6 dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm ở nam giới
Theo TS Ian A. Cook, giáo sư tâm lý tại Đại học California (Hoa Kỳ), ở nam giới, có một số biểu hiện trầm cảm đặc trưng như mệt mỏi, dễ bị kích động, rối loạn tình dục…
1. Mệt mỏi
Theo một nghiên cứu của Mỹ trên 6.421 người, mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm ở nam giới.
Người mắc bệnh trầm cảm thường phải trải qua một loạt những biến đổi về cả thể chất và tinh thần. Bởi vậy, họ dễ cảm thấy mệt mỏi và xuất hiện triệu chứng suy giảm tâm thần – vận động (rối loạn tâm lý dẫn tới suy giảm trong tốc độ suy nghĩ, chậm chạp trong cử động và lời nói).
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm ở nam giới.
2. Đau bụng hoặc đau lưng
Video đang HOT
Theo khảo sát của Viện Sức khoẻ tâm thần Mỹ, nam giới hiếm khi nhận ra mối liên hệ giữa trầm cảm với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy) và đau mãn tính (đau đầu, đau lưng).
Trong nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), các nhà khoa học sử dụng phương pháp chụp ảnh não bộ để kiểm tra phản ứng của các đối tượng tham gia với sự đau đớn khi trong trạng thái tinh thần thấp. Kết quả cho thấy, khi con người cảm thấy chán nản, hoạt động của vùng tiết chế cảm xúc trong mạch thần kinh bị cản trở, từ đó làm tăng cảm giác đau đớn hơn so với mức bình thường.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ chặt chẽ giữa bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu.
Theo TS Ian A. Cook, trong trường hợp này, có vẻ như nam giới là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn dù theo ước tính, nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu do trầm cảm ở nam giới và nữ giới là như nhau. Khác với thói quen che giấu nỗi buồn, nam giới lại có xu hướng bộc bạch những lo lắng của bản thân. Trầm cảm dễ khiến họ lo lắng hơn về công việc, sợ rằng một khi bị mất việc, họ sẽ không còn đủ khả năng lo cho bản thân và gia đình.
4. Dễ bị kích động
Nam giới mắc bệnh trầm cảm rất dễ nổi cáu và dễ bị kích động vì những chuyện nhỏ nhặt.
Theo Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ Mayo Clinic (Mỹ), nam giới thường không chấp nhận rằng mình bị trầm cảm và tìm cách né tránh các biện pháp điều trị. Chính vì vậy, họ đổ dồn sự tức giận vào người thân, bạn bè và thậm chí cả người lạ. Đàn ông trầm cảm hay có những lời nói thô tục xúc phạm vợ mình, cãi tay đôi với bạn thân hoặc đánh nhau trong quán bar. Một số người còn uống rượu khi lái xe, quan hệ tình dục không an toàn với phụ nữ không quen biết hoặc thậm chí tự tử.
5. Nghiện rượu
Khảo sát của Viện Nghiên cứu về tình trạng nghiện rượu và lạm dụng rượu Hoa Kỳ (NIAAA) cho thấy, 1/3 số người bị trầm cảm gặp các vấn đề liên quan tới rượu.
Nghiện rượu là dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm. (Ảnh minh họa)
Theo TS Ian A. Cook, tình trạng này có thể diễn ra ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn là nam giới bởi họ thường tìm đến rượu hoặc ma túy như một thứ mặt nạ che chắn cảm xúc bản thân đang muốn giấu kín, thay vì tìm tới các trung tâm y tế.
6. Rối loạn tình dục
Trầm cảm là một trong những tác nhân chủ chốt làm giảm ham muốn tình dục và rối loạn cương dương ở nam giới.
Theo các nhà khoa học, ham muốn tình dục xuất phát từ não bộ và được kích hoạt bởi các chất chuyển hóa thần kinh giữ vai trò truyền tín hiệu giữa các tế bào trong não bộ và kích thích máu lưu thông tới bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, khi chủ thể bị trầm cảm, chất này rơi vào tình trạng mất cân bằng.
Thu Thương
Theo Bee
3 chứng bệnh chị em cần lưu ý mùa đông
Chứng sợ lạnh
Khi trời lập đông, một số chị em, nhất là những chị em đến tuổi mãn kinh rất sợ rét, trong y học gọi là "chứng sợ rét". Y học hiện đại cho rằng, chị em phụ nữ trong thời gian có kinh nguyệt, khi mang thai, khi sinh nở, hoặc những người bị thiếu máu, bị đau dạ dày và bị bệnh đường ruột, hay những người thường xuyên ốm đau, sức khỏe không được tốt, sức đề kháng và chống rét kém, nên đến mùa đông rất sợ rét.
Mặt khác, những chị em suy dinh dưỡng, huyết áp thấp hoặc chức năng của tuyến giáp trạng kém, khiến cho sự tuần hoàn của máu ở một chỗ nào đó hay toàn thân không được tốt, làm cho chân tay lạnh buốt.
Để đỡ lạnh, các chị em nên tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao thích hợp với sức khỏe của mình. Những chị em làm những công việc phải ngồi lâu hoặc không thường xuyên thay đổi tư thế phải chú trọng hoạt động trong giờ giải lao, hoạt động chân, tay và lưng. Đồng thời phải ăn nhiều những thức ăn như: thịt dê, thịt bò, thịt gà, tỏi, ớt... có tác dụng chống lạnh.
Trong mùa đông có nhiều người tính tình trở nên trầm uất, hay nóng nảy, cảm thấy rất mệt mỏi, tinh thần giảm sút, khó tập trung tư tưởng. (Ảnh minh họa)
Bệnh trầm cảm trong mùa đông
Những người vốn nhạy cảm, hoặc những chị em sức khỏe không tốt lại càng dễ ưu tư, buồn phiền. Khi mùa xuân ấm áp, thì những triệu chứng này cũng tiêu tan, tính tình và tinh thần sẽ trở lại bình thường. Các chuyên gia y học gọi hiện tượng này là "bệnh trầm cảm trong mùa đông".
Theo các nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến "bệnh trầm cảm trong mùa đông" là do đồng hồ sinh học không thích ứng với sự thay đổi khí hậu. Trong mùa đông thời gian có ánh nắng mặt trời ngắn làm rối loạn nhịp sinh lý và sự thay đổi chất, làm rối loạn trạng thái tinh thần và tính tình.
Kết quả điều tra cho thấy, những người làm việc trong nhà, nhất là những người sức khỏe kém hoặc những người lao động trí óc ít khi rèn luyện sức khỏe và những người bình thường cũng đã sợ rét, thì dễ bị trầm cảm trong mùa đông hơn những người bình thường.
Biện pháp phòng chống và điều trị tốt nhất là, trong mùa đông ít ánh nắng mặt trời, nên phơi nắng khi có thể và thường xuyên rèn luyện sức khỏe. Tăng cường sử dụng những thức ăn có nhiệt lượng cao, có tác dụng bổ não và lưu thông mạch máu.
"Hiện tượng Ray Nauds"
Có một số người, nhất là chị em phụ nữ, trong mùa đông ngón chân, ngón tay thường bị tê buốt, da nhợt nhạt, tím bầm, nhất là khi dùng nước lạnh thì triệu chứng càng rõ rệt, sau khi xoa bóp thì da dẻ lại hồng hào. Những người bị nặng thì da co lại, đầu ngón tay, ngón chân bị loét. Hiện tượng này trong y học gọi là Ray Nauds.
Khi mắc bệnh này, thì cần phải mặc ấm, không nên để ngón chân, ngón tay bị rét buốt. Ngoài ra, phải chú ý bảo đảm giấc ngủ. Với những người thường xuyên phát bệnh, triệu chứng nghiêm trọng, nên đến bệnh viện điều trị, đề phòng ngón chân, ngón tay thường xuyên thiếu máu dẫn đến bị hoại tử.
Theo Eva
Lưu ý khi dùng thuốc kiểm soát lo âu Rối loạn lo âu toàn thể (RLLATT) là một bệnh lý rất thường gặp. Bài viết sau đây nhằm mục đích giới thiệu đến bạn đọc những nét chính của căn bệnh thời đại này, nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng, các tiêu chí để chẩn đoán và một số khái niệm về điều trị bằng thuốc men và tâm lý liệu pháp....