6 học sinh nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh tráng trộn
Cả 6 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm đều đã ăn bánh tráng trộn và bánh tráng bơ mua trước cổng trường.
Liên quan đến vụ việc 6 học sinh nhập viên do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, ngày 24/11, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng đã có thông tin bước đầu về vụ việc.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng đã lấy các mẫu nguyên liệu để xét nghiệm. Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn
Trước đó, từ ngày 18 đến ngày 21/11, Bệnh viện Tâm Trí Đà Nẵng tiếp nhận 6 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng lâm sàng đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy.
Cả 6 bệnh nhân đều sử dụng bánh tráng trộn và bánh tráng bơ được mua tại quán hàng chú Trọc trước cổng trường trung học phổ thông Nguyễn Hiền (địa chỉ 61 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng) vào các ngày 17, 18/11.
Đến sáng ngày 24/11 các triệu chứng của bệnh nhân đã thuyên giảm và có 2 bệnh nhân đã xuất viện.
Sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm phối hợp Cảnh sát môi trường, Trung tâm Y tế, phòng Y tế quận Hải Châu và phường Hòa Cường Nam tiến hành thu thập thông tin và điều tra, lấy mẫu thực phẩm nhằm xác định nguyên nhân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.
Kiểm tra đối với hộ kinh doanh Nguyễn Văn M. (trú tại Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng) kinh doanh thức ăn đường phố (bán rong), nguyên liệu để chế biến thực phẩm được chuyên chở trên một chiếc xe máy đến bán tại vỉa hè gần trường Nguyễn Hiền.
Các nguyên liệu này sẽ được trộn với nhau trước khi bán cho khách hàng (chủ yếu là học sinh).
Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Quy định phân công, phân cấp, phối hợp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ban hành kèm theo Quyết định 31/2018/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thì loại hình thức ăn đường phố do Ủy ban nhân dân phường quản lý.
Các nguyên liệu dùng để bán trong các ngày 17 và 18/11 không còn tại cơ sở, tuy nhiên đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy 10 mẫu nguyên liệu đang sử dụng để trộn bán, bao gồm: Đu đủ tươi thái sợ, xoài thái sợi, gan rim, trứng cút, đậu phụng rang, mực xé, bò khô, tép khô, sốt bơ, bánh tráng để gửi mẫu xét nghiệm và tìm các nguyên nhân có thể gây ra ngộ độc. Hiện tại, hộ kinh doanh này đã tạm ngừng buôn bán.
Cảnh giác nguy cơ học sinh ngộ độc thực phẩm
Những ca trẻ em bị ngộ độc thực phẩm gần đây khiến không ít cha mẹ lo lắng. Năm học mới bắt đầu, làm sao để trẻ có những bữa ăn an toàn nhất, ở cả trường học và trong gia đình?
Bác sĩ Lưu Hồng Đào
Bác sĩ Lưu Hồng Đào ( ảnh), Khoa Nhi - Nhiễm, Bệnh viện Q.8 (TP.HCM), trao đổi với phóng viên về vấn đề trên.
Không cho trẻ ăn đồ ăn dư thừa
Ngộ độc thực phẩm nguy hiểm như thế nào, nhất là với trẻ nhỏ, thưa bác sĩ?
Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng chưa thể bằng người lớn nên khi bị ngộ độc thực phẩm, diễn biến bệnh sẽ tới nhanh hơn. Càng chậm trễ xử lý, thời gian nhiễm khuẩn càng kéo dài, càng khiến tình trạng trẻ trầm trọng hơn.
Trong trường hợp nặng, nếu chậm trễ đưa tới bệnh viện, trẻ có thể bị nhiễm trùng huyết gây suy đa cơ quan, suy hô hấp, viêm phổi, rối loạn điện giải, gây co giật, hạ đường huyết, nếu không xử lý kịp thời có thể gây hôn mê. Đặc biệt, nếu nhiễm khuẩn E.coli có thể gây suy thận cấp. Trẻ có thể tử vong do sốc nhiễm trùng hay sốc giảm thể tích do tiêu chảy.
Các trường hợp nhẹ hơn, sau khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ quan tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, cần một thời gian để hồi phục, do đó trẻ cần được chăm sóc nhiều hơn trong giai đoạn này.
Vậy nhận biết trẻ bị ngộ độc thực phẩm thế nào, thưa bác sĩ?
Sau bữa ăn khoảng 30 phút tới 1 tiếng, trẻ bị đau bụng, khóc, tiêu chảy, nôn ói, chóng mặt, đau đầu, nặng hơn là co giật, hôn mê...
Nếu ngộ độc thực phẩm trong trường học, số cháu bị một lúc sẽ không phải 1 - 2 cháu mà có thể cả chục cháu hoặc nhiều hơn nữa.
Đâu là những cách có thể phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm học đường, thưa bác sĩ?
Bếp ăn bán trú một trường học được quản lý chặt chẽ, hợp vệ sinh - ẢNH: THÚY HẰNG
Trường học phải mua thực phẩm từ bên có kiểm định chất lượng, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng. Nếu dùng đồ hộp, đó phải là hộp còn nguyên vẹn, không phồng, không móp méo. Các khâu chế biến, bày đồ ăn, dọn dẹp chén đĩa phải đảm bảo vệ sinh.
Phải có người chịu trách nhiệm quản lý bếp, giám sát chặt chẽ các khâu trong việc chế biến bữa ăn cho học sinh. Người nấu bếp phải có găng tay, khẩu trang, nón chụp tóc...
Tủ lưu đồ ăn mẫu trong 24 giờ đồng hồ cũng phải hợp chuẩn vệ sinh. Nên chế biến đồ ăn cho trẻ ngay trong ngày, ăn hết trong 1 ngày, đồ ăn nấu từ hôm trước còn dư sẽ phải đổ bỏ, tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn dư thừa. Thực phẩm sống phải bảo quản đúng cách trong tủ lạnh.
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Bác sĩ nói rõ hơn về việc bảo quản thực phẩm đúng cách?
Đồ ăn chín phải để riêng trong hộp kín, hợp vệ sinh. Nguyên tắc trong tủ lạnh là đồ ăn chín để riêng, sống để riêng. Khay ở trên cao bảo quản đồ ăn chín, đồ ăn sống để ở khay dưới thấp. Thịt, cá, trứng, sữa cũng để riêng, không để chung với rau củ quả, bởi thời gian phân giải của mỗi đồ ăn sẽ khác nhau.
Tại gia đình, thời gian lưu trữ thức ăn chín trong tủ lạnh tối đa là trong 24 giờ, sữa tươi trong hộp đã mở nắp nên dùng hết trong 3 ngày. Không ăn thực phẩm trong tủ lạnh mang ra mà thấy biến đổi màu sắc, mùi vị... Còn ở trường học thì tuyệt đối đồ ăn đã nấu hôm trước không được ăn lại vào hôm sau.
Rã đông thực phẩm cũng phải đúng cách. Đồ để ở ngăn đông đá phải mang xuống để ở ngăn mát, sau một khoảng thời gian đồ mềm xuống mới mang ra để chế biến.
Nhiều người mang thịt cá đang đông đá ra nấu luôn, nhiệt độ thay đổi đột ngột không an toàn. Hoặc nhiều người rã đông thực phẩm bằng cách ngâm nước trong bồn rửa chén bát, đó cũng là cách không nên, vì dễ làm thực phẩm nhiễm khuẩn, thực phẩm dễ bị biến chất, mất dinh dưỡng.
Để giúp học sinh phòng chống ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, theo bác sĩ cần sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh?
Phụ huynh có thể trao đổi với nhà trường các vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn, bày tỏ mong muốn được tham quan bếp ăn của các con xem có hợp vệ sinh, đảm bảo an tâm hay không.
Nhiều trường hiện nay công khai thực đơn hằng tuần, phụ huynh có thể nắm các suất ăn của con, trao đổi ý kiến với nhà trường.
Khi có con độ tuổi đến trường, cha mẹ cũng nên dạy con cách ăn uống lành mạnh, thông minh, nếu mua đồ bên ngoài cần nhận diện thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mới mua để bảo vệ chính mình.
Hàng chục học sinh nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm
TP.HCM: 20 HS tiểu học nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm Đến thời điểm này đã có 20 học sinh trường Tiểu học Bình Trưng Đông, quận 2 phải nhập viện vì bị nôn ói, tiêu chảy. Trưa ngày 13-9, trao đổi với PLO, Trưởng phòng GD&ĐT quận 2, ông Nguyễn Phúc Huy Tùng, cho biết: Hôm thứ sáu (11-9), học sinh trường Tiểu học Bình Trưng Đông ăn trưa là bánh canh tôm,...