung đều trong ngày, chia vào 4 thời điểm: khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa buổi sáng đến giờ ăn trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa buổi chiều đến giờ ăn tối.
Ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thời gian xảy ra đại dịch, mọi người đã tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu natri, đường bổ sung và tổng chất béo. Tuy nhiên, quá nhiều thực phẩm chế biến có thể gây viêm và có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã kết luận rằng, thói quen ăn uống lành mạnh rất quan trọng để ngăn ngừa COVID-19. Mặc dù các nghiên cứu về tác động của dinh dưỡng đối với vắc-xin chưa được công bố, nhưng cách tốt nhất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng là ưu tiên thực phẩm toàn phần giàu chất dinh dưỡng, kháng viêm. Hãy bổ sung rau vào cả bữa trưa và bữa tối, đồng thời kết hợp trái cây vào bữa sáng và bữa ăn nhẹ hàng ngày.
Nên ăn trước khi tiêm
Ngất xỉu không phải là một tác dụng phụ phổ biến của vắc-xin COVID-19, mà thường do lo lắng, đau đớn, hoặc do lượng đường trong máu thấp. Theo CDC, ngoài việc được đảm bảo về quy trình, uống nước giải khát và ăn nhẹ trước khi tiêm phòng có thể ngăn ngừa ngất xỉu liên quan đến lo lắng, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt nếu có tiền sử ngất xỉu trong lần tiêm chủng trước.
Chuẩn bị sẵn đồ ăn sau khi tiêm vắc-xin
Một số người bị buồn nôn sau khi tiêm. Để đề phòng, có thể mang sẵn một số thực phẩm nhạt và dễ tiêu hóa: súp rau, chuối, sốt táo, dưa, nước dừa, gạo lứt và khoai tây. Tránh thức ăn nặng như phô mai, nước sốt kem, thức ăn chiên và thịt, cũng như thức ăn có đường, bao gồm kẹo và bánh nướng. Uống đủ nước và khi cơn buồn nôn giảm bớt, hãy tiếp tục ăn thực phẩm tươi, nguyên chất.
Sau khi tiêm phòng, nếu chán ăn, hãy cố gắng ăn các bữa ăn nhỏ hoặc đồ ăn nhẹ, ăn nhiều loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng. Nếu đói nhưng quá mệt để nấu ăn, hãy đặt một bữa ăn lành mạnh.
Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi Mẹ tôi 67 tuổi, sức khoẻ bình thường nhưng răng bị lung lay rất gây khó khăn trong ăn uống. Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về răng miệng cho người cao tuổi. Trần Nam (Hải Phòng) Ảnh minh họa Khi càng có tuổi, con người ta càng dễ mắc nhiều bệnh. Những bệnh về răng...