5 thời điểm cực nguy hiểm mẹ chớ nên tắm cho trẻ, nếu không bé dễ bị ốm sốt
Mẹ cần tắm bé vào thời điểm thích hợp để bảo vệ sức khoẻ cho con.
Các bác sỹ nhi khoa khuyến cáo các mẹ nên tắm cho con trong thời điểm thích hợp để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ. Tắm cho bé trong 5 thời điểm này có thể gây ra những hậu quả khôn lường, mẹ cần chú ý.
1. Sau khi tiêm phòng
Tiêm phòng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của trẻ và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm. Nhưng bạn không nên tắm cho trẻ trong vòng 24 giờ sau khi tiêm phòng. Bởi vì khi tiêm xong, vết tiêm vẫn tồn tại trên cơ thể trẻ, chưa liền miệng.
Cho trẻ tắm lúc này sẽ tạo cơ hội cho nước bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Ngoài ra, vắc xin sau khi vừa vào cơ thể trẻ cần một thời gian hoạt động và các kháng thể được sản sinh ra trước khi phát huy tác dụng. Chính vì vậy, thân nhiệt của trẻ trong giai đoạn này có thể sẽ không ổn định. Trẻ tắm lúc này dễ bị trúng gió và cảm lạnh.
2. Khi bé đang buồn ngủ
Người lớn sau một ngày mệt mỏi, căng thẳng thường thích trở về nhà tắm nước nóng rồi đi ngủ. Nhưng trẻ nhỏ thì không như vậy. Trẻ còn rất nhỏ, nếu mẹ tắm khi bé buồn ngủ, bé dễ bị cảm lạnh, đau đầu, viêm họng, sốt.
Video đang HOT
3. Sau khi ăn no
Sau khi ăn no, dạ dày phải hoạt độg nhiều để tiêu hóa thức ăn. Lúc này, một lượng máu lớn sẽ di chuyển đến dạ dày để hỗ trợ cơ thể tiêu hoá thức ăn. Nếu bạn đi tắm ngay sau bữa ăn, máu sẽ tập trung trên da dưới tác động của nước nóng, lượng máu cung cấp cho dạ dày đương nhiên sẽ không đủ, sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, thậm chí khiến trẻ buồn nôn. Thường xuyên tắm cho trẻ lúc ăn no khiến bé dễ mắc bệnh dạ dày.
4. Trẻ bị sốt
Khi trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch của bé còn non kém. Chuỵên trẻ hay bị ốm vặt là điều khó tránh khỏi. Cơ thể trẻ bị viêm nhiễm đương nhiên sẽ gây sốt. Sau khi hạ sốt, cha mẹ nên nhớ không cho con đi tắm ngay. Dù người bé bẩn, mẹ cũng chỉ nên lau người bằng khăn nóng.
Khi tắm, các lỗ chân lông trên da sẽ mở ra khi dội nước nóng. Do đó, trẻ vốn đã nóng sốt sẽ tiếp tục sốt. Đồng thời các mao mạch của toàn cơ thể cũng sẽ nở ra và các cơ quan khác đương nhiên sẽ không được cung cấp đầy đủ máu. Ngoài ra, trẻ bị sốt sẽ bị giảm sức đề kháng, bé dễ bị viêm nhiễm, dễ bị cảm. Sau khi bé hạ sốt, mẹ nên đợi ít nhất 48 giờ rồi mới tắm cho bé.
5. Sau khi vận động mạnh
Sau khi một người vận động mạnh, toàn bộ cơ thể sẽ đổ mồ hôi và nóng lên và các lỗ chân lông sẽ mở ra để có thể thoát nhiệt ra khỏi cơ thể. Nếu bạn tắm cho trẻ ngay lúc này, hơi lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể theo các lỗ chân lông, tuy sẽ lấy đi nhiệt nhưng cũng sẽ gây khó chịu, thậm chí cảm lạnh và sốt.
Đồng thời, nếu bạn tắm cho trẻ sau khi bé vận động mạnh, tim và não của bạn sẽ bị thiếu máu cục bộ, thậm chí bé có thể bị suy nhược tổng thể và ngất xỉu.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ là vô cùng quan trọng nhưng vì sức khỏe và sự phát triển của trẻ, các bậc phụ huynh chớ nên tắm cho trẻ trong 5 thời điểm này.
Những sai lầm khi tập luyện trong mùa đông
Một số thói quen khi tập luyện vào mùa đông có thể gây ra tác động xấu đối với cơ thể, làm giảm hiệu quả của buổi tập.
Tập luyện quá sớm: Buổi sáng mùa đông nhiệt độ thường rất thấp nên nếu đi tập thể dục quá sớm rất dễ bị nhiễm lạnh, trúng gió.
Tập sai tư thế: Trời lạnh thường làm các cơ, khớp co cứng nên khi tập luyện nếu không khởi động kỹ sẽ rất dễ bị sai tư thế dẫn tới chấn thương.
Không ăn trước khi tập: Tập luyện khi đói rất dễ bị hạ đường huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng do đó nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 15-20 phút.
Tập luyện quá sức: Tập luyện với cường độ mạnh, ép cơ thể phải hoạt động quá sức dẫn đến mệt mỏi, chấn thương...
Không giữ ấm cơ thể khi tập luyện sẽ dễ bị nhiễm lạnh, mắc nhiều bệnh như: cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, đau cổ vai gáy, đau thắt lưng do lạnh...
Tập luyện cho ra thật nhiều mồ hôi: Việc cố tập để cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ khiến cơ thể bị mất nước và dễ bị cảm lạnh.
Tắm ngay sau khi tập: Thói quen này rất nguy hiểm, khiến bạn dễ bị nhiễm lạnh và gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đột quỵ./.
Cảnh giác trúng gió liệt nửa mặt do lạnh Hiện nay, miền Bắc đang trong ở trong những ngày lạnh, rét buốt, đặc biệt vào sáng sớm và ban đêm. Đây là thời điểm nhiều người có nguy cơ bị liệt nửa mặt; chủ yếu xảy ra vào mùa đông, xuân; không phân biệt tuổi tác, giới tính. Liệt nửa mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh VII ngoại biên...