6 hệ lụy sức khỏe từ thế giới hiện đại
Không ai phủ nhận những điều tốt đẹp của thế giới hiện đại mang đến cho con người, song mặt trái của nó lại ít được quan tâm, nhất là hiệu ứng gia tăng bệnh tật.
Nghỉ hưu nhưng vẫn bị áp lực
Nhiều người có quan niệm làm việc chăm chỉ để khi nghỉ hưu mong được an nhàn, nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Theo cuộc thăm dò của Viện Gallup, 13% người Mỹ được hỏi cho biết họ làm đúng nghề, yêu thích công việc, số còn lại là miễn cưỡng.
Trên danh nghĩa mỗi tuần làm việc bình quân 47 tiếng nhưng thực tế có tới 21% làm việc 50-59 giờ, 18% làm việc hơn 60 giờ/tuần. Lúc làm việc đã vậy, khi về hưu lại không khá hơn.
Cũng theo Gallup, nhóm nghỉ hưu có sự suy giảm sức khỏe tâm thần. Có tới 40% bị trầm cảm ở mức độ khác nhau, 60% chẩn đoán mắc một loại bệnh trở lên, đặc biệt là ở nhóm nghỉ hưu sớm. Tuy cơ chế gây bệnh ở nhóm nghỉ hưu sớm chưa được nghiên cứu đầy đủ, song thực tế thì nhiều người khi nghỉ hưu vẫn tham gia làm việc, riêng người Nhật không chỉ làm việc chuyên cần mà đôi khi còn “nghiện” việc, thậm chí còn coi việc nghỉ hưu muộn là tiêu chí giúp tăng tuổi thọ cho dù Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế.
Đường giúp con người có cảm giác ngon miệng, nhưng lại gây ra nhiều căn bệnh nan y.
Ô nhiễm tiếng ồn và ánh sáng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm tiếng ồn là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, tăng huyết áp, mất ngủ, khó thở, tăng nhịp tim nhanh, thậm chí thay đổi não và nhiều tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức.
Ô nhiễm ánh sáng cũng nguy hiểm không kém, rất đa dạng như ánh sáng từ các thiết bị điện tử, đèn LED, màn hình TV, máy tính… Theo nghiên cứu, phơi nhiễm quá nhiều ánh sáng vào buổi tối rất hại, như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, trầm cảm, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Vốn dĩ, con người sinh ra chỉ dung nạp một lượng ánh sáng nhất định, nếu quá nhiều ánh sáng vào ban đêm, ít bóng tối sẽ làm cho đồng hồ sinh học làm sai chức năng và lâu dần dễ bị rối loạn giấc ngủ.
Video đang HOT
Thuốc kháng sinh làm suy giảm khuẩn hữu ích
Sự ra đời của thuốc kháng sinh trong thế kỷ 20 là một trong những bước đột phá quan trọng nhất trong lịch sử y học của nhân loại, nhưng đi kèm là những tác dụng phụ bất lợi cho cơ thể.
Để tồn tại, con người phụ thuộc nhiều hơn vào vi khuẩn, bằng chứng số lượng tế bào vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với các tế bào của chính cơ thể, trong khi đó kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, kể cả khuẩn thân thiện lẫn khuẩn xấu. Ví dụ, khuẩn trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn và tăng cường hệ thống miễn dịch, vì vậy mới có hiện tượng bị tiêu chảy và bệnh dạ dày do kháng sinh gây ra.
Mới đây, nhóm chuyên gia ở Đại học New York (Mỹ) đã thí nghiệm và phát hiện thấy thuốc kháng sinh làm cho những con chuột mới sinh dễ mắc chứng rối loạn chuyển hóa. Nghiên cứu thêm thì thấy, lạm dụng kháng sinh ngay từ khi còn nhỏ có thể gây bệnh béo phì và tiểu đường khi trưởng thành. Vì lý do sức khỏe, bạn hãy sử dụng thuốc kháng sinh khôn ngoan, tuyệt đối không được lạm dụng, nhất là cho trẻ nhỏ.
ối phó cực đoan với cơn tức giận
Kìm hãm không muốn tham gia vào những cuộc tranh luận mang tính xây dựng liên quan đến chủ đề được nhiều người quan tâm đôi khi “hại nhiều hơn lợi”, ức chế cơn tức giận và nguy hiểm hơn ta tưởng, làm tăng căng thẳng và phát sinh nhiều bệnh nan y, rút ngắn tuổi thọ.
Theo nghiên cứu của Đại học Michigan, không phải tất cả những cơn giận đều xấu, ví dụ như những cơn giận dữ lành mạnh, nếu biết “xả giận” thông minh sẽ giảm được stress, đây là một cơ chế đối phó có lợi cho sức khỏe con người. Tức giận cũng là một đặc điểm thích nghi của loài người trong quá trình tiến hóa để chấp nhận rủi ro một cách nhẹ nhàng hơn. Nếu tức giận mạn tính có thể dẫn đến nhiều tai hại như tăng huyết áp, suy giảm hệ thống miễn dịch, gia tăng đột quỵ, ung thư, bệnh tim và các vấn đề về tiêu hóa.
Trong thực tế, những cặp vợ chồng bị ức chế bởi sự tức giận, ấm ức, đè nén lâu ngày thì không chỉ hạnh phúc bị sứt mẻ mà còn làm tăng tỷ lệ tử vong so với những cặp vợ chồng tranh luận dân chủ những vấn đề cả hai cùng quan tâm, nhưng tranh luận phải mang tính tích cực.
Giới tâm lý cho rằng, biết cách quản lý sự giận dữ và xung đột cũng là một nghệ thuật, liều thuốc tốt và quan trọng cho sức khỏe, đáng tiếc nhiều người không hiểu, thậm chí còn lạm dụng hoặc kìm hãm quá mức, chuyên môn gọi đây là hành động trừng phạt cảm xúc bản thân. Làm như vậy không phải nâng cao lòng tự trọng mà ngược lại, đối phó cực đoan với tức giận có thể dẫn đến hậu quả khó lường, kể cả mối quan hệ, hiệu quả công việc lẫn sức khỏe bản thân.
Lạm dụng chất ngọt
Một trong những mối nguy trong xã hội hiện đại đó là tình trạng lạm dụng thực phẩm chứa nhiều đường, mỡ, chất phụ gia. Đường tự thân nó không phải là xấu, giúp tạo năng lượng, đặc biệt là não bộ nhưng thực tế tiêu thụ nhiều đường đã tăng tới mức báo động. Trong quá khứ, tổ tiên chúng ta thường dùng đường từ trái cây và các loại hạt, nhưng giờ đây nó đã được thay bằng các sản phẩm nhân tạo.
Ăn nhiều đường sẽ phát sinh nhiều căn bệnh mới, đặc biệt là bệnh béo phì và tiểu đường loại 1 trẻ em. Đường còn làm tăng bệnh cholesterol cao (mỡ máu), tiểu đường loại 2 ở người trưởng thành, béo phì, lão hóa da sớm, sa sút trí tuệ, tổn thương não, gây suy giảm trao đổi chất và tổn thương gan, tệ hơn, đường còn gây tổn thương ADN và gây hại không khác gì rượu và thuốc lá.
Thiếu ngủ
Một sự thật hiển nhiên của xã hội hiện đại ngày nay là “hội chứng” thiếu ngủ, mất ngủ đây không phải là sáo ngữ, mà thật tới 100%. Đơn giản, nhịp sống sôi động, cơ chế thị trường, áp lực công việc, cuộc sống cạnh tranh… đẩy con người vào trạng thái “căng như dây đàn”, thiếu cả thời gian ngủ nghỉ hoặc ngủ không đủ giấc.
Các nhà khoa học lo ngại mối nguy hiểm do thiếu ngủ, mất ngủ gây ra. Đàn ông mắc chứng mất ngủ kinh niên, ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm thì rủi ro chết trẻ cao hơn so với những người ngủ bình thường. Trong nghiên cứu của Đại học Michigan, 51.1% nam giới mất ngủ đã tử vong trong vòng 14 năm, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm người ngủ nghỉ bình thường chỉ có 9.1%. Thật kỳ lạ, rủi ro này dường như chỉ ảnh hưởng đến đàn ông chứ ít khi ở phụ nữ.
Thực tế thiếu ngủ, mất ngủ không gây chết người ngay tức thì, mà nó diễn ra từ từ, đặc biệt là gây tổn thương não, triệt tiêu tế bào thần kinh. Vì lý do sức khỏe, giới chuyên môn khuyến cáo mọi người, dù khó khăn đến đâu, công việc bận đến mấy cũng nên duy trì 7-8 tiếng ngủ chất lượng mỗi ngày, nếu phải làm ca kíp thì nhất thiết phải ngủ bù vào ban ngày.
Theo Khắc Nam/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Thủy điện gây nhiều hệ lụy tiêu cực đến đời sống người dân miền Trung Tây Nguyên
Đó là ý kiến của đa phần đại biểu tại cuộc hội thảo với chủ đề "Thủy điện miền Trung - Tây Nguyên - Quan tâm của người dân và trách nhiệm các bên liên quan" do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Mạng lưới sông ngòi VN (VRG) tổ chức ngày 28.10 tại TP Huế.
Thiếu đất sản xuất, công việc của người dân tái định cư thủy điện bấp bênh, cuộc sống ngày càng khó khăn (Ảnh: Người dân Bình Thành đánh bắt cá ở lòng hồ thủy điện Bình Điền).
Ông Lê Anh Tuấn - Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐH Cần Thơ - cho biết, khu vực miền Trung - Tây Nguyên có mật độ thủy điện trên các lưu vực sông cao nhất nước (150 thủy điện lớn nhỏ đã và đang triển khai xây dựng). Mặc dù đóng góp gia tăng năng lượng quốc gia là điều không thể phủ nhận, nhưng trong 5 năm trở lại đây, thủy điện đã gây nhiều tranh cãi khi xuất hiện ngày càng nhiều hệ lụy tiêu cực về mặt môi trường, xã hội tác động đến người dân khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Theo ông Tuấn thì có rất nhiều nguyên nhân để lý giải, song cốt yếu nhất là do tình trạng ồ ạt xây dựng thủy điện, trong khi các khâu khảo sát, thiết kế, đánh giá tác động môi trường, xã hội và phê duyệt chưa chặt chẽ, đôi lúc rất hình thức. Chủ đầu tư xem nhẹ các yếu tố môi trường và xã hội, mà người dân là đối tượng chịu nhiều thiệt hại và tổn thương nhất.
Bà Lâm Thị Sửu - Trưởng ban điều hành VRG - cho rằng, thủy điện không hề rẻ bởi nhiều chi phí môi trường và xã hội liên quan đến các dự án thủy điện đã không được ước tính, đầu tư đầy đủ. Người dân di dời nhường đất cho thủy điện gặp nhiều khó khăn về sinh kế, văn hóa ở nơi tại mới, đặc biệt là đất đai không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, lương thực tối thiểu.
Việc quản trị các công trình thủy điện từ khâu quy hoạch đến vận hành công trình còn nhiều bất cập. Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng, nhưng không chính xác với thực tế, mà chỉ mang tính thủ tục, đối phó. Các cam kết bảo vệ môi trường hầu như không được thực hiện. "Điều này dẫn đến việc cộng đồng dân cư ở khu vực sông có thủy điện, gồm cả người dân sống ở hạ du phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Thế nhưng, tiếng nói của họ chưa được lắng nghe trong quá trình quy hoạch, phê duyệt và thực hiện dự án thủy điện", bà Sửu phát biểu.
Nhận định chung tại hội thảo: Người dân khu vực miền Trung - Tây Nguyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi các dự án thủy điện. Ảnh: Đ.K
Dẫn chứng cụ thể các tác động tiêu cực của thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) được nhóm tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế) dẫn ra lên tới 22 tác động. Trong đó, mất đất, mất rừng, thiếu nước sinh hoạt, nhà tái định cư xuống cấp, người dân đi tái định cư nhường đất cho thủy điện lại đang ngày một nghèo đi.
"Đất không có, nếu có thì quá xấu trồng cây không lên, đi làm thuê, nhưng cũng không có nhiều tiền như trước, cuộc sống càng lúc càng khó khăn hơn", đó là tâm sự của phần lớn người dân khu tái định cư Bồ Hòn (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế sau 6 năm đi tái định cư nhường đất cho nhà máy thủy điện Bình Điền.
Ở tỉnh Quảng Nam tình hình còn bi đát hơn. Khảo sát tại thôn 2 (xã Phước Hòa, Phước Sơn, Quảng Nam) cho thấy, năm 2009, 41 hộ dân nhường đất cho thủy điện Đắk Mi 4, 100% là hộ nghèo, với thu nhập chưa tới 500 ngàn đồng/người/ tháng. Người dân được cấp 400m2 đất ở, vườn. Được xây ngôi nhà 70 triệu đồng, nhưng lại không có cốt thép, nóng, ẩm không thể ở được. Thiếu đất sản xuất, nhiều hộ dân đang sống trong cảnh chạy ăn từng bữa.
Đã có nhiều kiến nghị được xã Phước Hòa gửi lên các cấp, nhưng đến nay việc cấp đất, hỗ trợ cho người dân thôn 2 vẫn chưa được thực hiện.
Theo LDO
Giết vợ, cướp của - những hệ lụy đau lòng từ cá độ World Cup Thua cá độ, giết vợ. Không có tiền cá độ, đi cướp... Và còn nhiều hệ lụy đau lòng nữa... Đi cướp để lấy tiền cá độ Sáng 19.6, trên đoạn đường Hồng Hà thuộc địa phận phường 2, quận Tân Bình, TPHCM đã xảy ra vụ cướp tài sản táo tợn. Thủ phạm là Nguyễn Thanh Toàn (34 tuổi) bị bắt trong...